BÀI
LỜI CHÚA 40
Thương linh hỒn bẢy
mỐi (Phần V)
Trích Tin Mừng Matthêu 18.21-35
21
Một lần kia, ông Phê-rô
đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng :
“Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm
đến con, thì con phải tha đến mấy lần ?
Có phải bảy lần không ?” 22 Đức
Giê-su đáp : “Thầy không bảo là đến bảy
lần, nhưng là đến bảy mươi lần
bảy.”
Để cho Phêrô hiểu
bài học quan trọng này, Đức Giêsu dùng một
dụ ngôn mà dạy :
23
“Vì
thế, Nước Trời cũng giống như
chuyện một ông vua kia gọi các đầy tớ
của mình thanh toán sổ sách. 24 Người
ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua
mười ngàn yến vàng. 25 Y
không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng
tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy
tớ ấy sấp mình xuống bái lạy : “Thưa Ngài,
xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả
hết.” 27 Tôn chủ của tên
đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương,
cho y về và tha luôn món nợ.
28
Nhưng
vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy
gặp một người bạn, mắc nợ y một
trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà
bảo : “Trả nợ cho tao !” 29 Bấy
giờ, người bạn sấp mình xuống năn
nỉ : “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi
sẽ lo trả anh.” 30 Nhưng y
không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến
khi trả xong nợ.
31
Thấy
sự việc xảy ra như vậy, các đồng nghiệp
của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn
chủ đầu đuôi câu chuyện. 32
Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và
bảo : “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha
hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi
đã van xin ta, 33 thì đến
lượt ngươi, ngươi không phải
thương xót đồng bạn, như chính ta đã
thương xót ngươi sao ?” 34 Rồi
tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành
hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.
35
Ấy
vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ
đối xử với anh em như thế, nếu
mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho
anh em mình.”
* Đó là lời Chúa ! – Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa
!
Suy niệm Lời Chúa
Đây
là một việc thương người khó thực hành hơn
hết : sự tha thứ ! Đó cũng là
Mối thương linh hồn thứ
năm : Tha kẻ dể ta :
Chúng ta
phải tha thứ không phải 7 lần mà 70 lần 7, những
điều người ta đã xúc phạm đến ta.
Thực ra những xúc phạm này rất nhỏ nhoi so
với muôn vàn tội lỗi tầy đình ta xúc phạm
đến Chúa uy linh cao cả, thế mà Chúa đã thương
xót tha thứ cho ta. Cái lầm của ông Phêrô là ở
chỗ : tưởng tha vài lần cho người ta là
đủ ! Dụ ngôn rất hay trên đây, Chúa Giêsu nói cho
ông tỉnh ngộ - và chắc chắn cũng cả cho ta
nữa, vì sự tha thứ nhiều khi là một
điều vô cùng khó khăn đối với ta ! Chắc
tất cả anh chị em có mặt đây cũng
đồng ý chứ ?
Người
bầy tôi trong dụ ngôn đây mắc nợ vua một
vạn nén vàng (khoảng mấy trăm tỷ
đồng tiền VN). Thật là một món nợ
khổng lồ ! Vì không có để trả, nên nhà vua ra
lệnh tịch thu gia sản, và thời đó đem bán ông
ta cùng vợ con làm nô lệ để trả ít ra một
phần. Ông ta liền quì xuống, khẩn khoản van xin
vua khoan hồng, để ông tìm cách góp nhặt mà trả.
Động lòng thương, Vua thả ông ta, lại còn tha
bổng cho cả món nợ. Vài ngày sau, đi chơi ngoài
phố, ông bắt gặp một bạn đồng
nghiệp nợ ông một món tiền nhỏ (vỏn
vẹn khoảng một triệu đồng). Ông ta
liền túm lấy đòi cho bằng được số
nợ. Người bạn chưa trả nổi, năn
nỉ xin thư thả sẽ lo trả hết, nhưng nói
mấy ông ta cũng không chịu tha, lại còn bắt giam bạn
vào ngục…
Nghe các
bạn ông báo cáo sự việc, Vua nổi giận, sai
bắt ông ta vào triều mà vạch rõ cái tội của ông
ta :
- Đồ bất nhân bất
nghĩa ! Trẫm đã tha bổng cho ngươi, vì
ngươi nài xin trẫm. Há ngươi không phải
thương xót và tha cho bạn ngươi, như trẫm
đã thương và tha cho ngươi sao ?
Lần này,
Vua không tha cho ông ta nữa, sai lính giam vào tù và hành hạ y cho
đến chết.
Từ
dụ ngôn đó, Chúa Giêsu đưa ra bài học đáng
sợ :
“Cũng vậy, Cha
Ta, Đấng ngự trên trời, sẽ xử với các
ngươi như thế, nếu mỗi người không
thật lòng tha cho anh em mình!”
Lời Chúa
dạy quá rõ, chẳng cần thêm gì ; trong thực tế,
chỉ xin nhớ điều này : Nếu trong lòng ta còn
cưu hờn, tích oán bất kỳ ai, người dưng
hay người thân trong gia đình, trong họ hàng, mà không
tha thứ tự đáy lòng, thì ta có đi xưng tội
cả chục lần, các tội ta vẫn không
được tha, dù cha giải tội có lầm không
biết mà cứ ban phép giải tội. Nếu đi
rước lễ sau đó, lại thêm phạm sự thánh,
vì Chúa Giêsu đã dạy : “Khi anh sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh
em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy
để của lễ lại đó trước bàn
thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã,
rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt
5.23-24). Bằng không, mọi
việc đọc kinh, lần hạt, việc lành phúc
đức lúc ấy đều vô giá trị trước
mặt Chúa. Cách đây ít năm, có bà kia đi dự khóa
Thánh Linh, thấy các người khác được
đầy các ơn lạ lùng : nào vui mừng, bình an, nào nói
tiếng lạ, có người được Chúa ban ơn
an ủi đến ngây ngất... ; còn mình thì cứ trơ
trơ ra như đá, lạnh như đồng. Bà
buồn quá, đến hỏi Cha hướng dẫn khóa
cầu nguyện, thì Cha bảo :
- Cố xét mình xem con còn mắc
kẹt gì không ?
Về
nhà, bà xét mình : chẳng thấy nợ nần ai, chẳng
lấy của ai, không gian tham, không dâm ô, không bỏ
lễ... Mãi vài hôm sau, chợt nhớ mình còn giận
chồng, hận con... Như một ánh sáng bởi trời
soi thấu nỗi u ẩn, bà đầy lòng hối
hận, ăn năn, đi xưng tội và quyết lòng
tha thứ tất cả. Quả nhiên, hôm sau, lúc giờ
cầu nguyện, bà được Chúa ban xuống cho bà
muôn hồng ân, bình an, vui mừng và cho bà được ân
tứ cầu nguyện bằng tiếng lạ nữa. Ôi !
Kể sao xiết nỗi vui mừng !
Có
thể nói : tha thứ cũng là một hành vi thương
xót. Hãy xem lại dụ ngôn trên : Người bầy tôi độc
ác không thương nên nhất định bỏ tù bạn
! Nếu ông có chút động lòng thương xót thì ông
đã tha thứ cho bạn, chẳng bỏ tù bạn… Chúa
Giêsu trong dụ ngôn cũng đã chỉ ra : Như Ta đã chạnh
lòng thương, mà tha cho ngươi, thì đến
lượt ngươi, ngươi không phải
thương xót đồng bạn, như chính ta đã
thương xót ngươi sao ?
Mối thứ sáu : Nhịn kẻ
mất lòng ta :
Mối
này hơi khác với mối trước. Không còn là
chuyện tha thứ, song là nhịn nhục, nhẫn
nại, chịu đựng những cử chỉ,
những thái độ, tính nết, lời ăn, tiếng
nói của kẻ khác làm ta khó chịu, đau đớn,
khổ sở... Tha thứ thì chỉ đôi khi xảy ra,
chứ nhịn nhục thì xảy ra hàng ngày. Vì đã
sống chung thì có đụng chạm. Mỗi người
mỗi tính, mỗi người mỗi ý riêng, quyền
lợi riêng, sở thích riêng, nên dễ va chạm, dễ làm
mất lòng nhau. Thánh Phaolô dạy : “Hãy vác gánh nặng của nhau, và như thế, anh em
sẽ giữ trọn luật của Chúa Kitô” (Gl 6.2) - “Hãy
chịu đựng lẫn nhau trong lòng mến, với
hết lòng khiêm nhường và hiền từ... Hãy hăm
hở duy trì sự hiệp nhất của Thần Khí, trong
sự hòa thuận” (Ep 4.2-3) - “(Ai có) lòng bác ái thật thì
sẽ chịu đựng được mọi sự,
bao dung mọi sự, kiên nhẫn trong mọi sự” (1Cr
13.7).
Hãy noi
gương Thiên Chúa, vì Kinh Thánh nói : “Bất chấp các tội phạm trước kia
của loài người (kể từ tội của
Ađam, suốt bao nghìn năm), Thiên
Chúa vẫn cầm mình nhẫn nại... cho đến
thời Người sai Đức Giêsu đến
để cứu kẻ nào có lòng tin” (Rm 3.26). Người
cũng đau buồn vì tội lỗi loài người
lắm chứ ! Kinh Thánh cho biết : “Yavê thấy sự dữ của loài người
đã ra nhiều..., suốt ngày họ chỉ mưu tính
sự độc dữ. Và Yavê đã phải đau
phiền trong lòng...” (Kn 6.5-6). Đức Mẹ cũng
nói : “Ngày nay Thiên Chúa vẫn còn đang đau đớn vì
tội lỗi nhân loại”. Thế mà “Người đã cầm mình lại, khoan dung,
chịu đựng ta” (Rm 9.22). Thiên Chúa đã nhẫn
nhịn, là chờ ta ăn năn hối cải để
được cứu. Thư thứ hai
của Th.Phêrô viết : “Chúa không chậm trễ thực
hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người
chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn
đối với anh em, vì Người không muốn cho ai
phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi
người đi tới chỗ ăn năn hối
cải.” (3.9). Đến
lượt ta cũng phải nhẫn nhịn chịu
đựng anh chị em ta như thế, nhờ đó có
khi họ sẽ thay đổi nên tốt.
Thành thực mà nói, tha thứ hoặc nhịn nhục
là chuyện rất khó. Tại sao ? Tại ta có lẽ đã
nhìn vào “cái tôi” của mình nhiều quá, ta thấy ta bị
xúc phạm, quyền lợi ta bị thiệt thòi, tự ái
ta bị tổn thương, hoặc vì ta nhìn chằm
chằm vào các lỗi lầm nơi anh chị em khác, càng thấy
sai trái, càng thấy thái độ hay càng nghĩ đến
lời ăn, tiếng nói xúc phạm của họ, ta càng
bừng bừng tức giận... Nhưng nếu
ngược lại, ta nhìn lên Thánh giá, Chúa đang chịu đóng
đinh giữa vô vàn khổ đau, Ngài đã thốt lên
lời van : “Xin Cha tha thứ vì
họ lầm chẳng biết”..., ắt ta sẽ múc
được sức mạnh mà nhịn nhục, chịu
đựng và tha thứ cho người đời.
Mối thứ bảy:
Cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết.
Việc
cầu cho kẻ chết, giáo hữu chúng ta lo khá chu đáo
rồi, họ thường xuyên xin dâng Lễ, lúc
đọc kinh bao giờ cũng có câu: “…Xin cho các linh
hồn Nơi Luyện Ngục được lên chốn
nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa Trời sáng
láng vui vẻ vô cùng”. Ở đây, chỉ bàn đến
cầu cho kẻ sống, nhất là tội nhân. Trong khi giúp
kẻ có tội, có những trường hợp ta không
thể nói, hay không thể làm gì cho họ cả. Lúc ấy,
ta phải biết giữ thinh lặng. Nhưng không
phải thinh lặng thụ động, mà thinh lặng tích
cực, nghĩa là liên lỉ chú tâm lo lắng cho họ,
nhất là liên lỉ cầu nguyện cho họ. Kèm với
lời cầu, lại còn dâng thêm các hi sinh, hãm mình, việc
lành phúc đức nhất là Thánh Lễ để chỉ
cho họ. Tỉ dụ : trong gia đình, có người con
đã lớn mà nghiện ngập, nhậu nhẹt, hư
hỏng... Nói mãi, khuyên mãi cũng không ăn thua gì. Từ
nay, cha mẹ, phụ huynh bớt nói, bớt khuyên, bớt
thúc giục, bớt la mắng ; nhưng cầu nguyện
nhiều cho nó, hi sinh, hãm mình nhiều chỉ cho nó,
đặc biệt hãy dâng nó cho Trái tim Vô Nhiễm Mẹ
Maria, cốt ý để
Chúa/Mẹ nói với nó. Chúa và Đức Mẹ biết
cách nói hơn ta. Còn ta nhiều khi vì nóng nảy, sốt
ruột, vì tư lợi mà la mắng, nói nặng nói
nhẹ... rách việc hết.
Như
vậy, cầu nguyện
là hành vi căn
bản trong việc
lo phần rỗi linh hồn mình cũng như linh hồn
kẻ khác. Cầu nguyện với lòng tin tưởng phó
thác, đặc biệt trong cộng đoàn hoặc gia
đình, hoặc xứ đạo càng tốt : dù chỉ có hai
hay ba người. Chúa hứa : “Quả
thật, nếu trong anh em, hai ba người dưới
đất đồng thanh xin về bất cứ việc
gì, thì Cha Thày, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho.
Vì đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Thày, thì
có Thày ở đó, giữa họ” (Mt 18-19-20).
Tích
truyện
Nhờ Chúa mới tha
thứ được !
Liền sau thế chiến II, Bà Co-ri-tan-bun,
với những vết sẹo trên thân thể - tàn tích
của những khổ hình bà phải chịu trong trại
tập trung Đức quốc xã - đã đi khắp Âu
châu rao giảng sự tha thứ cho những kẻ đã
làm hại mình. Thế nhưng vào một Chúa Nhật
nọ, trong một Nhà Thờ của thành phố Munich, sau
khi kêu gọi mọi người hãy tha thứ cho nhau, Bà
bước ra ngoài thì bất ngờ đối diện
với một khuôn mặt quen thuộc. Đó là dung mạo
của người lính đã hành hạ bà và hàng ngàn nữ
tù nhân khác trong trại tập trung. Nhớ lại những nỗi
đau đớn, tiếng than khóc, những cảnh tra
tấn, tâm trí Bà nổi dậy mạnh mẽ những
tiếng kêu trả thù. Lúc đó người đàn ông
tiến lại khiêm tốn đưa tay ra vừa muốn
bắt tay bà vừa nói : “Thưa Bà, tôi rất cảm ơn
những lời tốt đẹp của Bà lúc nãy kêu
gọi sự tha thứ. Xin Bà tha thứ cho tôi”. Bà
Co-ri-tan-bun như chết điếng, vì trước
đây bà đã cầu nguyện và quyết chí tha thứ
thật sự, nhưng giờ đây đối diện
với con người cụ thể đã tra tấn mình,
bà đứng lặng im, tay không thể nào chìa ra bắt tay
người đến xin bà tha thứ.
Sau này vào năm 1971 khi kể lại
biến cố ấy trong cuốn sách “Nơi ẩn
trốn”, bà đã cho biết ”Trong giây phút thinh lặng
đó, tôi đã cố gắng dâng lên Chúa lời nguyện :
Lạy Chúa, Chúa thấy con chưa thể tha thứ cho
người đã làm khổ con. Xin Chúa hãy ban cho con
những tâm tình của Chúa để con có thể tha
thứ như Chúa”. Và chính trong lúc đó Bà đã hiểu
rằng con người chỉ có thể tha thứ cho nhau
khi nhìn nhận tình yêu thương và sự tha thứ
của Thiên Chúa.
…
|