Công bố
năm hồng ân
Sau khi Chúa Giêsu đã lãnh
nhận lễ rửa của Gioan và vào sa mạc để
chịu ma quỷ cám dỗ. Ngài ở lại Giuđê
một thời gian rồi quay về Galilê. Nơi đây
Ngài bắt đầu một chức vụ mà Luca
để dành sáu đoạn trong Phúc Âm ông viết
để nói đến. Ông kể ra ba đặc
điểm của chức vụ này: được thi
hành do quyền năng của Chúa Thánh Thần, danh tiếng
Ngài được dồn rộng khắp xứ, cách
giảng dạy có uy quyền giữa công chúng.
Nơi đâu tiên Ngài
thăm viếng và giảng bài giảng đầu tiên là tại
hội đường Nadaret không phải là một làng, nó
được gọi là ‘Polis’ nghĩa một thành hay
một thị trấn, và có thể có tới hai mươi
ngàn dân. Nadaret tọa lạc trong một vùng đất
của sườn đồi của Galilê gần cánh
đồng Gitrien. Chỉ cần leo lên đỉnh
đồi vượt cao trên mặt thành là có thể
thấy toàn cảnh bao la hàng dặm chung quanh đó. Geoge
Ađam Smith diễn ra phong cảnh từ đỉnh đó
như sau: “Lịch sử của Israel mở ra trước
mặt chúng ta: kia là cánh đồng Edroelon, nơi Đêbora
và Barac đã chiến đấu, nơi Giêđêon đã
thắng trận vẻ vang, nơi vua Saolê đã thảm
bại, và chính nơi này Giosia đã bị giết trong
chiến trận. Kia là vườn nho của Na-bốt,
chỗ Giêhu giết Giêsaben, kìa nữa là đất Sunem,
nơi tiên tri Êlia đã sống, kìa là núi Các-men, nơi tiên
tri Êlia đã đánh trận oanh liệt với các tiên tri
Ba-an, và xanh canh ở đàng xa là Địa Trung Hải và
các đảo. Nhưng không phải chỉ có lịch
sử Israel
ở đó, mà lịch sử thế giới cũng mở
ea từ trên đỉnh đồi Nagiarét. Có ba con
đường lớn vây quanh Nagiarét. Có con đường
từ phía nam đưa các khách hành hương lên Giêrusalem. Có
con đường lớn dọc bờ biển để
đưa những đoàn thường gia chở nặng
hàng háo từ Ai-cập lên tới Đa-mát. Có con
đường lớn đi về Phương Đông cho
những đoàn doanh thương từ xứ Arabi tới,
và cũng có những đoàn quân viễn chinh La-mã tiến
về các biên giới miền Đông của đế quốc.
Thật sai lầm nếu nghĩ rằng Chúa Giêsu lớn
lên tại một nơi hẻo lánh. Ngài lớn lên trong
một thành có tầm cỡ lịch sử và có các trục
lộ giao thương của thế giới chạy qua
ngay trước ngọ. Chính nơi đây Chúa Giêsu đã
giảng bài quan trọng chứa đựng cả
chương trình chức vụ của Ngài hay cũng có
thể gọi được là bản tuyên ngôn về công
tác cứu rỗi mà Ngài đến thực hiện.
Hôm ấy là ngày sabat. Các bà con bạn hữu và những
người đồng hương của Chúa Giêsu
đều hội họp đông đảo tại nơi
thờ phượng chung là hội đường. Tất
cả đều nóng lòng muốn được nghe
một người mà họ quen biết nhiều, một người
mới thình lình nổi tiếng. Có thể là Ngài yêu cầu
hoặc là người phụ trách hội đường
đưa cho Ngài cuộn da ghi lời Kinh Thánh của tiên
tri Isaia để hướng dẫn giờ đọc
Lời Chúa. Ngài mở nhằm chỗ nói về niềm vui
của năm hồng ân, tác giả mô tả sự vui
mừng của những kẻ trở về sau cuộc
lưu đày từ Babylon. Chúa Giêsu đọc xong thì
ngồi xuống như cách các giáo sư nhà hội
thường làm. Tất cả đều chăm chú nhìn
Ngài chờ đợi, Ngài lợi dụng dịp này
để công bố lời tiên tri này được
ứng nghiệm nơi chính Ngài, Ngài tuyên bố Ngài chính là
Đấng Mêsia (Cứu Thế) đã được hứa.
Lời tiên tri bắt đâu với câu “Thánh Thần Chúa
ngự trên tôi”, đem áp dụng cho Ngài, có nghĩa rằng
ngài đã được xức dầu tấn phong, không
phải bằng dầu thương như các tiên tri,
thượng tế hay vua, nhưng bằng Thánh Thần
để làm Đấng Được Xức Dầu hay
Đấng Kitô của Thiên Chúa. Với tư cách ấy,
Ngài sẽ giảng Tin Mừng cho người nghèo về thuộc
thể cũng như thuộc linh. Ngài sẽ công bố
sự giải póng hco những kẻ bị tù đày vì
tội lỗi, và thiết lập những nguyên tắc
rồi đây sẽ đem lại sự tự do cho nhân
loại. Ngài sẽ giúp cho kẻ bị áp bức
được tự do, nghĩa là cởi bỏ những
hậu quả và sự độc ác của lòng ích kỷ
và tội lỗi. Ngài sẽ rao truyền một thời
đại ân điển cho tất cả. Như vậy
với những lời mô tả về sự giải póng
nô lệ và niềm vui của năm hồng ân, Chúa Giêsu
đã diễn đạt tính chất ân điển và
phước hạnh của chức vụ Ngài.
Chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng hơn để
thấy được dưới tác động của
Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu đã vận dụng Kinh Thánh
Cựu ước như thế nào cho sứ mệnh
cứu thế của Ngài.
Khi Chúa Giêsu giảng dậy trong các nhà hội,
thường vẫn có đọc Sách Thánh, như đây là
cơ hội duy nhất chúng ta được biết Ngài
chọn bản văn. Và những lời đầu tiên
được Ngài công bố trong bản văn Thánh
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi.” Người có thể
nhận thấy niềm hoan lạc tỏa ra từ
giọng nói và nét mặt khi Ngài thốt ra Thần Khí Chúa,
lời mà tiên tri Isaia đã ghi lại mà không nắm bắt
hết nội dung, còn Ngài thấu hiểu trọn vẹn ý
nghĩa. Khi công bố “Thần Khí Chúa”, Ngài muốn tôn vinh
tác giả Thần Linh, Đấng đã linh hứng
lời tiên tri và bây giờ đây hướng dẫn
việc thực hiện. Âm thầm và mau mắn, Chúa
muốn cho thấy chính Thần Khí Chúa là nguồn gốc
sứ mệnh của Ngài và hướng dẫn mọi
đường đi nước bước. Ngài dùng chính
từ ngữ mà chính Thần Khí đã bảo nhà tiên tri.
Trước những người đồng
hương Nagiarét, việc nêu rõ tên như thế này mang
lại một tầm quan trọng hơn. Chúa Giêsu đang ở
trong làng nơi đã nhiều năm sinh sống, ai cũng biết
rõ gia đình Ngài: “Đây không phải là con ông Giuse sao?” Câu
nói biểu lộ sự ngạc nhiên thấy con của
một người thợ tầm thường lại có
được khôn ngoan và quyền năng như thế. Nhưng
cũng hé mở cho thấy niềm xác tín rằng một
giá trị cao cả như thế không thể do nguồn
gốc gia đình mang lại. Chúa Kitô lập tức
phải đối đầu với nhóm thính giả
gợi ra gia đình thần linh mà Ngài đang thuộc
về. Chẳng phải gia đình nhân loại đem
lại cho Ngài những danh hiệu cho công trình Ngài đang
đảm nhiệm, nhưng là Thần Khí của
Đức Chúa. Ít ra các thính giả hiểu rằng Ngài
đang nại đến uy quyền thần linh, Ngài tuyên
bố giáo ký và hành động của Ngài là do Thiên Chúa
đặt định. Ngay lúc này họ chưa có thể
nhẫn ra Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến một ngôi
vị thần linh khác, vì cho đến lúc này họ chưa
hề có được ý tưởng Thần Khí là một
Ngôi vị Thiên Chúa. Nhưng ý tưởng này đã bao hàm
trong lời nói của Chúa Cứu Thế.
May mắn hơn dân làng Nagiarét, chúng ta biết
được nghĩa Chúa Giêsu áp dụng cho lời tiên
tri. Chúa Giêsu áp dụng cho Ngôi vị thần linh khác là
nguồn gốc và điều khiển sứ mệnh
cứu thế của Ngài. Để sứ mệnh của
Ngài được điều hành do Thiên Chúa, chỉ
cần Ngôi Hai Thiên Chúa làm người hoàn thành cũng
đủ, thế nhưng Chúa Giêsu dựa vào sự hiện
diện của Đức Chúa trên Ngài. Ngài xác nhận vai trò
chủ quản của Thần Khí, và hơn thế, ở
phía sau vai trò nguyên thủy tối quan trọng của Chúa
Cha, là nguồn gốc của tất cả; vì nếu
từ “Thần Khí” hướng về Chúa Thánh Thần, thì
từ “Đức Chúa” trong ý của Chúa Giêsu phải quy
hướng đặc biệt về Ngôi Cha, và như
thế tất cả gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa
được gợi lên. Như thế là theo chương
trình của Thiên Chúa, Đức Kitô hoạt động
nhờ Chúa Thánh Thần là Thần của Chúa Cha, đang
ngự trong Ngài.
Cần hiểu đúng ý nghĩa việc Thần Khí
ngự trên Đức Giêsu. Lời sấm trong sách tiên tri
Isaia cho thấy một sự hiện diện qua việc
xức đầu và trao ban một sứ mệnh. Nếu
Thần Khí của Đức Chúa ngự trên Ngài là vì
Đức Chúa đã xức dầu cho Ngài. Xức dầu
là dấu chỉ thánh hiến một người, biệt riêng
ra để phục vụ Thiên Chúa và mặc lấy
quyền năng do Chúa ban như xưa trong Cựu
ước, quyền làm vua, làm tiên tri, làm tư tế.
Chúa Kitô quả quyết Ngài được xức
dầu do Đức Chúa, từ Thiên Chúa Cha. Không phải
dầu vật chất, nhưng là chính Thánh Thần. Chính
trong Thánh Thần mà Chúa Giêsu được thánh hiến
để phục vụ Chúa Cha, chính do Thánh Thần mà Ngài
nhận được quyền năng. Danh hiệu Kitô
của Chúa Giêsu là do Thánh Thần, vì danh hiệu này theo nguyên
ngữ là “Đấng được xức dầu”. Vì
thế mỗi khi nhắc tới danh hiệu Kitô là nêu ra
việc Ngài được Chúa Thánh Thầnt hánh hiến.
Việc xức dầu là đề hoàn thành một
sứ mạng. Khi đọc lời tiên tri, Đức
Giêsu loan báo sứ mạng mà Thần Khí Chúa trao cho Ngài thi
hành. Điều đáng lưu ý là Ngài cắt ngang ngay giữa
câu. Lời sấm ghi: “Thần Khí của Đức Chúa là
Chúa Thượng… Ngài sai tôi công bố một năm
hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục
của Thiên Chúa chúng ta.” (61,2), Chúa Giêsu ngừng lại sau
“Năm hồng ân” và bỏ qua loan báo “ngày báo phục”. Ngài
không đến để loan báo ngày báo phục của Thiên
Chúa, nhưng để công bố năm hồng ân. Như
thế chữ cuối cùng “Năm hồng ân” diễn
tả phúc lộc của Thiên Chúa phù hợp với chữ
đầu tiên “Thần Khí Chúa”. Thần Khí Chúa làm cho sứ
điệp và công việc của Chúa Giêsu thành dấu
chứng của tình yêu Thiên Chúa. Khi bỏ đi phần báo
phục, Chúa Kitô muốn chứng tỏ rằng Chúa Thánh
Thần chỉ thông chuyển tình yêu qua Ngài. Có thể coi
Chúa Thánh Thần như là hồn của sứ mệnh
Đức Giêsu. Chính Chúa Cha giao nhiệm vụ cho Chúa Con,
khi thi hành sứ mệnh này, Chúa Thánh Thần đã tác
động cho Chúa Con, chính Ngài qua Chúa con “loan báo Tin Mừng
cho người nghèo khổ.” Khi Chúa Giêsu hăng say rao
giảng cho quần chúng, chính Thánh Thần linh động
lời Ngài và thấu vào tâm trí người nghe. Chính Chúa
Giêsu cũng không đưa ra dấu hiệu nào khác minh chứng
cho sứ mệnh của Ngài bằng nại đến ban
phát tình thương. Khi Gioan Tẩy giả nóng lòng chờ
đợi thiết lập vương quốc thiên sai,
từ trong ngục tù sai người hỏi Chúa Giêsu: “Ngài
có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còn
phải chờ đợi đấng nào khác?” Chúa Giêsu
trả lời bằng cách nhắc cho vị Tiền Hô
lưu ý tới thể hiện tinh thần yêu thương,
Thần Khí đã giáng xuống dưới hình chim bồ câu
để làm cho dung nhan Đấng Cứu Thế có diện
mạo Con Chiên lành. Đừng chờ đợi nơi
Đấng Cứu Thế một quyền năng nào khác
ngoài tình yêu được ban phát giờ đây. Để
nhắc lại Thần Khí Chúa ngự trên Ngài, Chúa Giêsu trích
dẫn chính lời tiên tri Isaia, và kể lại cho Gioan điều
mắt thấy tai nghe: “Mù được thấy, què
được đi, phong cùi được khỏi,
điếc được nghe, kẻ chết sống
lại và Tin Mừng được loan báo cho người
nghèo.” (Mt 11,4,6)
Chúng ta đã được tháp nhập vào Đức
Kitô với Bí tích Rửa tội. Không gì thích hợp hơn
để chúng ta áp dụng trong thực tế lời kinh
Năm Thánh 2000: “Lạy Cha, xin cho chúng con trong Năm Toàn Xá,
biết vâng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, biết trung thành
theo Đức Kitô, biết chuyên cần lắng nghe lời
Chúa, và năng đến với nguồn mạch ân
sủng.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh,
Chỉ có Chúa là Thiên Chúa và là Đấng Tối Cao,
Chúng con xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
Lạy Cha, xin dùng sức mạnh của Chúa Thánh
Thần, làm cho Hội Thánh thêm nhiệt tâm loan báo Tin
Mừng, cách thích hợp trong thời đại mới. Xin
dẫn bước chúng con trên khắp nẻo
đường trần gian, để rao giảng
Đức Kitô bằng tất cả đời sống, và
hướng cuộc lữ hành dương thế của
chúng con, tiến về thành đô ánh sáng trên trời. Xin cho
các môn đệ Đức Kitô được tỏa sáng
nhờ biết yêu thương những kẻ nghèo hèn và
những người bị áp bức. Xin cho họ biết
liên đới với những kẻ khốn cùng và
quảng đại sống bác ái yêu thương. Xin cho
họ biết khoan dung với mọi người hầu
chính họ cũng được hưởng lòng Cha tha
thứ khoan dung…”
|