BÀI
LỜI CHÚA 57
SỬ dỤng cỦa cẢi
Trích Tin Mừng Thánh Luca 16.19tt
Đức
Giêsu nói dụ ngôn này : Xưa có một người nhà giàu,
ăn mặc toàn hàng gấm tía, tơ lụa, ngày ngày cùng
bạn bè ăn uống tiệc tùng. Đang khi đó, có
người ăn mày tên là La-da-rô, ngồi bên cổng nhà
ông, mình đầy lở ghẻ, đói khát, chỉ mong
được những miếng cơm thừa, canh
cặn người ta liệng bỏ để ăn... mà
không được. Lại có bầy chó hoang đến
liếm các ung nhọt của y...
Rồi
người ăn mày chết và được các thiên
thần đem lên dự tiệc bên tổ phụ A-bra-ham. Ông
nhà giàu cũng chết và được tống táng linh
đình, nhưng bị đày xuống âm phủ, chịu
các cực hình...
Từ trong âm phủ, ông nhà
giàu ngẩng lên thấy trên thiên đàng, La-da-rô
được dự tiệc bên A-bra-ham, ông ta mới kêu
lên :
- Lạy Thánh tổ A-bra-ham ! Xin thương
xót tôi, sai La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào chút nước mà
thấm lưỡi tôi, vì tôi đang quằn quại trong
ngọn lửa hỏa hình !
Nhưng
tổ phụ đáp :
- Hỡi con ! Hãy nhớ lại :
suốt đời con đã sung sướng. Còn La-da-rô,
suốt đời đau khổ, đói rét, bây giờ
phải được an ủi nơi đây. Vả lại
giữa chúng ta và các con là cả một vực thẳm
ngăn cách, không giao thông với nhau được...
Người
ấy lại nói :
- Vậy thưa Thánh tổ, con xin
Ngài sai La-da-rô đến nhà cha con, vì con còn 5 anh em, ngõ
hầu La-da-rô răn dạy chúng, kẻo chúng phải sa vào
chốn cực hình này.
Abraham
đáp :
- Chúng đã có Lời Chúa và các
lời tiên tri dạy, cứ nghe các Ngài !
Người
ấy nói :
- Lời Chúa họ không nghe đâu
! Song nếu có ai từ cõi chết hiện về, tất
chúng sẽ nghe mà hối cải !
Nhưng
A-bra-ham bảo người ấy :
- Nếu
chúng không nghe Lời Chúa và các tiên tri, thì cho dẫu có ai
từ cõi chết hiện về, chúng cũng chẳng tin
đâu !
* Đó là
Lời Chúa ! - Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Bài Tin
Mừng trên đây của Chúa Giêsu làm ta thắc mắc :
Tại sao ông nhà giàu chết phải xuống hỏa
ngục ? Không thấy nói ông ấy phạm tội trọng
nào : không cướp của, không giết người...
Chỉ thấy kể ông ấy ăn sung, mặc
sướng, và không cho người ăn mày nằm bên
cổng nhà ông được hưởng chút cơm
thừa canh cặn. Chẳng lẽ vì thế mà phải
xuống hỏa ngục ư ?
Dù
đời mình không phạm tội trọng nào khác, chỉ
cần sống ích kỷ, hưởng thụ cho mình
mọi thứ sung sướng ở đời, mà lơ
bỏ không chia sẻ, không giúp đỡ người nghèo
khổ, là đủ sa hỏa ngục sao ? Nghe thế,
nhiều người giáo hữu phải giật mình. Chúng
ta ngạc nhiên là phải, vì đã từ nhiều năm, nếp
sống đạo của chúng ta mang mầu sắc cá nhân
chủ nghĩa, chỉ biết lo cho mình, cho phần
rỗi linh hồn mình ! Những câu : “Tôi đâu có giết
người, đâu có cướp của !” v.v… vẫn
thường nghe, tưởng chừng như thế là
đủ để rỗi linh hồn.
Bài Tin
Mừng vừa rồi sẽ dạy cho ta biết tội
lỗi hệ tại chỗ nào : Ta nghĩ ông nhà giàu không
giết người, cướp của, sao phải
xuống hỏa ngục? Mời nghe các Thánh Giáo phụ
dạy : “Hãy cho kẻ sắp chết đói của ăn,
vì nếu không cho họ ăn, tức là anh em đã giết
chết họ” (Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến
Chế “Vui mừng và hi vọng” đã trích dẫn câu này
ở số 69). Vậy không cho kẻ đói ăn là
giết họ, chứ đâu cứ phải dùng dao, cầm
súng.
Còn ông
ấy cướp của thế nào ? Thưa : Của
cải trần gian, Thiên Chúa tạo dựng nên là để
cho mọi người đều được
hưởng. Công Đồng Vaticanô 2 đã xác nhận
như thế, (cũng trong số 69 của Hiến Chế
nói trên). Vậy khi ông nhà giàu kia, ăn mặc dư
thừa, đang khi La-da-rô ăn mày rách rưới, đói
khát, thiếu của ăn đến mức phải chết,
mà ông nhà giàu không chia sẻ cho y, thì chẳng phải ông nhà
giàu đã cướp của đáng lẽ phải
thuộc về y để được sống sao?
Với
hai tội cướp của và giết người, thì
hình phạt hỏa ngục là đáng. Kinh Thánh tuyên bố : “Phàm ai không yêu anh em mình là kẻ
sát nhân. Và phàm là kẻ sát nhân thì không có sự sống
đời đời lưu lại nơi mình... Kẻ nào
có của đời này mà thấy anh em nó lâm phải túng
thiếu, lại khép lòng không giúp đỡ, thì làm sao lòng
mến Thiên Chúa lưu lại trong nó được ?” (1Ga
3.15-17).
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay, các Giáo phụ, và các
thánh tiến sĩ trong Hội Thánh đều dạy:
phải biết chia sẻ, giúp đỡ tha nhân, nhất là
người nghèo khó mới cứu rỗi linh hồn mình.
Nói rộng ra, phải tôn trọng công bằng và bác ái xã
hội nữa.
Đành
rằng mỗi người kiếm được
của, kẻ nhiều, người ít, tùy tài khéo, sức
lực. Và đành rằng mọi người đều có
quyền có của cải đầy đủ cho mình và cho
gia đình mình. Song Giáo Hội cũng dạy rằng mọi
người phải có bổn phận trợ giúp
người nghèo và không chỉ khi nào dư thừa mới
giúp. Nếu không, thì những người lâm vào cảnh
sống cùng quẫn cực độ, họ có quyền
lấy ở của cải người khác những gì
cần thiết cho mình. Vì sao ? Vì đứng trước
sự nghèo đói cùng quẫn cực độ như
thế, mọi sự lúc ấy trở thành của chung,
theo đúng nguyên tắc về của cải, mà Thiên Chúa
đã tạo dựng và trao ban cho hết mọi
người.
Như
thế, xét theo mặt tích cực, bài Lời Chúa hôm nay
dạy ta cách sử
dụng của cải đời này thế nào cho
đúng ý Thiên Chúa. Tạm nêu hai điều :
1/ Điều
một : Phải
sử dụng trong sự tuân phục ý Thiên Chúa. Mà ý Thiên
Chúa muốn rằng của cải trần gian là
để cho mọi người cùng hưởng. Khi ta
đã đủ phần ta, thì của cải dư thừa
là phải phân phát cho mọi người một cách hợp
lý, theo luật công bằng và bác ái. Công Đồng Vaticanô II
dạy: “Vì thế, khi sử dụng của cải, con
người phải coi của cải vật chất mà
mình làm chủ cách chính đáng, không chỉ như của
riêng mình, mà còn là của chung nữa, nghĩa là của
cải đó phải sinh ích không những cho riêng mình, mà còn
cho cả người khác nữa” (Hiến Chế “Vui
mừng và hi vọng”, số 69). Nghe điều này có
nhiều người trong chúng ta lấy làm kinh ngạc :
“Của cải tôi khó nhọc kiếm ra, tôi phải
trọn quyền hưởng, dư thừa thì tôi tích
trữ, để đó phòng hờ, chứ sao Hội Thánh
dạy phải chia cho kẻ khác?”
Nói
như thế, là tiếng nói của lòng ích kỷ, chứ không
phải tiếng nói của Chúa. Chúa dạy khác : Phải
chia sẻ, hay phải làm cho của cải sinh ích cho
người khác. Đã đành, Sự khôn ngoan cho phép ta
dự phòng chút ít vì lo xa, nhỡ gặp cảnh túng
ngặt, bệnh hoạn, già yếu. Nhưng dự phòng
chút ít thôi và phải có lòng trông cậy, phú thác vào Cha trên
trời, để lúc cần, Cha sẽ ban cho, lúc ốm
đau, Cha sẽ lo liệu. Thế mới là có lòng trông
cậy. Miệng ta đọc kinh trông cậy, đang khi ta
cứ dự trữ tiền thật nhiều để
phòng bị, vậy là ta trông cậy nơi tiền của,
chứ có trông cậy nơi Chúa đâu ! Đọc kinh trông
cậy trong trạng thái đó là đánh lừa Chúa, là
đọc kinh lếu láo ! Cứ cho đi ! Cứ giúp
đỡ người khác đi và thật lòng trông cậy
đến lúc cần Chúa sẽ giúp đỡ ta. Chính Chúa
đã chẳng nói : Chim sẻ ngoài trời, hoa huệ ngoài
đồng, Chúa còn lo cho, huống chi chúng ta là con cái Ngài !
Vậy đừng tích trữ của cải !
Người nào lo tích trữ tiền thật nhiều, của
ăn của để, của chìm của nổi, tiền
cất giấu đầy két hay gửi ngân hàng,
người đó đã làm sai mục đích về của
cải: của cải nằm sét rỉ, mốc meo ở
két sắt, két bạc, đang khi quanh họ, bao nhiêu
người khác chết đói. Hãy nghe lời Kinh Thánh lên án
: “Này, những kẻ giàu
tiền lắm bạc, hãy khóc đi ! Hãy rú lên ! Vì những
khốn khó sắp giáng xuống trên các ngươi ! Của
cải tích trữ của các ngươi đã đâm
mục nát, xiêm y dư thừa chất đống trong
rương đã bị mọt gặm, vàng bạc cất
giấu đã bị sét rỉ và sét rỉ của chúng
sẽ làm chứng tố cáo các ngươi hà tiện, ích
kỷ không biết san sẻ cho người khác. Sét rỉ
ấy sẽ nên hình phạt ăn thấu xương
thịt các ngươi như lửa nghiến ngấu
vậy. Tích trữ của cải, đó là các ngươi
đã tích trữ thịnh nộ cho ngày phán xét chung vậy
!” (Gc 5.1-3).
2/ Điều
hai : Đồng
tiền mồ hôi nước mắt kiếm ra đáng quí
lắm ! Người đời có câu :
“Đồng
tiền là Tiên, là Phật,
là sức bật của tuổi trẻ,
là
sức khỏe của tuổi già...”
Vậy,
khi bảo ta đừng tích trữ cách ích kỷ, phải
đem của cải giúp đỡ, chia sẻ cho
người thiếu thốn, nghèo khó, theo công bình xã
hội… thì Hội Thánh phải có lý do quan trọng lắm. Đúng
thế :
Đức
Giáo Chủ Gioan-Phaolô II trong Thông điệp “Quan tâm về
vấn đề xã hội”, số 29, viết đại
khái như sau: “Con người quí hơn của cải, vì
con người, cho dù là một người ăn xin
ghẻ lở, mạt rệp nhất, cũng là hình ảnh của Thiên Chúa, có
linh hồn bất tử, là con cái Thiên Chúa, họ
được ơn kêu gọi sống đời
đời trên thiên đàng với Chúa, và đã
được máu châu báu của Chúa Giêsu, Con Một
Đức Chúa Trời, đổ ra cứu chuộc.
Do đó, con người không chỉ là một cái xác,
nhưng còn chứa đựng trong họ một thực
tại siêu việt. Bởi vậy, người xưa
thường nói rằng : một linh hồn quí giá hơn
cả vũ trụ, huống chi một chút tiền của
có là gì ? Chính Đức Giêsu cũng nói như vậy : ‘Dù
kiếm được cả thế gian này mà đánh
mất linh hồn, thì họ sẽ lấy gì mà chuộc
linh hồn lại được ?’”.
Chính vì phẩm giá con người siêu vời như
vậy, mà của cải phải dùng để giúp họ.
Đó là trật tự, đó là phải đạo. Vì
thế, Đức Giáo Chủ nói tiếp : “Từ xưa,
Giáo Hội vẫn dạy và luôn thực hành điều
đó, tức là đỡ đần những ai nghèo túng,
kẻ thân cận cũng như xa lạ, giúp như thế
không phải chỉ bằng các của “dư thừa”, mà ngay cả bằng các của cần thiết
cho mình. Trong trường hợp cần thiết, thay vì giúp
kẻ nghèo, người ta không thể dành tiền
để đem đi sắm đồ thờ
phượng quí giá hay đồ trang hoàng thêm đẹp các
giáo đường. Trái lại, rất có thể bó
buộc phải bán đồ thờ quí giá ấy đi
để mua đồ ăn, thức uống, quần áo,
nhà cửa, thuốc men cho những người thiếu
thốn” (Thông điệp “Phát triển các dân tộc”,
số 23).
Hôm
nay, gia đình ta phải làm một việc đền
tạ kỹ càng hơn, vì tội ích kỷ, hà tiện mà ta
đã luôn luôn phạm. Và xin Chúa giúp ta hiểu bài học Chúa
dạy hôm nay và có sức đem ra thực hành ! Vì ai chia
sẻ, ai thương giúp người đói khát, thiếu
thốn, ngày phán xét sẽ được nghe Chúa nói :
“Hỡi các kẻ Cha ta
chúc phúc, hãy lên lĩnh cơ nghiệp Nước Trời
đã dọn sẵn cho các ngươi... Vì khi làm sự gì
cho người nghèo khó, là các ngươi đã làm cho chính
mình Ta” (Mt 25.34-40).
Tích
truyện
Một
Sơ bác ái được người ta mách vào nhà giàu kia
mà xin cho người nghèo. Đang khi đợi, Sơ nghe
ở phòng bên, ông chủ mắng con :
- Tại sao lại dùng hai con tem,
đang khi một con là đủ gởi? Phải chọn
tem cho đúng số tiền chứ !
Nghe vậy,
Sơ nản lòng, chắc không xin được tiền
cứu trợ. Nhưng, thật đáng ngạc nhiên, Sơ
nhận được một số tiền giúp
đỡ người nghèo rất lớn. Sơ nói :
- Thưa ông, tôi biết ơn ông rất
nhiều. Và sự biết ơn của tôi càng thêm lớn,
vì tôi không ngờ lại xin được bội hậu
thế này.
Ông chủ
hỏi :
- Tại sao Sơ nghĩ vậy ?
Sơ
đáp:
- Vì lúc nãy tôi được nghe ông
mắng con ông về chuyện phí tem.
Ông
cười :
- Sơ ơi ! Tằn
tiện và tiết kiệm không phải là hà tiện. Tôi
muốn dạy con đừng phí của, dù đó là con tem
chẳng đáng bao lăm. Chính nhờ thế mà tôi có
thể cho người nghèo nhiều hơn.
ÝÝÝÝ
|