Thân phận ngôn sứ.
(Trích
trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ)
Có
người đã mô tả các ngôn sứ trong Kinh Thánh
như những người an ủi những ai phiền
não và cũng là những người gây phiền não cho
những kẻ giàu sang, tự mãn. Chẳng hạn như
ngôn sứ Giêrêmia. Ông sống vào thời kỳ Israel đang
bị băng hoại từ bên trong và bị quân
đội ngoại bang hùng mạnh đe dọa từ bên
ngoài. Tình hình như thế làm cho Giêrêmia hết sức
đau xót vì ông yêu tổ quốc và đồng bào mình. Có
lẽ vì vậy mà Chúa đã kêu gọi Giêrêmia làm ngôn sứ
cho đồng bào của ông. Nhưng lần nào
được Chúa kêu gọi, Giêrêmia cũng đáp lại
một cách miễn cưỡng, vì ông biết rằng làm
ngôn sứ nơi quê hương mình rất là khó khăn.
Nhưng rồi Giêrêmia phải giảng, ông tuyên bố
thẳng thắn với dân chúng con đường sống
còn duy nhất của họ là phải canh tân đời
sống, hướng về Chúa và kêu cầu Ngài cứu giúp.
Nghe ông
thuyết giảng như thế, đám dân liền nổi
giận. Họ lẩm bẩm kêu lên: “Ông nội Giêrêmia
nầy dám nghĩ mình là ai mà bày đặt phê phán chúng ta, vì
dầu sao chúng ta cũng là đồng bào của ông
ấy?”. Tình trạng căm ghét ngày càng dâng cao đến
nỗi có lần nhà cầm quyền đã công khai đánh
đòn Giêrêmia, lần khác thì cột ông vào trong bao, lần
khác nữa thì xô ông vào một đống phân.
Chúa Giêsu cũng đã cảm nghiệm
được những khó khăn và đau đớn
ấy khi lãnh nhận sứ mạng làm ngôn sứ ngay trong
xứ sở của Ngài. Ngài đã từng bị bạn bè
và láng giềng ruồng rẫy. Bài Tin Mừng hôm nay cho
thấy những gì đã xảy ra khi Chúa Giêsu lần
đầu tiên thuyết giảng nơi quê nhà Ngài, sau khi
lãnh nhận phép Rửa từ sông Giođan trở về.
Khi Chúa đứng lên tuyên bố với đồng bào
đồng hương rằng Thần Khí Chúa ngự
xuống trên Ngài và chính Ngài làm ứng nghiệm lời Thánh
Kinh, thì lập tức họ cảm thấy khó chịu
ngay. Khắp hội đường đều nghi hoặc
và dân chúng xầm xì bàn tán với nhau: “Anh ta không phải là
con ông Giuse sao? Anh ta chẳng phải là một người
nghèo khổ trong làng Nagiareth sao? Anh ta nghĩ mình là ai mà dám
tự nhận mình là ngôn sứ? Đâu là bằng chứng
cho thấy anh ta là Đấng Thiên Sai chứ không phải
là tên mạo nhận?”. Lời xầm xì càng lúc càng lớn
và chẳng bao lâu đám dân bắt đầu la lên. Rồi
tình hình đột nhiên không thể kiềm chế
được nữa. Thánh Luca kể lại trong Tin
Mừng như sau: “Dân chúng đứng dậy kéo Chúa Giêsu ra
khỏi thành và dẫn Ngài lên đỉnh đồi trong
thành phố dự tính xô Ngài lộn đầu xuống
dưới. Nhưng Ngài đã bước qua giữa
họ và bỏ đi nơi khác”.
Nếu đọc tiếp Tin Mừng,
chúng ta thấy Chúa Giêsu phải đi tiếp tới
tận Giêrusalem. Trên con đường ấy, Ngài sẽ
tiếp tục bị người Do Thái xô đẩy.
Cuối cùng họ lôi được Ngài lên thập giá trên
đồi Golgotha, xô được Ngài xuống mồ.
Nhưng Ngài lại chỗi dậy từ trong cõi chết và
tiếp tục con đường của Ngài: đem
lại ơn cứu độ cho muôn dân. Ngài còn sai các môn
đệ tiếp tục con đường của Ngài:
đi làm chứng cho Ngài đến tận cùng trái
đất.
Bài mô tả của Thánh Luca về
những khó khăn đầu tiên Chúa Giêsu gặp phải
tại Nagiaret khiến cho người Kitô hữu đang
hăng hái phấn khởi bỗng như bị “té cái
bịch” xuống đất. Nhưng sau khi suy niệm
về kinh nghiệm chua chát đó, chúng ta bỗng nhớ
lại những lời phiền não cụ già Simêon đã
thốt ra khi Chúa Giêsu được dâng vào đền
thánh: “Trẻ nầy… là một dấu chỉ cho
người ta chống đối” (Lc 2,34). Lời nói
nầy sẽ còn vang đi vọng lại suốt thời
kỳ giảng thuyết của Chúa Giêsu. Nếu dân làng
Nagiaret từng đòi Chúa Giêsu trưng ra bằng chứng
xác minh Ngài là Ngôn sứ thế nào, thì các nhà lãnh đạo tôn
giáo Israel cũng buộc Ngài chứng minh giáo lý của Ngài
là chính thống y như vậy. Nếu dân làng Nagiaret
từng tố cáo Chúa Giêsu là kẻ dối trá, là kẻ
lộng ngôn phạm thượng thế nào thì bọn
Biệt phái cũng thẳng thừng buộc tội Ngài là
khí cụ của chính ma quỷ y như thế (x. Mt 12,24).
Và nếu dân làng Nagiaret đã từng cố công tìm cách
giết Chúa Giêsu vì lời tuyên bố của Ngài như
thế nào, thì đám dân thành Giêrusalem cũng hò hét khản
cổ: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó đi!” y
hệt như vậy. Thực sự mà nói, Chúa Giêsu quả
là một kẻ bị nhiều người chống
đối và khích bác. Lời tiên tri của cụ già Simêon
về con trẻ Giêsu sẽ theo sát Đức Giêsu trong
suốt cuộc đời dương thế của Ngài.
Cùng với Giêrêmia, Chúa Giêsu đã là
gương mẫu cho các sứ giả Tin Mừng hôm nay.
Phải luôn luôn ý thức về sứ vụ mang Lời
Chúa của mình, biết rõ những khó khăn, thử thách
và nguy hiểm sẽ gặp, nhưng vẫn một lòng
trung thành hòa tất sứ vụ, liều chết vì sứ
vụ Chúa đã trao phó để làm sáng danh Chúa và cứu
rỗi các linh hồn.
Ngay nay sứ vụ rao giảng Tin
Mừng của Chúa vẫn được Giáo Hội
tiếp tục thi hành trên khắp thế giới. Biết
bao người đã được ơn gọi lãnh
lấy sứ vụ đó và đã hân hoan đón nhận,
đang thi hành sứ vụ của mình một cách can
đảm, nhiệt thành và kiên trì rất đáng thán
phục. Họ cũng đang gặp đủ mọi
thử thách, chống đối, ghen ghét, hãm hại bởi
những người không muốn đón nhận Tin
Mừng họ rao giảng. Họ đã sẵn sàng chịu
đủ thứ hình khổ và cả cái chết nữa vì
sứ vụ chuyển thông Lời Chúa theo gương
Đức Kitô. Chúng ta tiếp tục cầu xin Chúa ban
sức mạnh tinh thần cũng như thể xác cho
họ như Chúa đã ban cho các vị Ngôn sứ, các Tông
đồ ngày xưa và cho các vị tử đạo.
Chúng ta cầu xin cách riêng cho những
người đã lãnh sứ vụ mang Lời Chúa, vì lý do
nầy hay lý do khác mà sợ hãi, muốn tháo lui, muốn nín
thinh… biết nhìn vào gương của Giêrêmia, của
Đức Giêsu, của các Tông đồ và bao nhiêu
người đã và đang hết sức trung thành với
sứ vụ của mình trong đau khổ cả thể
xác lẫn tinh thần.
Và chính chúng ta nữa, thưa anh chị
em, chúng ta cũng được tham dự vào sứ vụ
ngôn sứ của Đức Kitô khi chúng ta được
xức dầu trong Bí tích Rửa Tội, khi chúng ta
được trở nên thành phần của Giáo Hội
truyền giáo; vì thế chẳng những chúng ta chỉ nghe
Lời Chúa, sống Lời Chúa cho mình mà thôi, nhưng còn
phải để tâm đem Lời Chúa, những giáo
huấn của Lời Chúa, của Giáo Hội đến
cho những người chung quanh, nhất là những
người trong gia đình, hầu thánh hóa xã hội chúng ta
đang sống.
Hạnh phúc của chúng ta là còn đang
được nghe Tin Mừng của Chúa qua tiếng nói
của các sứ giả Ngài đã chọn và sai đi. Ước
chi chúng ta biết mau mắn, chăm chú nghe Lời Chúa, suy
nghĩ và đem áp dụng vào đời sống
thường nhật. Chớ gì chúng ta biết thay
đổi đời sống, biết xây dựng cuộc
sống của chúng ta trên nền tảng Lời Chúa, trên
giáo huấn của Giáo Hội.
Chúng ta hãy kết thúc với lời
cầu nguyện nói lên cảm nghĩ của bất cứ
ai đã từng cố gắng trung thành bước theo Chúa
Giêsu:
“Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu của Chúa vì đôi khi chúng con
bị cám dỗ căm thù đám người ruồng
rẫy chúng con.
Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con sức mạnh của Chúa, vì đôi
khi chúng con như muốn ngã lòng trước những
cảnh ngộ gai góc.
Lạy
Chúa, xin ban cho chúng con lòng dũng cảm, vì đôi khi chúng con
như muốn đầu hàng trước nhữn gánh quá
nặng đè lên chúng con.
Xin giúp
chúng con là muốn ướp mọi người, là đèn
soi thế giới. Xin hãy giúp chúng con tỏa sáng như
những vì sao trong thế giới tăm tối nầy”.
Amen.
|