Những môn
đồ tiên
khởi - R.
Gutzwiller
Cho đến bây giờ
vẫn chỉ có một mình Đức Giêsu giảng Tin
mừng. Bây giờ Ngài tụ tập các môn đệ quanh
Ngài. Chắc hẳn đó là một cộng đoàn thính
giả, nhưng cũng là những cộng tác viên mà Ngài cho
tham dự tích cực vào công việc của Ngài.
Điều này xem ra có vẻ bất ngờ và ngạc nhiên.
Thế nhưng, ngay bản chất của Thiên Chúa nhập
thể đòi hỏi Ngài phải sử dụng con
người để xây dựng Nước Thiên Chúa.
Lời mời gọi thật là ý nghĩa bắt
đầu nơi Simon Phêrô.
1. Chuẩn bị.
Nơi Simon, thửa đất
được chuẩn bị thật kỹ lưỡng,
mặc dầu ông không ý thức được điều
đó. Ông có mặt khi Chúa chữa lành người quỷ
ám trong hội đường. Nơi nhà ông, Chúa đã
chữa lành bà nhạc của ông và chiều đến,
trước cửa nhà ông, nhiền bệnh nhân đã tìm
lại được sức khoẻ một cách lạ
lùng. Đây Chúa Giêsu đang ngồi trên chiếc thuyền
đánh cá của ông, nhẹ nhàng đi ra xa bờ và từ
đó, Ngài cất tiếng giảng dạy dân chúng; vị
trí đặc biệt này cũng là vị thế của ông
trong lãnh vực thiêng liêng.
Trong việc sửa
soạn trực tiếp cho vị Tông đồ có hai
phương diện: đòi hỏi và củng cố.
Yêu cầu thứ nhất
là phải luôn dễ dàng suy phục đức tin. Chúa Giêsu
bảo ông ra khơi thả lưới. Phêrô cũng từ
chối như bất cứ người nào khác: ông tuyên
bố rõ rằng: mình đã vất vả suốt đêm
–thời gian thuận tiện để đánh cá- cùng các
bạn, thế mà chuảng kết quả gì. Bây giờ
tại sao lại phải làm nữa, vào một lúc bất
lợi, khi mà con người mệt mỏi và xét theo loài
người thì tất bại là cái chắc!
Nhưng ông cũng
thưa: ‘Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới’.
Tinh thần đức tin đưa đến chỗ vâng
phục, khiến cho ông được thừa nhận và
được ban thưởng một mẻ cá lạ lùng.
Mẻ cá mà Simon và em là Anrê bắt được quá
nhiều đến độ ông phải làm hiệu cho
bạn là Giacôbê và Gioan ở một chiếc thuyền khác
đến giúp đỡ. Và cả hai thuyền đầy
ắp những cá.
Con người lao công,
Thiên Chúa thưởng công. Cần con người phải ra
tay hành động, phải cố gắng, phải sử
dụng mọi phương tiện cần thiết,
nhưng trong việc phụng vụ nước Chúa,
phần kết quả không tuỳ thuộc ở con
người.
Kể từ thời
ấy, Giáo Hội rất thường sử dụng
mọi phương pháp để hoạt động tông
đồ, dốc toàn lực và kiên trì làm việc; dầu
hạt giống đã gieo, nhưng số thu hoạch không
tăng gấp bội.
Ngược lại, khi
không, ở một miền nào đó trên trái đất,
nơi người ta chẳng hy vọng gì thì nhiều
lần Thiên Chúa lại làm phát sinh một mùa thâu hoạch
thật là phong nhiêu, chỗ mà người ta cho rằng
kết quả chẳng có bao nhiêu. Ở đây trong sự
mời gọi thi hành nhiệm vụ khởi đầu
của Simon, rõ ràng thành công hay thất bại đều
ở trong tay Chúa, vất cả chỉ có ý nghĩa khi nó
hợp với Thánh ý và giới mệnh của Chúa, thi hành
cả lúc coi là có viễn tượng thất bại,
nhưng làm với một niềm tin trung kiên bền
vững.
Đòi hỏi thứ hai
là ý thức tình trạng tội lỗi của mình. Thánh
Phêrô đã hiểu mẻ cá này có ý nghĩa gì rồi. Nó làm
cho ông chú ý đến Đức Kitô dường như ngôi
sao lạ đối với các đạo sĩ, bởi vì
mẻ cá nhiều quá đỗi, trong một khoảng
thời gian vắn, một nơi bất lợi, tất
cả cho ông biết rằng có sự hiện diện
của một lực siêu nhiên.
Do vậy, Thánh Phêrô có kinh
nghiệm về Thiên Chúa nhờ gần gũi với
Đức Kitô. Sự gần gũi này làm ông sợ hãi
đến cùng cõi thâm sâu trong người ông, ông ý thức
được tình trạng tội lỗi của mình,
đó là cái không thể tồn tại trước nhan Thiên
Chúa. Con người càng cảm thấy sự hiện
diện của Thiên Chúa hằng sống, thì càng thấy cái
tôi tội lỗi cua mình biểu hiện ra thật đau
khổ và không thể nào chịu được. Vì đó
Thánh Phêrô, đã sụp xuống và sợ hãi thưa:
‘Lạy Chúa xin hãy xa tôi, vì tôi là kẻ tội lỗi’.
Đó hẳn là thái
độ xứng hợp. Con người được
mời gọi cộng tác vào nước Thiên Chúa chẳng
phải vì có những khả năng đặc biệt
như những tư chất tri thức, điều
kiện luân lý và đạo đức, nhưng chỉ
đơn giản là vì Thiên Chúa muốn họ cộng tác,
có thế thôi, chứ nơi con người không có chi
xứng đáng để Thiên Chúa phải chọn lựa.
Một khi con người biết rằng mình
được Thiên Chúa mời gọi không phải vì ‘mình
thế này thế nọ’, nhưng ‘cho dù mình bất
xứng, Thiên Chúa cũng vẫn…’, và nếu thành thực thú
nhận rằng mình tội lỗi thì sẽ chẳng quy
kết quả và vinh dự cho bản thân mình nhưng cho duy
mình Thiên Chúa mà thôi.
Thế cho nên mẻ cá
lạ lùng này là một chuẩn bị tuyệt hảo. Khi
con người tội lỗi tín thác vào sức mạnh và
sự cao cả của Thiên Chúa, và bắt tay vào việc
với tinh thần dễ dậy và ngoan ngoãn với
đức tin, thì lúc đó họ đang sống trong chân
lý. Mọi thái dộ khác xuất phát từ nguyên một
triết lý tự nhiên thôi, đều phải coi là sai
lạc. Chúa Giêsu không đòi hỏi mà thôi, phép lạ của
Ngài còn làm cho Simon và các đồng bạn được
vững chắc trong tâm hồn.
Là những ngư phủ
thiện nghệ, họ sẽ chẳng bao giờ quên
được mẻ cá này. Họ chưa từng thấy
hay kinh nghiệm một trường hợp nào tương
tự. Nay bỗng dưng vào một lúc bất tiện,
cả một đàn cá từ tứ phía đổ tràn vào
lưới; nay bỗng nhiên mẻ cá nhiều đến
độ hai thuyền chở nặng gần chìm; họ
coi đây là hiện tượng siêu phàm không thể
hiểu được.
Sau này khi đi giảng
Tin mừng các ông sẽ gặp sự chống đối
từ phía Israel,
và sẽ phải từ bỏ dân riêng của mình sau bao
năm trường vất vả mà không kết quả
để quay về phía các dân ngoại.
Với một thiểu
số ít ỏi, họ đã chinh phục được
những thành phố lớn; đến giờ chịu
tử đạo, các ông sẽ phải bỏ mạng
sống mình và bỏ tất cả để chấp
nhận một số phận bấp bênh hầu phục
vụ nước Thiên Chúa. Thế nhưng các ông không
lầm khi theo Chúa Kitô bởi vì từ nay các ông biết
rằng kết quả có thể đến bất ngờ,
hoàn toàn bất ngờ ở nơi nào, lúc nào tuỳ sự
tự do cao cả Chúa định đoạt. Các ông không
còn lo lắng đến thành công hay thất bại, chính
Chúa Kitô sẽ quyết định những điều
đó.
Sau những đêm
trường vất vả mà công dã tràng, các ông nhận
được những buổi mai vinh thắng. Trong
nước Thiên Chúa, vất vả cố gắng không được
cân đo theo những quy luật tự nhiên. Ta hãy tin
rằng mọi sự đều ở trong tay Thiên Chúa;
phải luôn luôn thi hành công việc với lòng hy vọng và
đừng khi nào thất vọng.
2. Sứ vụ
Simon nài xin: ‘Lạy Thày,
xin hãy tránh xa con’. Chúa Giêsu trả lời ông theo một
hướng trái ngược hẳn: ‘Đừng sợ,
các con sẽ là kẻ chinh phục người ta’. Tạo
vật tội lỗi có lý do để sợ hãi. Nhưng
ơn sủng của Chúa Kitô sẽ xua đuổi nỗi
lo sợ này. Tội lỗi đẩy ra xa, còn ân sủng
kéo lại gần. Không phải chỉ để vui
hưởng yên ủi hay bản thân được cảm
nghiệm, nhưng là để tham dự và cộng tác vào
công trình của Chúa. ‘Con sẽ là ngư phủ lưới
người ta’.
Chiếc ghe nhỏ
của Phêrô từ đây sắp lướt trên đại
dương, tức là lịch sử thế giới,
đoàn người đi với Ngài không ngừng tìm cách
câu lưới người ta. Con người sẽ
trở nên miếng mồi của Thiên Chúa, nhưng không
phải để bị huỷ diệt, mà là để
được giải thoát: để được
cứu vớt khỏi cái đầm lầy đáng
thương tức là cuộc sống hoàn toàn có tính cách
trần thế, và được đưa sang đại
dương mênh mông tức là tình yêu của Thiên Chúa.
Bởi vì một khi sóng
nước đời này muốn làm biển cả thì thực
tế lại chỉ là một cái đầm lầy
nước đọng. Chỉ khi nào sa vào lưới
của Chúa và rồi được Ngài cho chìm ngập trong
những cuộn sóng ơn sủng, bấy giờ, họ
mới có được cái kinh nghiệm thế nào là
sự phong phú của một đời sống trong Chúa.
Để thực
hiện chương trình này, Chúa Giêsu sắp chinh phục
những con người mà Ngài sẽ lấy quyền
năng của mình để trang bị cho và trao cho
nhiệm vụ ra đi giảng dạy. Do đó không
được hoàn toàn quên đến phần đóng góp
của con người để cho rằng một mình
Thiên Chúa làm hết mọi sự.
Nhưng thể theo ý
của Đức Kitô, Đấng đã sắp đặt
như thế chứ không theo cách khác, những con
người này phải chịu vất cả với
sự kiên nhẫn, đam mê kiên trì của một ngư
phủ, để đem hiểu biết cũng như tài
khéo trong việc đánh bắt những con người ‘cô
đơn’ sử dụng những phương pháp tinh
xảo để thu phục đám đông, dành mọi
nỗ lực để phục vụ sứ mạng
đã được trao phó.
Không có gì cao quí cho bằng
nghề lưới người: phải bắt
đầu lại luôn luôn, hết mẻ này đến
mẻ khác… đến với mọi giai tầng xã hội,
mọi ý thức hệ chính trị, mọi phe nhóm quốc
gia, chủng tộc.. Mọi tuổi tác, giới phái, trình
độ văn hoá… Các ngư phủ lưới
người phải làm việc theo lệnh của Chúa
ở khắp mọi nơi. Đó là sứ vụ của
họ.
Vậy họ trả
lời ra sao? ‘Các ông đã từ bỏ mọi sự mà
đi theo Ngưới’. Bản văn không thuật lại
một lời phản kháng nào của bốn môn đệ
tiên khởi cả. Không bán tín bán nghi, cũng không từ
chối vì thứ khiêm nhường giả tạo, cũng
không vì nhiệt tình bồng bột; nhưng chỉ nhấn
mạnh đến hai mặt của sự kiện: ‘Các ông
đã bỏ mọi sự mà đi theo Người’.
Mỗi một mặt đều có tầm quan trọng
riêng của nó.
Bỏ mọi sự. Con
người phải cởi bỏ những mối dây làm
mình bị vướng víu và tê liệt. Cần phải có
bàn tay và tâm hồn tự do. Không còn thuộc về thế
giới xung quanh và cái vũ trụ quen thuộc. Chúa Kitô
muốn cho kẻ được Ngài mời gọi
cộng tác phải hoàn toàn tuỳ Ngài xếp đặt. Ân
huệ tuyệt đối giả thiết sự từ
bỏ hoàn toàn. Nhờ từ bỏ, con người
chuẩn bị cho mình thật sẵn sàng.
Đi theo Người.
từ nay có một nhóm môn đồ ở với Thầy.
Các ông không theo Ngài kiểu như những học trò thụ
giáo một bậc Thầy triết lý: bởi vì đây không
nhằm mục đích tri thức, nhưng là một sự
dấn thân thực sự. Chúa Giêsu đã biến những
ngư phủ này thành những ngư phủ lưới
người, kéo họ ra khỏi cái thế giới nhỏ
hẹp của họ; họ sắp đi theo Ngài, cùng Ngài
đi vào thế giới mênh mông. Họ thuộc về Ngài
hoàn toàn, họ đã khám phá một tâm điểm mới
cho cuộc sống, một mục đích mới
để hoạt động.
Giờ đây chính Chúa
Giêsu sắp xếp mọi sự cho họ; Chúa Kitô sẽ
là số phận của họ trong suốt cuộc
sống của họ trên dương thế, và là cuộc
sống mới của họ. Sau mẻ cá lạ lùng này,
họ đã cập bờ nhưng với con người
hoàn toàn khác hẳn. Sự ra đi này biến thành một
cuộc vượt biển mới, cuộc Vượt qua
bao la và đòi can đảm mà họ chỉ thoáng linh
cảm thấy.
Theo gương Chúa Kitô,
qua việc từ bỏ và tận hiến mình thực
sự là điều lớn lao nhất trong cuộc
sống của con người.
|