Đào tạo môn đệ
Hồ nước lớn
danh tiếng tại Galilê được gọi bằng ba
tên: biển Galilê, biển Ti-bê-ri-át và hồ Ghen-nê-xa-rét,
hồ này dài 20,8km, rộng 12,8km. hồ
ở vào chỗ trũng của mặt đất, nơi
sâu nhất là 225m dưới mặt biển, vì thế nó có
khí hậu giống như khí hậu nhiệt đới.
Ngày nay cư dân không đông lắm, nhưng vào thời Chúa
Giêsu, có chính thị trấn chung quanh
bờ hồ, không thị trấn nào dưới
mười lăm ngàn dân. Ghen-nê-xa-rét thực
ra là tên của một cánh đồng xinh đẹp
nằm ở phía tây bờ hồ, đó là vùng đất
phì nhiêu nhất.
Tại
đây chúng ta đối diện với một khúc quanh
trong chức vụ Chúa Giêsu. Lần
trước Chúa giảng trong nhà hội nữa, bây giờ
Ngài ở tại bờ hồ. Rồi Ngài sẽ còn
trở lại nhà hội nữa, nhưng sẽ đến
một ngày, cửa nhà hội đóng lại trước
mặt Ngài, thì Hội Thánh của Ngài sẽ ở nơi
bờ hồ, sẽ ở ngoài đường cái, và tòa
giảng của Ngài sẽ là chiếc thuyền. Ngài sẽ đi tới bất cứ nơi nào
người ta muốn nghe Ngài giảng. Khi
nhà hội đóng cửa thì Chúa Giêsu giảng ngoài
đường, bên bờ hồ. Vào
dịp này Ngài mượn một chiếc thuyền của
một người bạn dùng làm tòa giảng để
giảng cho quần chúng. Khi giảng xong, Ngài ban cho
bốn người sắp được kêu gọi
một bài học cụ thể về tính cách của công
tác và sự thành công vĩ đại
sẽ đến với chức vụ của họ,
nếu họ bằng lòng từ bỏ tất cả
để đi theo Ngài. Ngài đã làm một phép lạ vô
cùng kích động, và chúng ta có thể liệt kê các
điều kiện để một phép lạ xảy ra:
1. Có mắt biết nhìn
xem:
Chúng ta không
cần nghĩ rằng Chúa Giêsu đã dựng nên bầy cá
lớn đó trong trường hợp này. Biển Galilê có nhiều bầy cá đông
đảo đến nỗi có thể che đặc
cả mặt biển trong một khu rộng lớn.
Có lẽ con mắt thấu suốt của Chúa Giêsu đã
nhìn thấy bầy cá lớn đó mà các ngư
phủ không thấy. Chúng ta cần đôi
mắt biết nhìn thấy. Nhiều người
đã nhìn nước sôi làm bật cái nắp vung nhưng
chỉ một mình James Watt đã nhìn thấy và sáng chế
ra máy hơi nước. Nhiều người
đã nhìn thấy táo rơi, nhưng chỉ một mình Isaac
Newton đã nhìn thấy và đã tìm ra luật hấp lực
của trái đất. Nhìn lên bầu
trời các nhà thiên văn học tìm thấy nhiều
điều hơn là một người thường.
Nhìn vào một hàng rào cây cỏ, các nhà thảo
mộc khám phá ra nhiều điều kỳ diệu mà
một người nông dân thường không nhận ra
được.
“Đức
Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng
thương vì họ lầm than vất vưởng,
như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ Người nói với các môn
đệ: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt
lại ít, vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra
gặt lúa về.” (Mt 9,36-38).
Sau cuộc tiếp xúc
với người phụ nữ xứ Samari ở bờ
giếng Gia-cóp, Chúa nói với các môn đệ viễn
tượng tốt đẹp của mùa gặt Tin
Mừng: “Nào anh em chẳng nói: còn bốn tháng nữa
mới đến mùa gặt. Nhưng này, Thầy bảo
anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín
vàng đang chờ ngày gặt hái!” Và thánh Gioan ghi tiếp:
“Có nhiều người Samari trong thành đó tin vào
Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm
chứng. Khi gặp Người họ xin
Người ở lại với họ, Người ở
lại hai ngày. Số người tin còn
đông hơn nữa.” (Ga 4,35.39.40) Thế giới đầy dẫy những phép
lạ cho những ai biết nhìn xem.
2. Có tinh thần biết
cố gắng nhẫn nại:
Khi Chúa Giêsu
nói thế, dù rất mệt nhọc, Phêrô cũng sẵn
lòng thả lưới một lần nữa. Nhiều người đành chịu thảm
bại trong cuộc đời vì họ ngã lòng quá sớm.
Trong cuốn hồi ký “Cuộc đời những thành
tựu của tôi”, nhà tỷ phú Mỹ Henri Ford với
biệt danh vua ô tô, đã ghi lại biết quyết thành
công của ông: “Những người đầu hàng
thường đông hơn những người chiến
thắng, không phải họ thiếu tiền của,
sự hiểu biết, trí thông minh, lòng ham muốn… cái
họ thiếu là lòng kiên nhẫn.” Và ông
gọi đó là “nữ hoàng không vương miện của
ý chí.” Ray Knoe, một thiên tài của công ty sản
xuất thực phẩm “mì ăn liền” Mc Donald, cũng
có cùng một quan điểm khi xếp lòng kiên trì vào hàng
đầu các năng lực của con người, ông
viết: “Không có gì trên thế gian có thể thay thế lòng
kiên trì. Tài năng ư? Cứ xem có
biết bao người đầy tài năng mà vẫn
cứ thất bại! Thiên tài ư? Thiếu gì thiên tài đã không được tán
thưởng. Giáo dục ư? Thế gian đầy dẫy những kẻ vô
dụng cho dù có học thức. Vậy
chỉ có lòng kiên trì và cương quyết là vạn
năng. Nếu thêm vào đó năng
lực của lời cầu nguyện thì không có gì có
thể địch nổi.”
3. Có tinh thần cố
gắng trong trường hợp hầu như tuyệt
vọng:
Đêm đã qua rồi,
đêm mới thuận tiện cho cuộc đánh bắt
cá, tất cả hoàn cảnh đều không thuận
tiện, nhưng Phêrô nói: “Trong hoàn cảnh như vậy,
nhưng nếu Thày bảo thì chúng con xin vâng.”
Chúng ta
thường chờ đợi vì thời cơ chưa
thuận lợi, nếu cứ chờ đợi cho
đến lúc mọi sự đều thuận lợi thì
chắc sẽ không bao giờ chúng ta bắt đầu
được. Nếu chúng ta theo
đúng lời Chúa Giêsu truyền dạy khi Ngài bảo chúng
ta làm một việc không thể thực hiện thì phép
lạ sẽ xảy ra.
Rõ ràng đó là do một
quyền phép siêu nhiên khiến Phêrô cảm thấy mình
đang đứng trước sự hiện diện
của Đấng Thần linh và tỏ vẻ sợ hãi như
cảm giác của một người đối diện
với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã phán những lời chẳng
những đánh tan sự kinh hãi của Phêrô, nhưng
cũng đem lại can đảm cho ông và đồng
bạn trong những năm tới: “Đừng sợ,
từ nay ngươi sẽ là kẻ chinh phục
người ta.”
Ngay nay Chúa
cũng đang kêu gọi chúng ta làm môn đệ Ngài. Vâng phục có thể bao hàm sự hy sinh, nhưng
chắc chắn sẽ đem lại kết quả là
cứu rỗi các linh hồn.
Để kết thúc,
chúng ta nên suy gẫm lời của chân phước Eserive,
sáng lập Opus Dei: “Nếu bạn bị cám dỗ
để tự hỏi: Ai bảo tôi xía vô chuyện
ấy? Tôi phải trả lời ngay cho bạn: Chính
Đức Kitô ra lệnh cho bạn đó. Ngài
bảo bạn phải xin “vì lúa chín đầy đồng
mà thợ gặt ít quá, hãy cầu xin chủ ruộng sai
thợ đi gặt lúa!” Đừng có ươn
lười: Việc ấy, tôi, tôi làm sao được? Tôi có nhiều việc phải làm. Những
công việc như vậy không phải để cho tôi! Không, không có ai khác. Nếu
bạn nói được như vậy, nhiều
người cũng sẽ nói như thế. Lời mời của Chúa là dành cho tất cả
và mỗi người Kitô hữu. Không có
ai được miễn trừ, dầu là tuổi tác,
dầu là sức khỏe, dầu nghề nghiệp.
Không có một miễn trừ nào, một là chúng ta mang
lại kết quả cho việc tông đồ hoặc
đức tin ta kiệt quệ.” (Escriva amis
de Dieu).
|