Tiến
trình của việc biến đổi ấy.
Nhờ Thư thứ nhất
của Thánh Gioan, ta có thể biết tiến trình ấy
sẽ diễn ra trong hai giai đoạn :
“Anh em thân mến, hiện giờ
chúng ta là con Thiên Chúa (giai đoạn 1)
nhưng chúng ta sẽ như thế nào (mai sau),
điều ấy chưa được bày tỏ.
Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất
hiện,
chúng ta sẽ nên giống như Người, (giai
đoạn 2)
vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy
Người như vậy.”
(1 Ga 3.2).
Giai
đoạn 1 : Hiện
giờ ta đã được là con cái thực sự
của Thiên Chúa. Nhưng ta không hề quên rằng thực
chất ta vốn là những kẻ “đã chết vì những sa ngã và tội lỗi” (Ep
2.1; Cl 2.13), vậy nhờ cái gì mà ta được
biến đổi từ tình trạng chết sang tình trạng
được sự sống và trở nên con cái thực
sự của Thiên Chúa, dù vẫn còn bất toàn, khiếm
khuyết, vẫn còn nhiễm nhiều tính mê nết
xấu, nhiều khi còn phạm tội nữa (1Ga 1.8 – 2.2) ?
Xin trả lời : Trong Tin Mừng Gioan
(3.3-6), Đức Giêsu cho biết, đó là nhờ một
hành động tuyệt vời của Thần Khí, Ngài tác
động biến đổi
con người xác thịt đã chết vì tội
lỗi, thành con người có sự sống,
được trở nên con người thần thiêng,
nhờ đó ta mới có thể vào được
Nước Thiên Chúa.
Đây ta hãy xem :
Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô, một thành
viên lão thành trong Đại Hội Đồng Do Thái và là
bậc thầy vị vọng trong dân Israen thế này :
“Thật, tôi bảo thật ông : không ai
có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không
được sinh lại bởi trên.” (Ga 3.3)
Đức Giêsu dùng chữ “sinh
lại” (tái sinh)
để nói về việc biến đổi từ
chết thành sống ấy, và còn bảo là chính Thần Khí
Thiên Chúa thực hiện việc sinh ra :
“Thật,
Tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên
Chúa, nếu không sinh ra bởi ... Thần Khí. (Vì) cái gì bởi xác
thịt sinh ra (chỉ) là xác thịt; cái gì bởi
Thần Khí sinh ra là Thần khí.” (Ga 3.5-6)
Nghĩa là : Khi
ta sinh ra bởi cha mẹ trần thế - vốn bẩm
tính chỉ là những con người xác thịt - thì ta là
người xác thịt (theo tính tự nhiên), mà hễ là con
người xác thịt, thì “không
thể vào Nước Thiên Chúa” được, vì nơi
đó là thiên giới, là cõi thần linh không có chút
gì vật chất hay xác thịt lọt vào được.
Chẳng phải có lần ta đã nghe lời Thánh Kinh nói : “Xác thịt và khí huyết không
thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa
được, cũng như cái hư nát không thể
thừa hưởng sự bất diệt được.”
(1 Cr 15.50) ?
Để
hiểu khoảng cách giữa Thần linh và xác thịt, xin
lấy một ví dụ “hơi khó nghe” : Trong một gia
đình sang trọng, lịch sự sạch sẽ thơm
tho, có thể nào người ta lại cho một con heo –
vốn là một loài động vật thấp hèn chứ
không phải loài người như mình, hơn nữa
lại còn bẩn thỉu hôi hám chỉ thích trầm mình
trong bùn nhơ – đến ở chung với họ, ăn
chung bàn cơm với họ được không ? Giả
sử nếu muốn cho nó chung sống với mình,
người ta không chỉ phải tẩy rửa nó cho
sạch sẽ thơm tho, mà còn phải biến
đổi nó nên loài người giống như mình.
Thì loài
người chúng ta trước Thánh Nhan Thiên Chúa cũng
một cách nào tương tự như vậy, cần
phải được không những tẩy xóa tội
lỗi mà thôi, mà còn phải được biến
đổi nên thần linh như Thiên Chúa là Thần linh.
Đức
Giêsu bảo: Việc đó xảy ra khi ta được “sinh ra” lại bởi Thần Khí
Thiên Chúa (Ga 3.6), ta được trở nên Thần khí giống như "Thiên Chúa là Thần Khí" (Ga 4.24), tức là
thành con người thần
thiêng giống như Thiên Chúa, có tính thần linh trong mình.
Chỉ với điều kiện ấy, ta mới vào
được Nước Thiên Đàng sống với Thiên
Chúa là Thần Linh.
Giai
đoạn 2 thì “chưa được tỏ
hiện” vì nó thuộc về “thời mai sau”, lúc Chúa Kitô
tỏ hiện ngày Quang Lâm, khi ấy ta sẽ thấy Chúa,
và được Người biến đổi ta nên giống như Người
hoàn toàn. Vì như trên đã nói, tuy hiện giờ ta đã
được tái sinh, trở nên thần khí giống
như “Thiên Chúa là Thần Khí”, có sự sống nơi mình,
là con thật sự của Thiên Chúa, song còn bất toàn, còn
nhiễm những tính mê nết xấu, nhiều khi còn
phạm tội nữa (1 Ga 1.8 – 2.2 ; x. Mt 22.10). Từ
đây đến ngày Người Quang Lâm, ngày hồng phúc
mà ta được Chúa Kitô
biến đổi nên giống như Người hoàn
toàn, sẽ là cả một
cuộc hành trình dài của
sự biến đổi, và Mình Máu Thánh Chúa Giêsu
sẽ đảm nhiệm việc biến đổi
tiệm tiến này
Có một đoạn của
Thư 2 Corintô mô tả sự biến đổi mỗi
ngày thêm rạng rỡ, có thể giúp ta hiểu tác
động biến đổi của Mình Máu Thánh Chúa :
“Tất
cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu
vinh quang của Chúa như một bức gương ;
như vậy, chúng ta được biến đổi
nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng
trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác
động của Chúa là Thần Khí.”(2 Cr 3.18)
Đoạn thư này cho
biết : Nếu ngày xưa trong Cựu Ước, Môsê
nhờ được gặp gỡ với Thiên Chúa
một lúc mà mặt ông trở nên sáng láng (Xh 34.29-35),
huống hồ ngày nay chúng ta đã trở nên môn
đệ Chúa Kitô ! Và nhất là chúng ta không chỉ
được gặp Thiên Chúa trong một lúc, mà còn được
rước Mình và Máu Chúa, tức là có chính Chúa Giêsu, Ngôi
Hai Thiên Chúa, với cả Thần tính và nhân tính Chúa ngự
thật trong chúng ta, ắt ta sẽ còn “phản chiếu vinh quang của Chúa” đến
thế nào, và “tác động
của Chúa là Thần khí” sẽ càng biến đổi
ta nên giống hình ảnh Chúa mỗi ngày một rực
rỡ hơn biết bao !
Hiện nay, chúng ta không thấy lộ ra
ngoài sự biến đổi ấy, vì Thánh Phaolô cho
biết : “Sự sống
mới của anh em hiện đang tàng ẩn (đang
giấu ẩn) cùng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa”
(Cl 3.3). Tuy vậy, việc biến đổi ấy là
một sự thật mà Kinh Thánh bảo đảm, nếu
chúng ta có lòng tin, sẽ thấy tỏ hiện một cách
nào đó trong đời sống của ta, chẳng
phải Đức Giêsu đã nói với cô Matta : “Nào Thầy đã chẳng nói
với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ
được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” (Ga
11.40). Dẫu thế nào, chắc chắn cứ mỗi
lần rước Mình Máu Thánh cách xứng đáng, “tác động của Chúa”
lại âm thầm biến đổi chúng ta nên giống Chúa
mỗi ngày mỗi hơn một chút. Rồi cứ như
thế, từ từ từng bước, qua năm tháng
suốt dòng thời gian cuộc đời,…cho đến “khi Người tỏ hiện
(ngày Quang Lâm) thì ta sẽ được giống như
Người (hoàn toàn), vì Người thế nào, ta
sẽ được thấy như vậy” (1 Ga 3.2). Lúc
ấy ta không chỉ nên giống như Thiên thần, mà nên
giống chính Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, và cũng
được vinh quang sáng láng như Người !
Cuộc Biến
hình sáng láng trên núi Tabo của Chúa Giêsu là tiền
ảnh báo trước (Mc 9.2-8; xem Mt 13.43).
Bấy giờ sự biến
đổi mới trọn vẹn và toàn diện, con
người trở nên thần thiêng giống như Chúa,
không những phần linh hồn mà cả phần thân xác
nữa :
“Quê hương (Thiên Đàng) chúng ta là
trời cao, từ đó sẽ đến vị Cứu
Chúa mà ta ngóng đợi, Chúa Giêsu Kitô. Người sẽ biến
đổi thân xác khốn hèn của ta, sao cho nên
đồng hình đồng dạng với thân xác vinh
hiển của Người, chiếu theo phép mầu làm
Người có thể bắt cả vạn vật hàng
phục Người.” (Pl 3.20-21).
Thế là :
“Cái thân xác phải mục nát này sẽ
mặc lấy à sự bất hoại, và cái thân xác
phải chết này sẽ mặc lấy à sự
bất tử" (1 Cr 15.51-53).
Vào Nước Thiên Chúa trong giai đoạn trần
thế hiện tại là vào Hội Thánh, sau này vào
Nước Thiên Chúa hoàn hảo thời cánh-chung cùng tận
là vào Giêrusalem thiên giới, là Thiên Đàng, là cõi Trời
mới Đất mới.
|