Ơn gọi
Cả ba bài đọc của Chúa
nhật V Mùa thường năm C đều quy về
một đề tài chính là “Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi
con người”. Ngài không
để cho những yếu hèn của người
được gọi cản trở chương trình hành
động của Ngài, nhưng Ngài ban hồng ân tràn
đầy và một biến đổi người
được chọn trở thành dụng cụ thích
hợp: “Đừng sợ, hãy theo Ta, từ nay con sẽ là
kẻ đánh cá người”. Lời này xưa kia Chúa đã nói cho thánh Phêrô, nhưng không
những cho Phêrô mà thôi, mà còn cho tất cả mọi tín
hữu là những kẻ tin nhận Ngài. Ngài
kêu gọi từng người một với những
khả năng, nhất là với những khuyết
điểm, những bất toàn để rồi Ngài
biến đổi họ trở thành những kẻ làm
chứng cho Ngài.
Nơi
bài đọc 1 chúng ta nhận thấy rằng,
trước khi kêu gọi vị tiên tri, hoặc
trước khi kêu gọi một ai đến theo Chúa thì
Thiên Chúa đến với người đó, cho họ được
cảm thấy Ngài, được cảm nghiệm sự
hiện diện của Ngài trong đời sống
người đó và ban ơn thánh như than hồng cháy
đỏ trong thị kiến để thanh tẩy và
biến đổi đương sự vừa
được gọi trở thành hữu dụng hơn.
Khởi đầu của ơn gọi
là kinh nghiệm sống động về ơn Chúa, là
những lúc nói được là sốt sắng nhất. Lúc khởi đầu, người
được gọi còn sốt sắng trong ơn
gọi, vì còn cảm thấy như gần gũi
Thiên Chúa, sống bên cạnh Ngài. Nhưng rồi trong
cuộc đời theo Chúa có những thử thách đen
tối, điều quan trọng là đương sự
được gọi còn trung thành với ơn Chúa ban, và
đây là trường hợp của thánh Phaolô tông
đồ như được gợi lại nơi bài
đọc 2 của thánh lễ Chúa nhật V mùa
thường.
Thánh Phaolô đã được gọi
sau rốt, nhưng không vì công nghiệp và tài năng của
ngài, mà vì tình thương nhưng không của Thiên Chúa. Lúc đó ngài đang đi lùng bắt
những đồ đệ của Chúa Giêsu Kitô trên
đường tiến về Damas, nhưng rồi Chúa
đã tìm đến Phaolô, từ đó Phaolô đã không
bất trung với ơn Chúa đến độ thánh nhân
đã viết và chúng ta đọc lại trong thơ
của ngài như sau: “Ơn Chúa đã không trở thành vô ích
nơi tôi, nhờ ơn Chúa tôi được như ngày
nay”.
Nơi
bài Phúc âm trích từ Phúc âm thánh Luca, chúng ta cũng quan sát
thấy cùng một kinh nghiệm tôn giáo về ơn gọi
đã xảy ra, đó là việc Chúa thực hiện
một phép lạ để rồi nhờ phép lạ này mà
Phêrô nhận ra sự hiện diện của Chúa và thốt
lên: “Thưa Thầy, xin hãy xa con, vì con là kẻ có tội”.
“Lạy
Chúa, xin hãy xa con, vì con là kẻ có tội”. Trước
nhan Thiên Chúa ai là người vô tội hoàn toàn? Thiên
Chúa tìm và kêu gọi con người, Ngài không để cho
những yếu đuối của người
được gọi cản trở chương trình hành
động của Ngài, nhưng ban hồng ân
tràn đầy để biến đổi người
được chọn trở thành dụng cụ thích
hợp.
“Đừng
sợ, hãy theo Ta, từ nay con sẽ là
kẻ đánh cá người”. Thật, kinh nghiệm
sống động về Thiên Chúa Đấng trọn
tốt trọn lành, và đồng thời cho con người
vừa được gọi ý thức về thân phận
yếu hèn tội lỗi của mình không xứng đáng
được gọi, nhưng vì Chúa đã trấn an Phêrô
và từ đó không bao giờ ngưng trấn an những
kẻ Ngài gọi: “Đừng sợ, con sẽ là kẻ
đánh cá người”.
Ơn
Chúa sẽ biến đổi người đồ
đệ, nhưng liệu chúng ta có đủ sức can
đảm đi đến cùng để cho ơn Chúa
biến đổi cuộc sống mình hay không? Liệu
chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: Ơn Chúa không trở
thành vô ích nơi tôi hay không? Nhờ ơn Chúa
tôi được như ngày nay, như là tông đồ
của Chúa, mặc dù tôi đã là kẻ tội lỗi,
bắt bớ những tín hữu của Chúa.
|