BÀI
LỜI CHÚA 61
TrỌng cỦa ngưỜi
như trỌng cỦa mình
Chúng ta đã biết chuyện ông
Tô-bít. Ông cùng
với đồng bào bị đi lưu đầy sang
Ni-ni-vê. Là người giàu có, ông giúp
đồng bào khốn khổ, nhất là chôn cất
đồng bào bị giết và bị vất xác sau
tường lũy. Nhưng thử thách đã
đến, ông bị mù cả hai mắt ;
do đó, của cải càng ngày càng tiêu hao hết sạch.
Đây là đoạn truyện tiếp theo do ông kể
lại quãng đời nghèo khổ ấy :
Trích sách Tô-by-a, ch.2. - 3.
Thời
ấy, An-na, vợ tôi, phải canh cửi làm việc
phận gái. Vợ tôi giao hàng cho chủ mướn và họ
trả công cho nàng. Số là mồng
bảy tháng ba, nàng xén tấm vải và đem giao cho chủ
thuê. Họ đã trả trọn công cho
nàng, lại còn làm quà cho nàng một con dê con để khao
một bữa. Khi nàng về nhà và đi qua bên cạnh
tôi, con dê cất tiếng kêu be be. Tôi
mới gọi nàng lại mà bảo :
- Con dê
ấy ở đâu đến ? Họa
chăng là của trộm cắp ? Hãy đem trả cho chủ nó. Vì ta không
được phép ăn của gì trộm cắp
!
Nàng đáp :
- Quà
người ta tặng tôi thêm vào tiền công đó mà !
Tôi không tin và cứ bảo phải trả
lại cho chủ. Tôi lấy làm xấu hổ thay cho nàng vì
điều đó. Bực mình, nàng gắt với tôi :
- Thế
các việc bố thí, làm phúc của ông đã đem lại
gì cho gia đình ta nào ? Đó,
đem mù lòa, đem nghèo túng, chứ có gì nữa đâu?
Rất đỗi buồn phiền,
tủi nhục, tôi đã rên lên và khóc...
* Đó là
Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa
!
Suy
niệm Lời Chúa
Tại
sao ông Tô-bít rên khóc ? Vì cảm thấy
nhục nhã ! Đây nhé :
Xưa giàu có, làm phúc bố thí, chôn cất kẻ chết,
nay bị mù lòa, tàn tật, nghèo túng, phải sống nhờ
tiền lao động của vợ nuôi. Đã thế, khi ông
khăng khăng tưởng bà ăn
trộm ăn cắp, bị vợ bực mình lỡ
lời nhiếc móc ông như ta vừa nghe ở trên. Kể
ra, chúng ta cũng thấy bà vợ có lý phần nào : giá ông chịu khó kiên nhẫn hỏi
vợ cho rõ ràng xem con dê ấy ở đâu, và khi vợ nói
là quà biếu thì tin vợ đi. Ông quá
thẳng thắn và cố quyết, nên làm vợ bực
tức. Nhưng dầu sao, ở đây, chúng ta
phải ghi nhận điều Chúa muốn dạy ta qua thái
độ ông Tô-bít, là thà
đói, chứ không thà ăn của
trộm cắp.
Đó là vì :
1/ Chúa muốn ta tôn trọng của
cải tha nhân :
Ông Tô-bít đã nghĩ đúng :
của ai người nấy là chủ, và quyền sở
hữu ấy, ai khác đều phải tôn trọng. Thiên Chúa đã ghi luật ấy trong lương
tâm, nên tự nhiên, ai ai đều biết phải trọng
của người khác, không được lấy, không
được xâm phạm. Hơn nữa, Chúa còn long trọng
xác nhận quyền sở hữu bằng hai giới
răn 7 và 10 : chớ lấy của
người và chớ tham muốn của người.
Nhưng tại sao
phải tôn trọng của đồng loại
? Xin thưa : lý do không phải vì của
cải ấy thánh thiêng, hay vì nó giá trị, đắt
tiền, quí báu, cho bằng là vì chính người
đồng loại ; tức là : vì không được
để cho người đồng loại phải
buồn khổ, phải thiệt hại. Cái nhắm đến ở
đây, trước tiên là nhắm đến con
người. Và vì thương yêu
họ, ta không lấy, không làm thiệt hại vật gì
thuộc về họ, để họ khỏi phải
buồn khổ. Các đồ vật ấy như nhà
cửa, dụng cụ, quần áo, tiền nong..., đã
trở nên thành phần của con người họ, nên tay chân họ, đời sống họ.
Chạm tới chúng là như chạm tới con
người họ. Nếu Chúa dạy ta yêu thương và
tôn trọng họ, thì Chúa cũng dạy ta phải tôn
trọng luôn cả những thành phần
ấy của con người họ nữa. Do đó, ta
thấy giới răn 7 và 10 liên hệ mật thiết
với đức yêu người và được nâng
đỡ bởi đức yêu người. Tóm lại, yêu
người thì ta không lấy của họ ;
và xâm phạm của cải của người, đó là ta
không yêu thương họ.
Chính Kinh Thánh dạy rõ ràng ở Thư Rôma 13.9 : “Các
điều... chớ trộm cắp, chớ tham
muốn..., tất cả đều tóm lại nơi
một lời này : Ngươi hãy yêu mến đồng
loại như chính mình. Mà yêu mến hẳn không làm hại
người đồng loại...”
Bây giờ, ta phân tách cụ thể xem tôn trọng
của cải đồng loại gồm có những
việc gì ?
a/ Trước tiên, ta không
chỉ đừng trộm cắp, cướp giật...
của ai ta không
được lấy khi chưa có phép họ,
điều này quá rõ, khỏi cần nói dài, mà còn giữ gìn,
bảo vệ của cải họ cho đừng bị
hư hỏng. Chẳng hạn, người ta phơi
đậu ngoài trời, mưa bắt đầu
đổ hột, ta hãy giúp đem vào nhà ;
thấy chiếc xe đạp ai đổ giữa
đường, ta nâng nó dậy, thấy áo ai phơi
sắp rơi xuống sình lấy, ta nhặt, mắc vào dây
tử tế...
Cách
riêng, trong những trường hợp quan trọng
hoặc nguy kịch, ta càng có trách nhiệm tích cực
hơn, cho dù không ai trao phó cho ta : như
khi thấy lửa bắt cháy nhà hàng xóm, phải tùy sức
đến ngay bảo vệ của cải và trợ giúp
chữa lửa. Không ai nói yêu thương đồng
loại mà lại dửng dưng : “cháy
nhà hàng xóm, bình chân như vại”. Thế là không yêu thương ! Bảo vệ
của cải, nhà cửa họ, chính là yêu thương
họ. Hoặc đang đi xe qua đường,
thấy trẻ con chơi lửa gần bồn xăng,
gần nhà tranh dễ cháy, đừng có thái độ mà
ngày nay người ta gọi là “mackeno”, tức là “mặc
kệ nó”, sống chết mặc bay..., đường ta
cứ đi, không dừng lại răn bảo, lấy
cớ vội việc hay sợ bùn dây bẩn quần áo...
Yêu
thương thì không làm thiệt hại ai, mà còn không làm
buồn khổ cho ai cả ! Cứ
thử tưởng tượng ta đứng vào
địa vị một người đau đớn vì bị
mất một chiếc xe đạp hay xe gắn máy mà
họ đã phải dành dụm tằn tiện cả
năm hay mấy năm trời mới tậu
được để đi làm kiếm cơm nuôi
vợ con. Đau xót biết bao ! Tội
nghiệp biết bao ! Nếu ta
thương người, đâu có nỡ làm họ đau
đớn như thế !
Chuyện đánh bạc cũng là
một thứ trộm cắp. Đây tạm gác một bên vấn
đề đi đánh bạc là có tội hay không.
Cứ thử nghĩ xem : kẻ
được bài bạc, hả hê sung sướng ăn
chơi..., đang khi đó người thua bạc, đau
đớn, xót xa, về nhà đánh đập vợ con, tra
khảo lấy tiền chơi tiếp, rồi thua nữa
: cả một gia đình đói khổ, đau
thương.. Ta cứ ở hoàn cảnh họ mới
biết là khổ sở chừng nào. Thế
mà có người Công giáo mà lại mở sòng bạc. Vậy yêu thương người, không
được làm người buồn khổ, thiệt
hại.
b/ Thứ đến, ta
phải có trách nhiệm
đặc biệt hơn khi của cải ấy
lại được ký
thác cho ta coi sóc hay sử dụng.
*
Khi sử dụng : Phải cẩn thận và giữ
gìn nó. Thường ta có tật xấu là của mình thì quí,
của người lơ là. Mượn ai cuốn sách, hãy
bọc bìa lại, đừng cầm đọc khi tay dính
đất, nhọ nồi hay dầu nhớt, đừng
quăng bừa bãi trên đất, chỗ dơ, dễ cháy,
chỗ trẻ em có thể lấy chơi hay xé rách ; cũng đừng chuyền tay cho
mượn khi chưa có phép của chủ nó. Về các
vật khác cũng vậy...
Đôi trường hợp, các
vật để ta sử dụng không có người rõ
ràng đứng ra cho mượn, tỉ dụ những bàn
ghế trong hội trường, rạp ciné, tiệm
giải khát, ghế băng đá ngoài công viên, các đồ
dùng trong lớp học, sách hát trong nhà thờ, sách Kinh Thánh
trong các lớp dạy Kinh Thánh hoặc nhóm chia sẻ
Lời Chúa, các vật ấy có chủ, có khi chủ là
một tập thể như Nhà nuớc, cộng đoàn,
nhà thờ, nhóm Cầu nguyện..., ta cũng phải
cẩn thận và gìn giữ như thể của mình.
*
Càng phải
cẩn thận hơn nữa, khi ta là người được ủy thác như
bảo vệ, gác dan, quản lý, thủ quĩ... Kinh Thánh dạy : “Nơi
người quản lý, người ta đòi phải có
sự trung tín” (2Cr 4.2).
Một người bảo vệ, một nhân viên an
ninh, trong vài trường hợp đặc biệt, có khi
phải liều hi sinh sức khoẻ hay thí mạng
để bảo vệ của cải, tài sản
người ta ký thác cho mình coi sóc, cai quản...
Kỳ
này đã đủ. Kỳ sau, ta sẽ nói đến làm
thiệt hại và sự đền bù.
Trước khi chấm dứt, gia đình ta hãy ghi
nhớ mấy câu cần thiết trên kia, tức là : Tôn
trọng của cải tha nhân, trước tiên là vì ta yêu
họ. Ôi đức yêu thương của đạo Chúa
dạy ta thật cao cả ! Nó giúp cho con người
sống hòa thuận, bình an và hạnh phúc biết bao !
Vậy nếu thế gian chạy theo ma quỉ
để làm khổ người ta, thì ít ra, phần chúng
ta, con cái Chúa là Cha đầy yêu thương, hãy yêu
thương và tôn trọng cả
người lẫn của đồng loại.
Tích
truyện
Ông Vua
Nhật có 100 bình quí, một hôm, một quần thần
sơ ý làm vỡ một chiếc. Vua sai quân chém đầu.
Một đại thần khác thấy vậy đến
bên tủ chứa các bình ấy, lấy vai đẩy
chiếc tủ, cả 99 chiếc đều rơi vỡ
tan tành. Vua giận như điên. Song trước khi
trị tội, vua hỏi :
- Tại sao khanh cả gan làm
việc điên rồ ấy ?
Vị
đại thần đáp :
- Hạ thần thấy vì làm
vỡ một chiếc bình, mà Bệ hạ sai giết
một tôi trung, thế thì 99 chiếc còn lại sẽ làm
chết 99 nhân mạng nữa. Nên thần xô cho vỡ
để một mình thần chết thôi.
Vua nghe lời nói, tỉnh ngộ và tha cho cả hai
người.
p p p
|