Lời Chúa
Tác giả tập sách có tựa
đề: “Cuộc Săn Đuổi Mặt Trời”
kể lại cuộc mạo hiểm của những
người lính Hoàng Gia Tây Ban Nha trong thế kỷ XIX
đi chiếm thuộc địa bên Nam Mỹ,
tại vùng đất mà ngày nay gọi là quốc gia Pe-ru.
Một người trong nhóm đem
tặng cho viên tù trưởng trong bộ lạc da
đỏ một quyển Kinh Thánh và nói: Đây là quyển
sách Thánh, nơi Thiên Chúa nói với con người và ban cho
con, những ai lắng nghe được lời Ngài,
một sức mạnh phi thường vượt qua
được mọi gian nan thử thách và được
hạnh phúc trường sinh.
Đón nhận quyển sách,viên tù trưởng kia vui mừng vội mau
tìm nơi vắng đưa sách lên tai để lắng
nghe Thiên Chúa nói. Nhưng thật là vôi ích, ông cầm lên,
đưa xuống đủ cách mà im lặng vẫn hoàn im
lặng, không có tiếng Thiên Chúa nào phán cả. Bực mình, viên tù trưởng ném sách đi và
lẩm bẩm: Ta bị gạt, ta đã bị gạt.
Có thể ta sẽ cười thái
độ ngớ ngẩn của cả hai người,
người cho cũng như kẻ nhận. Không chỉ cầm quyển sách Kinh
Thánh trong tay là nghe được Lời
Chúa. Người cho cũng như
người nhận cần phải thực thi một vài điều
kiện để giúp cho mình và kẻ khác được
nghe Lời Chúa. Bài Phúc Âm của Chúa Nhật III Mùa
thường niên được trích từ Phúc Âm thánh Luca,
tác giả đã cẩn thận ghi lại như sau:
Kinh thánh là sách bán chạy nhất
thế giới, vượt mọi kỷ lục từ
xưa đến nay. Kinh
thánh được ham mộ vì đó là một cuốn sách
chứa đựng kho tàng Lời Chúa, chứa đựng
đầy dẫy những bí quyết giúp con người
sống ơn gọi làm người của mình,
đứng đắn và hạnh phúc. Biết lắng nghe
lời Chúa và để cho lời Chúa thấm nhập
tấm lòng rồi đem ra thực hiện trong cuộc
sống của mình là con người thành công trong nỗ
lực sống ơn gọi làm người hạnh phúc. Cũng chính vì thế nên Mẹ Giáo Hội cống
hiến Lời Chúa cho tín hữu qua các bài đọc
phụng vụ mỗi ngày. Từ sau Công Đồng
Vaticano II đến nay, các bài Tin Mừng ngày Chúa Nhật
được phân chia như sau: Hãy Ra Khơi
Chu kỳ A theo Phúc Âm
thánh Matthêu.
Chu kỳ B theo Phúc Âm
thánh Marcô.
Chu kỳ C theo Phúc Âm
thánh Luca.
Còn Tin Mừng theo thánh Gioan thì đặc biệt dùng cho mùa
Phục Sinh và mùa phụng vụ khác.
Trong số bốn thánh sử, thánh Luca
là người có óc sử gia hơn cả. Trong những câu mở đầu
đọan Tin Mừng hôm nay, thánh sử cho biết ngài
đã sưu tầm, tra cứu kỹ lưỡng các
loại tài liệu truyền miệng cũng như
viết tay để viết ra sách Tin mừng.
Là người gốc Siry Antiôkia, thánh sử
Luca không thuộc Do Thái giáo. Nghề bác sĩ y khoa khiến thánh
sử đặc biệt chú ý đến các phép lạ
chữa lành bệnh tật. Thánh sử
đã từng là môn đệ của các Tông đồ,
bạn đồng hành và cộng sự viên của thánh
Phaolô. Vì là người ngoài Do Thái giáo theo Kitô giáo, thánh
Luca chú ý viết Tin Mừng cho anh chị em không Do Thái giáo,
nên hay cắt nghĩa các tập tục Do Thái để giúp
họ hiểu dễ dàng hơn. Thánh sử
không chủ ý viết lịch sử cuộc đời Chúa
Giêsu mà chỉ kể lại chứng tích lịch sử.
Chứng tích lịch sử của Thánh sử Luca nhấn
mạnh đến mấy mấu điểm thần
học chính yếu sau đây:
-
Chúa
Giêsu là ánh sáng chiếu soi cho những người ngoài Do
Thái thấy con đường ơn cứu độ. Ngài
thuyết giáo lưu động nhưng là hiện thân tình
yêu thương Thiên Chúa có đối với loài
người, đặc biệt đối với
những người tội lỗi, yếu đau, bé
nhỏ, bị bỏ rơi, bị khinh miệt ngoài lề
xã hội, không tiếng nói, không quyền lợi, bị áp
bức, chèn ép, bóc lột và đối xử tàn tệ
nhất. Vì thế, ở đâu có bước chân và sự
hiện diện của Ngài là ở đó bừng lên ánh sáng
cứu độ, niềm an vui và tình yêu
thương hòa hợp.
-
Chúa
Giêsu cống hiến ơn cứu rỗi cho tất cả
mọi người, không trừ một ai và ngay trong
thời điểm của hiện tại, ngày hôm nay trong
lúc này và ở đây. Qua Ngài, Thiên Chúa đến thăm và
cứu rỗi con người, thế nên mọi
người cần phải biết tỉnh thức,
chăm chú lắng nghe, nhìn xem và nhận ra sự hiện
diện cứu độ của Chúa Giêsu, đón nhận
Ngài và sống theo Ngài, vượt qua cái chết để
đạt đến cuộc sống Phục Sinh vĩnh
cửu mà Thiên Chúa muốn trao ban và dành để cho con
người.
Nơi phần hai của bài Phúc Âm Chúa
Nhật III Mùa thường niên chúng ta thấy thánh sử
Luca nhấn mạnh đến sự hiện diện
của Thánh Thần Thiên Chúa trong cuộc đời hoạt
động của Chúa Giêsu. Ngài chịu phép thanh tẩy của thánh
Gioan Tiền Hô tại sông Giócđan và Thánh Thần Thiên Chúa
đã hiện diện trên Chúa Giêsu trong những lúc bị
cám dỗ. Thánh Thần Thiên Chúa đã
hướng dẫn Chúa Giêsu và giờ đây trong bài
giảng đầu tiên tại thành Nagiaréth, Chúa Giêsu cũng
được tràn đầy sức mạnh của Chúa
Thánh Thần.
Đây
là ngày Chúa Giêsu tỏ mình ra cho những người
đồng hương của Ngài khi Ngài nói: “Đoạn
Sách Thánh hôm nay đã được ứng nghiệm”. Chúa
Giêsu muốn nói rằng, ơn cứu độc
được Thiên Chúa hứa ban ngày xưa, hôm nay hiện
diện trong con người của Ngài. Sự hiện
diện của ơn cứu rỗi đó không theo quan niệm và tiêu chuẩn của loài
người, nhưng là theo chương trình của Thiên
Chúa. Ơn cứu rỗi đó nằm trên
một bình diện cao cả hơn, rộng lớn hơn
và sâu xa hơn. Nó không chỉ hạn hẹp trong
một số người hay một dân tộc, lại càng
không phải là sự giải phóng về chính trị, kinh
tế, văn hóa cấp thời trần thế. Ơn
cứu rỗi mà Chúa Giêsu đem lại cho con người
được dành để cho tất cả mọi
người tin và chấp nhận Tin Mừng của Ngài,
không phân biệt giai cấp, màu da và chủng tộc.
|