MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: thánh thể
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài Lời Chúa 72: Vu Oan, Đoán Xét Liều
Chủ Nhật, Ngày 17 tháng 4-2016
BÀI LỜI CHÚA 72

Vu oan, ĐOÁN XÉT LIỀU

Trích sách Công Vụ Tông đồ 14.8-20

Ở thành Lys-tra, nơi Thánh Phaolô đến giảng Tin Mừng, khi dân thành mục kích cảnh một người bại chân từ lòng mẹ được Phaolô chữa lành tức khắc, thì họ cất tiếng la lên :

-    Ông này là thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với ta !

Và họ đem bò cùng tràng hoa ra ngoài tam quan để cúng tế. Phaolô và người bạn là Ba-na-ba thấy thế xé áo ra, nhảy vào giữa dân chúng kêu lên rằng :

-    Này các ông làm gì thế ? Chúng tôi cũng là người như các ông mà ! Chúng tôi đến đây chính là để rao giảng cho các ông phải bỏ những sự cúng bái huyễn hoặc đó mà trở lại nhìn nhận và thờ phượng Thiên Chúa chân thật và hằng sống, Đấng Tạo dựng trời đất và biển cả cùng muôn loài muôn vật.

Phải vất vả lắm, Phaolô mới làm cho dân bỏ ý định cúng tế các ông.

Ấy vậy mà mới đó là thế, nay vừa có mấy người Do thái từ đâu kéo đến, dèm pha, nói xấu, vu oan cho Phaolô, thì đã làm dân chúng thay lòng đổi dạ. Dân chúng quay ra ném đá Phaolô và tưởng ông đã chết, họ lôi ra bỏ ngoài thành. Môn đồ hay tin, đã đến cứu chữa, và ông đã chỗi dậy được. Hôm sau, ông ra đi khỏi đó, tiếp tục rao giảng nơi các thành khác.

*   Đó là Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa !

Suy niệm Lời Chúa

Ghê gớm thay những lời dèm pha, vu khống độc địa ! Chỉ cần vài lời là từ chỗ sắp tôn một người lên làm thần linh để cúng tế, dân chúng đã thay lòng đổi dạ hẳn 180 độ, coi người ấy như kẻ thù phải giết đi. Lời nói tốt, khó khăn lắm mới đem lại chút vinh dự, lời nói xấu, dễ dàng phá tan danh dự và hủy diệt mạng sống người ta như chơi. Vì thế, hôm nay ta phải vạch ra các lỗi phạm đến danh dự cũng như đời sống người ta.

Điều trước tiên nên biết : Mọi tội bắt nguồn từ lòng mà ra. Chúa đã dạy thế : “Những điều bởi miệng ra, mới làm cho người ta ra nhơ uế... Vì những điều bởi miệng ra, thì xuất từ lòng..., từ lòng xuất ra những suy tính xấu xa : nào là giết người, ngoại tình, dâm bôn, trộm cắp, chứng dối, dèm pha : đó mới là những điều làm người ta ra nhơ uế” (Mt 15.11,18-20). - Người đời cũng có câu : “Thiện căn là tự lòng ta”. Vậy, tội lỗi phạm danh dự, tiếng tốt người khác cũng xuất phát từ trong tư tưởng. Chúng ta thử kê ra vài tội thường phạm :

Thứ nhất : Lời vu oan giá họa : Đó là gán cho người ta những điều người ta không có, không làm, không phạm. Nhiều khi những lời này đã gây thiệt hại, đổ vỡ, có khi đi đến chỗ giết người nữa. Truyện kể rằng có anh thanh niên không mấy đàng hoàng kia phải lòng một cô thiếu nữ, và đến xin cưới nàng làm vợ. Dĩ nhiên, chàng ta nhận được một câu từ chối đích đáng. Để trả thù, hắn bịa ra một chuyện hết sức bỉ ổi và phao tin ấy ra. Tin đồn lan ra nhanh chóng, có những cái tai dễ dàng đón nghe và tin ngay, rồi đem truyền ra khắp thành, đến nỗi chẳng bao lâu, cô gái không còn dám thò mặt ra đi đâu nữa. Càng ngày, nghĩ đến thân phận mình bị oan ức, cô càng tủi phận, hổ ngươi, càng tự cô lập mình riết rồi thần kinh cô đâm rối loạn ; nhục nhã đã đưa cô đến chỗ nhảy xuống sông tự vận. Hậu quả của một lời vu khống có thể là thế đấy : giá của một mạng người ! Xem thế, kẻ bị mất thanh danh, là kẻ đã chết. Kẻ làm mất thanh danh là kẻ sát nhân.

Vì thế, cả Thiên Chúa lẫn loài người đều ghét ! Kinh Thánh nói : “Có sáu điều Thiên Chúa gớm ghét, đó là kẻ làm chứng gian, vu oan giá họa, đặt điều, dối trá…” (Cn 6.16,19). Cũng giống hạng này là kẻ phóng đại lỗi lầm kẻ khác, hoặc trình bày lỗi lầm dưới màu sắc đầy đen tối. Cho tất cả các hạng trên, Kinh Thánh kết án :

 “Đồ khốn kiếp cái lưỡi mách lẻo, vì nó hại biết bao nhiêu người... Nó phá hủy cả thành trì kiên cố, đã lật nhào bao lâu đài người lớn, đã đuổi đi những người vợ hiền thục... Nhiều người chết gục vì gươm, nhưng cũng chẳng bằng chết vì đầu lưỡi !” Rồi Kinh Thánh kết luận : “Nơi miệng con hãy có cửa đóng then cài ! Hãy đề phòng kẻo sa ngã về đầu lưỡi !” (Hc 28.13-18,25b-26; xem thêm Gc 3.1tt).

Thứ hai : Nói xấu, nói hành : Đó là tội nói ra cho người ta biết điều xấu của người khác, dù điều xấu ấy họ đã phạm thật, hay tính xấu người ấy có thật. Những kẻ thèo lẻo, lắm miệng, những kẻ có tính bất cẩn, hoặc muốn khoe mình biết nhiều chuyện... thường hay phạm tội này. Đó là những sự truyền miệng, rỉ tai về lỗi kín ẩn, hoặc hành động tư riêng, kín đáo của người khác... Rồi người ta dễ dàng vẽ rắn thêm chân, ít xít ra nhiều, đi từ cái mới chỉ có vẻ là tội, thành ra đã chắc chắn phạm rồi ; hoặc nói xấu về kẻ mới lỡ phạm lỗi một lần, thành kẻ chuyên môn phạm lỗi...

Lời Chúa dạy : “Giữa anh em là Kitô hữu, đừng để có sự nói hành, nói xấu nhau” (Gc 4.11). “Kẻ che phủ lỗi lầm người ta, sẽ gây tình bằng hữu, còn kẻ thèo lẻo, chia rẽ cả bạn thân tình” (Cn 17.9; 16.28).

Lưu ý : Nói lỗi của người khác khi không cần thiết là có tội nói xấu, nói hành. Nhưng khi cần thiết thì không có tội, mà đôi khi còn cần nữa: đó là khi vì ích lợi cho đương sự, hay ích chung của cộng đồng. Chính Chúa còn bảo phải có bổn phận nói ra nữa.

Nhưng nói thế nào, cách nào ? Hãy nghe Chúa dạy : “Nếu anh em anh trót phạm tội (gì đó, mà ngươi biết được), thì ngươi hãy đến (cùng người đó, nhẹ nhàng, khéo léo tìm cách) sửa lỗi nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thế là ngươi đã chinh phục được anh em ngươi, (tức là đã cứu được họ, đã làm ích lợi cho họ). Nếu nó không nghe, hãy đi mời thêm một hai người nữa, để (có lời thuyết phục mạnh mẽ hơn) do miệng hai ba chứng nhân. Còn cuối cùng, nếu nó vẫn không nghe, lúc ấy mới trình thưa (lên các đấng có quyền trong) cộng đoàn...” (Mt 18.15-17).

     Thứ ba : Xét đoán liều : Đây là một căn bệnh hầu như ai trong chúng ta cũng mắc phải không nhiều thì ít, do chủ quan cho mình là tiêu chuẩn, là đàng hoàng nên lên mặt phê phán người khác. Đức Giêsu được mời đến dùng bữa tại nhà một ông Biệt phái, tức là người có tiếng đạo đức trong dân Do Thái. Lúc ấy, có cô gái đàng điếm trong thành, nghe biết, thì đến khóc lóc ướt đẫm chân Ngài, vừa lấy tóc mà lau, vừa xức dầu chân Chúa, Thấy vậy, ông Biệt phái nghĩ bụng : “Ông Giêsu này chắc chẳng phải tiên tri hoặc đạo đức gì ráo trọi, nếu không, sao ông ta để người con gái rờ đến mình, mà không biết đó là gái làng chơi ư ?” (Lc 7.36tt). Biết thế, Đức Giêsu cho ông Biệt phái một bài học, khi ông ta thấy cô gái được tha tội và tâm hồn bình an, ông mới sáng mắt ra.

Đã đành Chúa không cấm ta nhận xét cách khách quan cái gì phải cái gì trái nơi người khác, nhưng xét đoán liều thì không phải vậy, mà đó là qui tộilên án người ta…, thế là ta đã lấn sang lãnh vực đoán xét lương tâm dành riêng cho Thiên Chúa rồi, vì chỉ mình Người mới là Thẩm phán, có quyền phán xét. Chỉ Thiên Chúa mới thấy rõ những uẩn khúc nhiều khi rất phức tạp, những lý do thầm kín của lòng con người, những hoàn cảnh lắt léo ta không thể ngờ…Loài người chúng ta chỉ nhìn bề ngoài, còn Thiên Chúa nhìn thấu trong tim, trong đáy sâu vực thẳm khôn dò của lòng người ta ! Vì vậy Thư Thánh Giacôbê viết : “…Đoán xét anh em, tức … thì ngươi không còn là kẻ giữ Lề luật, mà là thẩm phán. Chỉ có một Đấng lập Luật, và là Thẩm phán, (là Thiên Chúa), Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn ngươi là ai mà dám xét đoán người đồng loại!”(4.11-12). Bởi vậy Chúa Giêsu dạy phải tránh : “Đừng xét đoán, để khỏi bị đoán xét. Anh em xét đoán cách nào, thì sẽ bị đoán xét cách ấy; và anh em đong bằng đấu nào, thì anh em sẽ được đong bằng đấu ấy.” (Mt 7.1-2)

Gia đình ta phải lấy lòng khiêm nhường mà thú nhận rằng: mỗi người thường đã phạm tội này, và phạm dễ dàng như một thói quen, không mấy khi để ý mà sửa, cho dù bao lần đi xưng tội và bao lần đọc câu : “Con sẽ dốc lòng chừa cải và làm việc đền tội cho xứng. Amen”. Vậy gia đình ta hãy làm việc đền tội cho xứng như thế này : từ nay, dốc lòng không nói xấu, không nghĩ xấu cho người khác, không hùa nhau xét đoán dông dài liều lĩnh, làm đau đớn khở sở cho người ta, nhất là không vu oan giá họa cho ai. Thế cũng chưa đủ, còn nhất quyết không để tai nghe nói xấu, luôn nói tốt cho người khác. Hễ không có gì tốt để nói về người khác, thì đừng nói gì cả. Hoặc nói những chuyện vô hại : trời mưa, trời gió, chuyện chợ búa, quần áo, chuyện đá banh, đánh cờ tướng...

Tích truyện

Đức Khổng Tử lần kia cùng các học trò đi du thuyết dạy luân thường đạo lý cho dân chúng. Hôm ấy, ngài nằm đọc sách ở nhà trên, nhìn qua cửa sổ, thấy đệ tử ưu tú nhất là thầy Nhan Hồi, đang lúi húi nấu cơm dưới bếp. Chợt một lúc kia ngài thấy Nhan Hồi xới cơm ra rồi ngồi ăn trước. Thấy vậy, ngài buồn bã than rằng: “Chao ôi! Học trò đắc ý nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư?”

Đến giờ cơm, các trò mời thầy xơi cơm, Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng, nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Lúc bấy giờ, Nhan Hồi liền thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.” Khổng Tử hỏi: “Tại sao?” Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín, con mở vung ra, xem thử cơm đã chín đều chưa; chẳng may, một cơn gió thốc vào, bồ hóng và bụi tro rơi xuống làm bẩn nồi cơm. Con liền xới lớp cơm bẩn ra và đã mạn phép thầy ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch dành để dâng thầy. Vậy nồi cơm đã ăn trước, thì không nên cúng nữa.” Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử thở dài than rằng: “Thế ra trên đời này, có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành, mà vẫn không hiểu được đúng sự thật ! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

Thế mới hay, ở đời nhiều khi “thấy vậy mà không phải vậy.”

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô (5/20/2016)
Bài 67: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (phan #6) (5/5/2016)
Bài 70: “ở Cùng” Mãi Cho Đến Tận Thế. (5/1/2016)
Bài 69: Việc Hiệp Thông Phải Nhờ Thần Khí Thực Hiện. (5/1/2016)
Bài 68: Diễn Tiến Của Việc Thiên Chúa Xuống Ở Với Loài Người (5/1/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Bài Lời Chúa 71: Trọng Danh Dự Người Khác (4/17/2016)
Bài Lời Chúa 70: Trọng Danh Dự (4/17/2016)
Bài Lời Chúa 69: Về Danh Dự (4/17/2016)
Bài Lời Chúa 68: Ab-sa-lôm Đẹp Trai Mà Gian Hùng (4/17/2016)
Bài Lời Chúa 67: Gian Dối Với Chúa Thánh Thần (4/17/2016)
Tin/Bài khác
Bài 66: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (phan #5) (4/12/2016)
Bài 65: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (phan #4) (4/12/2016)
Bài 64: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (phan #3) (4/12/2016)
Bài 63: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (phan #2) (4/10/2016)
Bài 62: Hiệu Quả Thứ Hai : Có Sự Sống Muôn Đời Và Được Sống Lại (c.54) (4/10/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768