Được mời gọi
để loan báo Tin Mừng
Franco là một kịch sĩ
người Italia nổi tiếng. Suốt 40 năm lão
luyện trong nghề, ông đã đặt hàng trăm
vở kịch thành phim được chiếu trên màn
ảnh truyền hình nhà nước, từ năm 1980
đến nay ông đã dùng để rao giảng Lời
Chúa. Franco đi khắp các thành phố và xứ đạo
Italia, vào các nhà tù hay tham dự đại hội ca múa dân
tộc để trình diễn Phúc Âm. Ông dùng mọi nhân
tố kịch nghệ để đạo diễn Tin
Mừng, chẳng hạn 16 chương Phúc Âm thánh Marcô
được ông diễn xuất thành 96 cảnh.
Ước mong duy nhất của ông là dùng kịch nghệ
để loan báo Lời Chúa. Trong số bạn bè và
người thân, có kẻ chế nhạo ông là người
mất trí, nhưng cũng có nhiều người
khuyến khích ông trong sáng kiến mới này, và đã có hàng
trăm ngàn người được nghe loan báo Tin
Mừng cứu độ qua hình thức nghệ thuật
đó. Ông tâm sự: "Tôi thật may mắn
được tin vào Chúa Giêsu và có Ngài làm bạn
đường trong đời. Không có Chúa Giêsu, cuộc
đời thật là nhạt nhẽo vô vị. Và chính lòng
tin đã giúp tôi nảy ra sáng kiến lấy Ngài làm
đề tài diễn xuất. Trong bao nhiêu năm cuộc
đời nghệ sĩ, tôi đã chỉ nói và diễn
xuất những gì người khác biết. Nhưng từ
10 năm nay, tôi đã lựa chọn việc thông truyền
cho khán thính giả lịch sử nhất thế giới,
đó là Phúc Âm kể lại cuộc đời Chúa Cứu
Thế".
Là
Kitô hữu, mỗi người trong chúng ta cũng
được mời gọi dùng các tài năng và cuộc
sống của mình để loan báo Tin Mừng cứu
độ của Chúa, đó là sứ điệp Giáo
Hội muốn nhắn gởi chúng ta qua các bài đọc
Chúa Nhật hôm nay. Ba bài đọc giới thiệu với
chúng ta ba ơn gọi khác nhau. Ơn gọi của tiên tri
Isaia, thánh Phaolô, thánh Phêrô và các bạn đồng nghiệp.
Isaia
6 lồng khung ơn gọi của ông trong lịch sử
cứu độ của dân Do Thái, để khiển trách
dân Do Thái sống trong tội lỗi và bất trung với
Thiên Chúa. Ngài can thiệp bằng cách mời gọi Isaia
trở thành sứ giả ra đi rao giảng Lời Ngài,
giúp dân Israel hoán cải, dẫn đưa họ
về với Chúa. Tiên tri chẳng những là người
thấy trước tương lai nhưng còn là phát ngôn
viên của Chúa, là sứ giả mang sứ điệp
của Thiên Chúa xuống cho loài người. Ơn gọi
đổi đời của Isaia xảy ra trong khung
cảnh lúc cử hành phụng tự ở đền thờ
Giêrusalem, ông được sống kinh nghiệm sự
hiện diện của Thiên Chúa bằng các giác quan của
mình. Isaia trông thấy Thiên Chúa ngự trị trên tòa vinh
quang. Tòa cao là hình ảnh diễn tả xa cách con
người ở trần gian hư hỏng tội lỗi
này. Isaia còn được nghe tiếng của các thiên
thần hát tung hô Thiên Chúa. "Thánh, Thánh, Thánh". Ba
lần thánh là kiểu cách diễn tả sự vẹn toàn
siêu việt và thánh thiện của Ngài. Trước sự
thánh thiện cao cả tuyệt đối của Thiên Chúa,
Isaia nhận thức ra thân phận yếu hèn tội
lỗi bất xứng của mình. Xác tín con người
tội lỗi không thể xem thấy Thiên Chúa, nếu trông
thấy Người, con người sẽ phải
chết. Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng thường diễn
tả tội lỗi của con người bằng cách nêu
bật sự kiện Thiên Chúa Abraham cứu độ con
người, bởi vì Ngài là Đấng duy nhất có
thể biến đổi và thánh hóa con người.
Để hiện thực điều đó, Thiên Chúa
chọn lửa dùng thiêu đốt của lễ trên bàn
thờ để thanh tẩy tội lỗi của Isaia,
tạo dựng một tâm hồn mới. Ơn gọi
của Isaia đã phát sinh trong khung cảnh của một
đền thờ, giữa bầu khí trật tự trong
lúc nguyện cầu thinh lặng trước mặt Chúa.
Sự lựa chọn của ông là kết quả của
một sự tự do, tươi vui, hăng hái nhưng là
một quyết định liều lĩnh, bởi vì nó
dẫn đưa Isaia vào một cuộc đối
thoại đổi đời, một cuộc phiêu lưu
mạo hiểm với những hệ lụy không
lường được.
Thánh
Luca đoạn 5 kể lại ơn gọi của thánh
Phêrô và các bạn chài đồng nghiệp. Trong
tường thuật, thánh sử Luca không cố ý nhấn
mạnh đến phép lạ mẻ lưới nhiều cá
cho bằng nêu bật kết quả mà Lời Chúa có thể
tác động trong thế giới và ngay tâm lòng con
người. Do đó, mọi nhân tố của bài
tường thuật đều mang một ý nghĩa
lệnh lạc. Hồ Giênêsareth mênh mông dài 21 cây số, ngang
12 cây số, và sâu 45 thước diễn tả thế
giới này. Lời Chúa là cái lưới đánh cá, Phêrô và
các bạn chài và tất cả những ai có nhiệm vụ
rao truyền Lời Chúa. Một đêm vất vả
mỏi mệt và thái độ chán nản của Phêrô
với các bạn chài đồng nghiệp diễn tả
các đặc thái sinh hoạt của Giáo Hội cũng
như các động tác các thừa tác viên Lời Chúa.
Mỗi khi Giáo Hội và các thừa tác viên coi mình là trung tâm
điểm, là nhân vật chính trong công tác rao truyền Tin
Mừng, mỗi khi Giáo Hội và các thừa tác viên chỉ
cậy dựa trên sức lực của mình, trên các
phương diện tài chính, trên các con số, các nhân
lực, làm thế các thừa tác viên Lời Chúa sẽ không
được gì. Trừ khi nào biết có thái độ
khiêm tốn, vâng lời, phó thác hoàn toàn nơi sức
mạnh Lời Chúa và để cho Chúa chủ động
hướng dẫn mọi sự, thì Giáo Hội và các
thừa tác viên Lời Chúa mới được một
mẻ lưới đầy cá.
Đối
với tâm lòng của mỗi người, Lời Chúa có
sức mạnh biến đổi toàn cuộc sống
đó là điều đã xảy ra cho Phêrô. Phêrô lại chèo
thuyền ra khơi thả lưới. Sự kết
quả nghe Lời Chúa, Phêrô và các bạn đồng
nghiệp nhận ra mình là người yếu hèn và tội
lỗi. Chúa Giêsu chỉ chờ có thế và kêu mời các ông
trở thành cộng sự viên của Ngài trong công tác loan báo
Tin Mừng cứu độ cho toàn thế giới. Phêrô và
các bạn đồng nghiệp đã gặp gỡ Chúa
Giêsu ngay trong khung cảnh cuộc sống thường ngày
của họ và các sinh hoạt nghề nghiệp, qua
biến cố của nếp sống thường
nhật, Chúa Giêsu kêu gọi họ trong chính khung cảnh và
tình trạng sống vật chất và tinh thần hạn
hẹp ấy của cuộc đời họ. Chúng ta
tất cả cũng có thể gặp gỡ Chúa ở
khắp mọi nơi và trong mọi lúc của cuộc
đời chúng ta. Và mỗi một cuộc gặp gỡ
sâu đậm thật sự với Chúa Giêsu và Lời Ngài
có tác dụng biến đổi tâm lòng của cuộc
sống chúng ta để trở thành những nhà truyền
giáo. Vấn đề là chúng ta biết thái độ
của thánh Phêrô hay không? "Vâng lời Thầy con thả
lưới".
Thư
thứ nhất gởi cho giáo đoàn Côrintô đoạn 15,
thánh Phaolô truyền lại cho giáo hữu Côrintô kinh Tin Kính
của cộng đoàn Kitô tiên khởi tuyên xưng niềm
tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết để
đền bù tội lỗi cho loài người.
Đấng đã bị chôn trong mồ và ngày thứ ba
sẽ sống lại như lời Thánh Kinh. Thánh nhân
cũng ghi lại những lần Chúa Kitô Phục sinh
hiện ra cho các tông đồ, cho thánh Giacôbê, thủ lãnh
của cộng đoàn Kitô hữu ở Giêrusalem và cho
năm trăm môn đệ của cộng đoàn Kitô
hiện thời. Và sau cùng, Chúa Kitô Phục sinh cũng đã
hiện ra với thánh nhân trên đường Đamas,
nghĩa là niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh là một kinh
nghiệm sống động chớ không phải là một
chuyện trừu tượng không chứng cớ. Kẻ
sinh sau đẻ muộn thánh Phaolô, các biến cố
đổi đời và ơn gọi của ngài là một
cuộc tái sinh, bất ngờ gặp gỡ, không thể tưởng
tượng được đối với một
người chẳng những đã không tin vào Chúa Kitô mà
lại còn bắt bớ thù ghét Chúa nữa. Trên con
đường lòng tin, thánh nhân giống như một bào
thai bị phá hoại và phải chết xa lòng mẹ.
Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với Chúa
Kitô Phục sinh chẳng những đã trao ban cho thánh nhân
cuộc sống mới trong ơn thánh, và còn cho thánh nhân
trở thành tông đồ nhận lãnh từ Chúa Giêsu trong
sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của
Ngài cho muôn dân nữa. Ơn gọi Kitô là ơn gọi phát
sinh từ một cuộc gặp gỡ đổi
đời đối với Chúa Kitô Phục sinh. Những
cuộc gặp gỡ ấy Chúa Kitô Phục sinh trao ban cho
chúng ta sứ mạng làm chứng cho Ngài, và loan báo Tin
Mừng cứu độ cho tất cả mọi
người. Nhưng chúng ta có sẵn lòng nhận và ra
đi như tiên tri Isaia, như thánh Phaolô, thánh Phêrô và các
bạn đồng nghiệp của ngài hay không?
|