Căn Nguyên của Sự Cay Đắng Trong Lòng
Nguyên Tác: Root of Bitterness in Human Heart
Tội “cay đắng” là tội gì? Ephesians 4:31 – Hebrew 12:14-15
Định nghĩa của hai chữ “cay đắng”: 1. Chát chứ không ngọt 2. Gây đau khổ hay buồn phiền 3. Cảm thấy giận dữ, đau đớn và phật ý 4. Cảm thấy khó chịu và chua cay, từ một xích mích nào đó 5. Hiểu theo thời tiết thì lạnh khủng khiếp
Đó là cảm giác bị thương tổn, bị phật lòng. Cảm giác giận dữ, ghét bỏ đã được chất chứa trong lòng ta khi ta bị ai đó gây thương tổn hay hậu qủa không mấy tốt đẹp từ một kinh nghiệm sống. Từ đó sự cay đắng có thể nhắm vào Thiên Chúa hay người khác.
Thư Gửi Ki-tô Hữu Người Do Thái là sách cuối cùng của thế kỷ thứ nhất. Khi thành Giêrusalem bị tàn phá, những nguời Do Thái theo Chúa đã bị xách nhiễu và xử rất nặng. Chỉ vì tin vào Chúa Giêsu cho nên gia đình và bạn hữu đã chống lại họ. Sự hiểm nguy nghiêm trọng đến nỗi họ phải bỏ đạo để trở lại đạo Do Thái. Họ là những ứng viên hàng đầu của sự cay đắng.
Trong đời sống, chúng ta bị xử tệ, bị lợi dụng, bị phản bội và bị cướp công. Thông thường người ta nâng họ lên và hạ chúng ta xuống.
I. Căn nguyên của sự cay đắng
Cay đắng đâm rễ trong lòng chúng ta ra sao? Trước đó, nó chỉ là một hạt giống. Rồi sau đó, hạt giống nẩy mầm. “Rễ” khuất mắt nhưng có thật. Hạt giống được ươm khi một người nào đó làm điều gì không phải với ta, hoặc khi ta nghĩ là ta đã bị đối xử không công bằng. Điều này có thể bắt đầu khi ta cảm thấy bị tổn thương và bị thất vọng. Đôi khi người khác đã vô tình nói hay làm gì đó thiếu tế nhị đối với ta. Hoặc chính họ đã cố tình hành động hay nói lên những điều khiếm nhã. Dù trong trường hợp nào, hạt giống đã bắt đầu bén rễ.
Vấn đề là ta không hành động đúng cách. Thay vì dùng tình thương xóa bỏ đau khổ, ta đã quên ơn Chúa, một hồng ân vô điều kiện Chúa ban cho chúng ta. Chúa tha thứ cho kẻ không đáng được tha thứ. Sự cay đắng bắt đầu khi ta trở nên oán hận. Ta nghĩ người đó phải biết họ đã làm điều quấy và nên sửa đổi, nhưng họ làm như không có điều gì xẩy ra. Nhưng Thiên Chúa dậy ta là sự tha thứ không đặt trên công trạng, mà trên sự khoan dung.
Trong Tin Mừng Thánh Mathêu 6:12 Chúa Giêsu dạy là chúng ta cần xin tha thứ như đã được thứ tha, “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Chữ “nợ” có nghĩa là những gì ai đó đã nợ chúng ta, hoặc như trong câu này, ai đó đã phạm lỗi hay xúc phạm đến chúng ta.
Trong Tin Mừng Thánh Mathêu, câu 6, đoạn 14-15 Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sự quan trọng của vấn đề này. “Nếu chúng con tha cho những kẻ đã xúc phạm đến các con thì Cha trên Trời cũng sẽ tha thứ các điều các con đã phạm đến Ngài. Nếu các con không tha thì Cha các con sẽ không tha.”
Trong Tin Mừng Thánh Mathêu, câu 18:22 Chúa Giêsu ban cho ta điều căn bản khi Ngài khuyên chúng ta phải tha 77 lần 77 cho kẻ nào đã làm chúng ta đau khổ.
MỘT KẺ CAY ĐẮNG THƯỜNG HAY ĐAU KHỔ
Thông thường chúng ta đau khổ bởi: 1. Một hành động 2. Một lời nói 3. Một điều gì đã bị tước mất
Sự cay đắng trong lòng của một kẻ có đức tin là dấu hiệu thất bại về mặt thiêng liêng. Người theo Chúa là người sống theo nguyên tắc của Chúa và một điều tiên quyết là sống theo Ân Sủng của Thiên Chúa, là tha nợ cho những ai đã có nợ chúng ta. Chúng ta không thể nào sống mà không gây phiền lòng ai. Có rất nhiều lần chúng ta đã sai quấy.
Điều làm cho chúng ta mất kiên nhẫn khi kẻ gây phiền, gây đau khổ cho chúng ta lại làm như không có gì xẩy ra. Nhiều khi, công lý vắng mặt vì kẻ làm chúng ta đau khổ rất nhiều lại không bị trừng phạt, không xin lỗi và cũng không gặp một hậu qủa đáng tiếc gì từ những hành động sai trái của họ. • Một em bé bị bỏ rơi hay bị hành hung. Tôi có quen biết một bà mẹ trẻ rất cay đắng vì bị cha đánh đập khi còn bé. Bây giờ cô đã có gia đình và có con, nhưng cô rất cay đắng. Thân phụ cô lại là một mục sư! Thân mẫu cô ta và cả cộng đoàn lại bênh vực cha cô. Ông này đã nói riêng với cô là cô không có quyền phá hoại “Hội Thánh” của ông. Cô là nạn nhân mà lại bị đối xử như là người làm lỗi. Cô đang chiến đấu với sự cay đắng. • Một người theo Thiên Chúa Giáo đã bị sa thải vì đã từ chối không làm chuyện gian dối, trái luật. Công ty của anh tiếp tục thành công, trong khi anh lại mất viêc. • Một nhân viên làm việc chăm chỉ lại mất cơ hội thăng chức trong khi một nhân viên không xứng đáng lại được việc với lương cao hơn. • Một kẻ ngoại tình bỏ ra đi và người chung thủy bị phản bội. • Một người bạn thân đã phản bội lòng tin của chúng ta khi kể những chuyện kín cho người thứ ba. • Một Mục Sư bị cộng đoàn xử tệ trong khi mục sư này luôn hy sinh và trung thành với cộng đoàn của mình. • Anh chị em cay đắng với nhau khi chia của, sau khi cha mẹ họ qua đời. Một người con gái đã bỏ công bỏ của để trông nom mẹ. Thế mà người này không nhận gì hơn những anh chị em khác. Không ai nhắc gì đến công lao cũng như tình thương của cô cho mẹ. • Gia đình chỉ khen một đứa con mà không để ý gì đến những đứa con khác. • Thảm kịch xẩy ra khi một đứa con bị giết chết, hay người vợ hay chồng qua đời, để lại người kia một mình với nợ nần.
Tất cả những điều này và nhiều điều khác đã khiến cay đắng mọc rễ trong lòng người ta.
II. Hoa Qủa của Sự Cay Đắng
A. Hậu qủa của sự cay đắng là gì?
1. Cay đắng làm mất đi sự bằng an trong tâm hồn cũng như sự vui sống và sự toại ý. Nhất là nó lại làm tổn thương đến niềm tự hào của ta. 2. Luôn luôn ở trong tâm trí ta. Căn nguyên của sự cay đắng là làm bận rộn tâm trí ta. Chúng ta luôn nghĩ tới người đã hại ta. Ta không thể quên được và không làm sao xua đuổi ý tưởng đó ra khỏi đầu.
Trong “None of These Diseases”, S.I. McMillen viết, “Từ giây phút tôi bắt đầu ghét ai, tôi trở thành nô lệ của người đó. Tôi không yêu đời nữa … người này chiếm đoạt tâm trí tôi … Dù ở xa, họ luôn ở trong tâm tôi.”
Truyện kể là có một người đàn bà rất cay đắng đã bị một con racoon có vi trùng dại cắn. Sau khi biết mình có bệnh dại, người này viết tên nhiều người xuống một cuốn sổ nhỏ. Bác sĩ hỏi bà ta đang viết chúc thư thì bà ta trả lời là, “KHÔNG, tôi đang ghi tên những người tôi sẽ cắn!”
3. Sự cay đắng sẽ làm cho người ta xuống tinh thần. Không có ai cay đắng mà lại vui bao giờ. Nó sẽ khiến chúng ta hay chỉ trích, bi quan và tiêu cực. Nó cướp đi tất cả những an vui trong đời sống. Như nhân vật hoạt họa “Little Abner” luôn có bóng mây đen trên đầu, chúng ta sẽ nhìn cuộc đời với lăng kính chua cay vì luôn than thân trách phận.
4. Nó có thể khiến chúng ta sinh bệnh. Thiên Chúa không tạo ra chúng ta để nuôi dưỡng những tình cảm cay đắng đối với tha nhân. Một câu châm ngôn: “Không phải người bệnh nào cũng cay đắng, nhưng mọi người cay đắng sẽ sinh bệnh.”
5. Nó đưa đến căng thẳng đầu óc. Các bác sĩ đã không sai khi cho biết là sự căng thẳng đầu óc làm hại sức khỏe của chúng ta và chúng ta có thể chết vì nó. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh có thể phòng ngừa được và chữa khỏi 100%.
6. Nếu không được khắc phục, sự cay đắng sẽ làm ô danh những người chung quanh chúng ta. Nó sẽ hại các con chúng ta, nếu chúng ta cay đắng đối với những người theo giáo phái khác, đối với nhà thờ, mục sư của chúng ta và đối với ngay cả Thiên Chúa. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự liên hệ mật thiết giữa chúng ta và người khác, cũng như khả năng bầy tỏ tình thương với người phối ngẫu, con cái, gia đình và bạn hữu. Hôn nhân có thể bị phá hủy vì sự cay đắng, mặc dù nó nhắm vào người khác chứ không phải vào người phối ngẫu. Chúng ta làm khổ những người rất thương yêu chúng ta và chính những người này lại nương tựa vào chúng ta. Chúng ta sẽ không còn là chứng tá của Thiên Chúa trước tha nhân. Trong đoạn 5, câu 1-2, Thánh Gioan viết, “Ai tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa thì sống trong Chúa, và ai yêu thương Ngài thì cũng được sinh ra bởi Ngài. Vì thế, chúng ta biết là chúng ta yêu thương con cái Thiên Chúa, khi chúng ta yêu Chúa và giữ điều răn của Người.” 7. Cay đắng sẽ cướp đi sự phụng sự và sự đền ơn dành cho Chúa. Thông thường sự cay đắng càng ngày càng tăng và người cay đắng trở nên ngã lòng và bỏ Chúa, vì không còn sự toại ý trong sự phụng thờ Thiên Chúa nữa. Chúng ta thấy đó, sự cay đắng làm ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa, và Thiên Chúa không thể nào chúc lành cho chúng ta khi chúng ta sống trong tình trạng tội lỗi. Nó cướp đi sự chúc lành của Thiên Chúa. Chúa không thể chúc lành cho ai không được hướng dẫn và thiếu ơn Chúa Thánh Thần.
Trong 1 Thessalonians 5 Thánh Phaolô khuyên chúng ta: * Làm hòa với mọi người * Đừng lấy oán trả oán * Ủng hộ người yếu đuối và kiên nhẫn với mọi người * Luôn luôn cầu nguyện * Biết ơn trong mọi hoàn cảnh * Luôn xin ơn Chúa Thánh Thần * Tránh xa mọi cám dỗ B. Chúng ta thấy đó, cay đắng là một tội. Tội lỗi cắt đứt sự giao hảo giữa Thiên Chúa và chúng ta, và rồi chúng ta làm mất đi sự chúc lành và hướng dẫn của Người.
Thông thường người ta, vì áp lực cho nên tiếp tục làm những gì họ nghĩ họ cần phải làm. Họ đi nhà thờ nhưng lòng họ không có ở đó. Sự phục vụ không phải do tin vào Chúa, nhưng làm vì oán hận.
Sự cay đắng là tội riêng và Thiên Chúa đã nói rõ hậu qủa của tội lỗi là sự chết. Tội lỗi luôn tàn phá và tội này là một trong những tội nặng nhất.
III. Làm cách nào chống lại sự cay đắng?
Cũng như bất cứ tội nào, chúng ta phải nhìn nhận đã phạm tội này.
1. Trong Thánh Thư Thánh Gioan đoạn 1, câu 1:8-10 có nói, “nếu ta nói ta không có tội là ta tự lừa dối, và sự thật không có trong chúng ta. Nếu chúng ta xưng tội, Người sẽ tha tội cho chúng ta và rửa sạch mọi sự sai trái. Nếu ta nói ta không có tội, ta nói Người nói dối, và Lời Người không có ở trong chúng ta.”
Thế mà chúng ta gặp khó khăn khi thú nhận tội cay đắng của mình. Tại sao? “Tại vì nó không phải vì lỗi của chúng ta, mà vì kẻ khác đã làm lỗi, đã khiến chúng ta đau khổ, đã hành hung, đã coi thường chúng ta và đã khiến chúng ta không được biết ơn.” Chúng ta biện hộ về những suy nghĩ của chúng ta đối với những hàng động sai lầm của người khác, vì chúng ta là nạn nhân. Điều làm cho vấn để này tệ hơn khi kẻ gây đau khổ cho chúng ta lại cứ phây phây, không gặp hậu qủa đáng tiếc gì từ hành động không đẹp của họ. Họ không bị trừng phạt và lại không hối hận hay xin lỗi.
2. Trong Êphêsô đoạn 4, câu 29-32, chúng ta phải xưng tội cay đắng: "Đừng nói những điều thương tổn đến sự giao tế, mà hãy khai trí và mang thêm vinh dự cho người nghe. Đừng làm buồn lòng Chúa Thánh Thần. Vì thế, chúng ta sẽ bị bịt miệng cho tới ngày cứu rỗi. Hãy chấm dứt những cay đắng, giận dữ, bực tức, la hét, và nói những điều gian ác. Trong câu 32, “Hãy cư xử tốt đẹp và nhân ái với nhau, hãy tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha cho các chúng ta, vì Chúa Giêsu.”
Theo Tin Mừng Thánh Giacôbê, câu 3:14 "Nhưng nếu chúng ta có sự ghen tị và xung đột trong trái tim, thì đừng tự hào và đừng nói điều gì chống lại sự thật.”
3. Trong Êphêsô đoạn 4, câu 32: chúng ta phải tha thứ cho kẻ đã làm điều sai quấy đối với chúng ta.
Chồng, vợ, giáo xứ, mục sư, con chiên, gia đình, bạn hữu, cha mẹ … bất kể ai đã làm khổ và làm hại chúng ta đến đâu, theo thói tự nhiên, ta không tha thứ cho những ai đã gây qúa nhiều đau khổ cho chúng ta. Có khi kẻ đó còn tiếp tục làm khổ chúng ta và còn có vẻ sung sướng làm điều đó. Chúng ta đối xử lại với họ như thế là rất đúng. Tuy nhiên, là con cái Chúa, đã thấy được lòng thương yêu và sự tha thứ của Chúa Giêsu khi Ngài chết cho chúng ta khi chúng ta phản nghịch cùng Ngài. Chúng ta có tội. Nhưng Ngài đã yêu thương chúng ta và tình yêu đó đã trả hết các nợ mà tội lỗi chúng ta đã chịu. Chúng ta đã được thấy được tình yêu thương tuyệt diệu đó … thì không thể làm gì ít hơn. Chúng ta có thể tha thứ cho những ai đã làm buồn lòng chúng ta, vì tình yêu của Chúa Giêsu không? Chúng ta có thể, vì tình yêu của Chúa Giêsu, mà hãy dâng sự đau buồn này lên cho Chúa, mặc dù đối với một kẻ không xứng đáng, vì họ vẫn tiếp tục gây đau khổ cho chúng ta?
Cay đắng là nô lệ và hạnh phúc thay khi ta được giải thoát! Mấy năm trước, Carolyn và tôi hy sinh mọi sự cho cộng đoàn giáo hội của chúng tôi. Chúng tôi yêu thương các con chiên và mối liên hệ giữa họ và Thiên Chúa là sự quan tâm hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi hy sinh nhiều năm tháng cho họ và hy sinh cả gia đình nhỏ của chúng tôi cho họ. Ngay cả khi con trai chúng tôi lập gia đình và khi cháu nội chúng tôi ra đời, chúng tôi cũng không tham dự được. Chúng tôi bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội, không có mặt trong những dịp trọng đại của gia đình con. Thay vì bầy tỏ sự biết ơn, cộng đoàn này đã xử rất tệ với chúng tôi. Tôi tưỏng tôi đã chết mất vì qúa đau đớn. Tuy nhiên, tôi đã bỏ qua, vì nếu không thì sự đau khổ có thể hủy hoại tôi rồi. Cho tới ngày hôm nay họ không bao giờ ngỏ lời xin lỗi hay cố gắng sửa lại những gì đã làm sai … nhưng tôi đã không còn phiền họ nữa. Tôi cầu xin họ sẽ tìm Chúa và sẽ trái tim họ sẽ tìm được Ngài.
Kết luận:
Rất giản dị: Như Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, chúng ta yêu thương tha nhân, dù cho họ phạm lỗi nặng đối với chúng ta đến đâu. Hãy tha thứ cho họ và hãy bỏ qua. Dâng sự buồn phiền, đau khổ cho Chúa. Xin Chúa tha tội cho chúng ta vì đã có những cảm nghĩ chua chát và hãy tha thứ cho người.
Thanh Hương
|