Đường nẻo Chúa
Trong một vài phút ngắn ngủi này, tôi xin chia sẻ
một vài ý tưởng đơn sơ chung quanh
lời nói của tiên tri Isaia, mà thánh
Luca đã nhắc lại qua đoạn Tin
mừng hôm nay:
- Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì
Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo
Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Nếu suy nghĩ,
chúng ta sẽ thấy được rằng: tư tưởng và đường nẻo của Chúa thật khác với tư tưởng và đường nẻo của chúng ta. Như trời cao hơn đất
bao nhiêu, thì tư tưởng
và đường nẻo của Chúa cũng cao hơn tư
tưởng và đường nẻo của chúng ta bấy nhiêu.
Thực vậy, chúng ta thường đánh giá người
khác qua những biểu hiện bên ngoài, dựa
trên quyền lực và giàu
sang. Đúng thế, người có tiền thì được yêu mến:
- Bần cư chung thị vô nhân vấn,
phú tại sơn lâm hữu
khác tầm. Có nghĩa là ngèo mà ở giữa phố chợ cũng chẳng ai thăm, còn giàu mà
ở trên rừng trên núi, đèo
heo hút gió
cũng vẫn có kẻ chịu
khó tìm đến.
Hay: Thấy người
sang bắt quàng làm họ. Miệng
nhà giàu có gang có thép.
Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
Còn người có quyền, thì được vị nể, trọng kính:
- Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng.
Bởi đó, người đời thường mơ ước được
giàu sang và quyền thế. Trong khi đó, Chúa Giêsu lại
đem Tin mừng đến cho những kẻ nghèo hèn. Trong
bài giảng trên núi Ngài
còn chúc phúc cho những
người nghèo khó, đói khát,
đau khổ và bị bách
hại. Lần khác, Ngài cũng
đã nguyện cầu:
- Lạy Cha, con xin cảm tạ
Cha, vì Cha
đã dấu không cho những
người thông thái biết những sự mầu nhiệm này, mà lại
tỏ ra cho những kẻ bé mọn.
Chúa không phải chỉ nói, mà Ngài còn
làm như vậy. Một Đavít nhỏ yếu với vóc dáng của
một cậu bé chăn chiên, thế mà Chúa
đã cho thắng được Golíat, lên ngai
vàng và trở
thành một vị vua hùng
mạnh, dẫn đưa dân Do Thái tời một thời đại hoàng kim. Một Maria khiêm tốn với thân phận của một nữ tì, thế mà
Chúa đã chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế. Và khi Chúa đến, thì ai là những người đầu tiên được diễm phúc đón nhận tin mừng giáng sinh, nếu không phải là những mục đồng, những kẻ chăn chiên vất vả nghèo túng. Rồi những môn đệ được Chúa mời gọi để cộng tác với Ngài
trong việc rao giảng Phúc âm là ai nếu
không phải là những bác tuyền chài quê mùa và
dốt nát.
Chính Chúa cũng vậy. Ngài không đến với binh đội hùng hậu, nhưng đến dưới vóc dáng của
một hài nhi bé nhỏ, nghèo túng, không
một mái nhà ẩn náu.
Vậy tại sao Ngài lại
dành Tin mừng và phúc lành
cho những kẻ khó nghèo
và dành yêu
thương cho những người bất hạnh?
Dĩ nhiên có nhiều lý do, nhưng hôm nay tôi
chỉ xin đưa ra một lý do rất đơn giản mà thôi. Sở
dĩ Chúa hành động như vậy là vì người giàu sang và quyền
thế thường
hay cậy dựa vào sức
riêng của mình, nên rất
dễ sinh ra kiêu căng. Mà đã kiêu
căng, thì chắc chắn sẽ bị Chúa loại trừ. Trong Kinh thánh, Chúa
đã phán:
- Ta chống lại
kẻ kiêu căng.
Hay trong lời kinh ngợi khen, Mẹ Maria cũng đã nói:
- Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao
nhưng người
phận nhỏ.
Vì thế, thánh
Gregorio đã nói:
- Kiêu căng là dấu chỉ rõ ràng nhất
của kẻ đã bị Chúa loại trừ.
Trái lại, người
nghèo hèn và bất hạnh
sẽ cảm thấy mình yếu đuối, thấp hèn và thiếu thốn, nên dễ đặt trót niềm tin tưởng, cậy trông và phó
thác vào Chúa, dễ đón nhận Tin mừng và được
Chúa chúc phúc.
Muốn bỏ một vật gì vào túi,
thì chiếc túi phải rỗng. Nếu túi đã đầy
thì làm sao
nhét vào cho được. Cũng thế, kẻ kiêu căng
chất đầy tâm hồn những
tự phụ, tự mãn, tự
cao thì đâu
còn chỗ cho Chúa nữa.
Trong khi đó người nghèo hèn và bất
hạnh luôn cảm thấy tâm hồn mình
trống để cho tình thương
của Chúa hoạt động.
Từ đó, chúng ta đi tới kết luận: người nào coi mình chỉ
là một con số không, thì sẽ
có đủ chỗ cho Đấng
vô cùng. Trái lại, kẻ nào coi mình là vô cùng,
thì trước mặt Chúa chỉ là một con số không mà thôi.
|