Cuộc
phiêu lưu
Chúng ta
vừa nghe qua câu chuyện phiêu lưu của ba nhân vật
quan trọng nhất của Thánh Kinh, đó là Isaia, Phaolô và
Phêrô. Cả ba đã gặp Chúa trong
những biến cố lạ lùng, để rồi sau
đó đã hy sinh cả cuộc đời cho Ngài. Vậy thì cuộc phiêu lưu ấy như thế
nào?
Đối
với Isaia, Thiên Chúa đã kêu gọi ông trong một thị
kiến khác thường. Ông thấy vinh quang Thiên Chúa
bằng một cảnh sắc hùng vĩ,
với các thiên thần đứng chầu và không ngớt
tung hô. Một cảnh tượng uy nghiêm và
trang trọng.
Đối
với Phaolô, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho ông một cách
trực tiếp hơn. Sau khi đã kể lại
những người đã được Đức Kitô
phục sinh hiện đến, ông cũng cho biết là
Đức Kitô cũng đã hiện ra với ông vì lúc
đó ông đang bắt bớ Giáo hội, nhưng là do tình yêu
Thiên Chúa thúc đẩy. Lần hiện ra này
đã là một biến cố quan trọng trong đời
sống của ông.
Còn Phêrô và các
bạn thì đã bị bắt lấy đang lúc làm việc
và đã thấy được quyền năng của
Đức Kitô qua mẻ cá lạ lùng. Biến cố
đó đã làm cho ông và các bạn ông tin theo
Ngài. Như vậy, Thiên Chúa đã dùng ba cách
thức khác nhau để mạc khải, để tỏ
lộ mình ra.
Đối
với Isaia thì Thiên Chúa là một Đấng vinh quang. Đối với Phaolô thì Đức Kitô là
chủ của sự sống, còn đối với Phêrô,
thì Ngài là Chúa của tạo vật. Đối với
mỗi vị, Ngài tỏ ra là một người khác,
vừa thu hút lại vừa chế
ngự. Vừa có vẻ như xa xôi nhưng lại rất
gần gũi. Gặp
gỡ họ bằng những lời mời gọi mãnh
liệt nhất và trong những gì là sâu xa nhất. Ngài
đến với họ như để hoàn thành một
cách sung mãn niềm ước mơ đã có từ lâu trong
tâm hồn họ.
Đồng
thời trong cuộc gặp gỡ này, cả ba đều
có cùng một phản ứng, vừa bất ngờ lại
vừa mạnh mẽ. Các ông đều
cảm thấy mình bất xứng và hổ thẹn.
Isaia đã kêu lên:
- Vô phúc cho tôi, tôi chết
mất vì lưỡi tôi nhơ bẩn.
Phaolô thì tự thú:
- Tôi vốn là kẻ hèn
mọn nhất trong các tông đồ và không xứng đáng
với danh hiệu ấy, vì tôi đã bắt bớ Hội
Thánh của Thiên Chúa.
Còn Phêrô thì thưa lên
với Chúa Giêsu rằng:
- Lạy Thầy, xin
Thầy hãy xa tránh tôi vì tôi là kẻ tội lỗi.
Giữa lý tưởng cao
cả mời gọi họ và con người yếu
đuối của họ có một hố sâu cách biệt,
làm cho họ cảm thấy mình bất lực và muốn
đẩy Thiên Chúa ra xa. Trước mặt
Thiên Chúa, con người đều cảm thấy sợ
hãi và xấu hổ. Thế nhưng chính Ngài sẽ hành
động để nâng đỡ sự yếu hèn
của con người.
Miệng
lưỡi của Isaia đã được tinh luyện
bằng than hồng. Phaolô
được biến đổi bởi ơn Chúa.
Còn Phêrô, người đánh cá xui xẻo,.
thì cảm thấy như được
an tâm để dấn thân vào công việc mới. Như thế mỗi người đều
được Thiên Chúa tái tạo và chấp nhận vào
chính lúc mà họ cảm thấy bất xứng và thất
vọng nhất. Từ đó họ cảm thấy
cả con người và cuộc đời họ lệ
thuộc vào Thiên Chúa. Nên họ hoàn toàn phó thác,
để Thiên Chúa thực hiện những gì Ngài mong
muốn nơi họ. Họ chỉ còn biết theo Ngài và tuân phục Ngài.
Để đáp trả
lời mời gọi của Thiên Chúa, thì Isaia đã trả
lời:
- Này tôi đây, xin hãy sai
tôi.
Phaolô thì nói:
- Tôi đã chịu khổ
nhọc nhiều hơn những người khác.
Còn Phêrô và các bạn thì
đã bỏ chài lưới, ghe thuyền mà đi theo Chúa Giêsu.
Sự
sợ hãi đã nhường chỗ cho niềm tin
tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin
tưởng vì Thiên Chúa chính là tất cả những gì chúng
ta muốn và Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên như
thế, vì nếu không có Ngài chúng ta không là gì cả.
Cuộc phiêu
lưu của ba đấng trên đây, phải chăng cũng
là cuộc phiêu lưu của mỗi người chúng ta.
Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều
cách. Thiên Chúa đến với chúng ta
bằng nhiều ngả đường.
Vì thế,
cần phải chăm chú lắng nghe và tìm hiểu. Có những lúc chúng ta cảm thấy bối
rối và lo sợ, nhưng đừng vội thất
vọng ngã lòng, bởi vì Chúa sẽ nâng đỡ và phù
trợ. Điều cần thiết đó là, hãy
sẵn sàng từ bỏ và vâng phục Ngài.
|