BÀI LỜI CHÚA 37
Thương linh hỒn bẢy
mỐi (Phần II)
Trích
Thánh thư 1 Corintô 9.16-22
Thánh
Phaolô viết cho tín hữu Corintô : 16 Nếu tôi rao
giảng Tin mừng, đó không phải là lý để mà tự
hào, vì đó là điều khẩn thiết giáng xuống
trên tôi. Khốn cho tôi, nếu tôi không loan báo Tin mừng ! 17Vì
giả như tôi tự ý làm việc ấy, ắt tôi có
công. Nhưng nếu không tự ý, thì đó là nhiệm vụ
Thiên Chúa đã giao phó cho tôi. 18Vậy thì công lênh
của tôi đâu? Ở chỗ tôi loan báo Tin mừng không
công, chẳng tận hưởng quyền Tin mừng dành
cho tôi.
19Tôi
… đã tự làm nô lệ của mọi người,
để chinh phục được nhiều
người hơn.
20Với
người Do Thái, tôi đã trở nên như người Do
Thái, để chinh phục người Do Thái. Với
những ai sống dưới Lề luật, tôi đã nên
như người ở dưới Lề luật, - dù tôi
không còn phải ở dưới Lề luật -
để chinh phục những ai ở dưới Lề
luật. 21Với những ai ở ngoài Lề
luật, (tôi đã nên) như người ở ngoài Lề
luật - dù tôi không sống ngoài Luật Thiên Chúa, song là trong
Luật Đức Kitô - để chinh phục những
người ở ngoài Lề luật.
22Với những
người yếu, tôi đã nên yếu, để chinh
phục những người yếu. Với mọi
người, tôi đã nên tất cả mọi sự cho
mọi người, để bằng mọi cách cứu
được một ít người…
* Đó là lời Chúa !
– Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Nghe
mấy lời Thánh Phaolô nói mà thấy hổ thẹn !
Nhiệt tình rao giảng Tin Mừng, hay nói nôm na, nhiệt
tâm làm tông đồ của thánh nhân thật lạ
thường. Không những ông coi đó là một việc
làm vô vị lợi : “Tôi loan báo Tin Mừng không công”, không nhận một thù lao nào từ phía tín
hữu, ông cùng những người cộng sự tự
làm việc để sinh sống, ông làm nghề dệt
lều. Mà còn coi đó là một việc khẩn thiết,
một nhiệm vụ được Thiên Chúa giao phó, không
làm thì chuốc khốn vào thân. Chưa hết, ông còn tận
tình uốn mình sống như những người ông
muốn rao giảng Tin Mừng cho. Hạng người này
thế này, ông uốn mình sống theo cách của họ,
hạng người kia thế kia, ông cũng làm như
vậy. Mục đích để làm gì ? Ông nói : “Tôi
đã nên tất cả mọi sự cho mọi
người, để bằng mọi cách cứu
được một ít người…” Đó không
phải chuyện dễ. Chúng ta thử tưởng
tượng, gặp người làm nghề giúp việc
nhà, ta muốn chinh phục họ về cho Chúa Giêsu, ta có dám
làm nghề đó để gần gũi họ mà giới
thiệu Chúa Giêsu cho họ ?
Thôi
! chúng ta chịu thua, vì ngài là đại thánh,
được chính Chúa Giêsu phục sinh hiện ra, ta làm sao
bì được. Ít nhất, chúng ta theo đòi gương
ngài được chừng nào hay chừng nấy. Bài
trước chúng ta đã suy nghĩ về bản thân chúng
ta, làm sao thắp lên trong ta lửa yêu thương các linh
hồn đang có nguy cơ rơi vào chốn trầm luân,
bài này, chúng ta nghĩ đến con em chúng ta, các thanh thiếu niên nam nữ,
để cũng giúp chúng
được sự đó. Các em còn trẻ, dễ uốn nắn, dễ tập
biết lo ích lợi thiêng liêng cho tha nhân.
Cha mẹ, phụ huynh tập cho con em mình thế nào ?
Trước tiên là bằng gương sáng, bằng lời
nói và đời sống mình. Nếu ngay từ nhỏ, các
em được phụ huynh nói với các em về Chúa,
khuyến khích yêu mến, làm đẹp lòng Chúa, và cùng
cầu nguyện với các em, đưa các em đi nhà
thờ, dạy các em biết cách lo lắng cho linh hồn
tha nhân, thúc giục các em giúp đỡ các kẻ có tội,
và cầu nguyện, hi sinh cho họ, tập cho các em
biết làm việc tông đồ, truyền giáo bằng
lời nói, việc làm, bằng chính gương hăng hái
tông đồ của phụ huynh... các em sẽ tiêm
nhiễm thói quen tốt lành đó, lúc lớn lên các em có
thể tự động làm lấy một mình.
Nhưng,
buồn thay ! Nhìn vào gia đình Công giáo, nhiều gia đình lơ
là trong trách nhiệm ấy. Thành ra, các tính tốt tiềm
tàng nơi các em dễ bị mai một, chôn vùi đi.
Phần nhiều, phụ huynh chỉ nghĩ đến
chuyện lo sức khỏe, lo cho đi học, thi
đỗ, thành công, có công ăn việc làm, dựng vợ
gả chồng, có tiền xài..., toàn lo cho có những cái hay,
cái đẹp trước mắt người đời !
Nếu có phụ huynh nào lo lắng về việc
đạo của con em, thì thường thấy họ
chẳng biết nói gì giảng giải cho con cái hiểu
về Chúa, về Bí tích, về Thánh Lễ v.v…,có hiểu
chúng mới thích. Quanh đi quẩn lại chỉ nghe thúc
giục : đi nhà thờ đi, đi Lễ, đi xưng
tội đi ; hoặc dạy cầu xin những
điều vật chất...
Thảm
hơn nữa, nhiều con em chỉ nhìn thấy phụ
huynh đưa ra những lời nói, những cử chỉ
vô đạo, hoặc lãnh đạm với Chúa, với
phần rỗi... Chưa kể các em luôn thấy
trước mắt những gương xấu tham
tiền tham bạc, tham công ăn việc làm, buôn bán gian
dối, chẳng có chút chi đạo hạnh….
Nói tóm, con em chỉ thấy trong gia đình một
lối sống ngoại đạo... được che
phủ bằng vài phút đọc kinh nghêu ngao, chán
chường lúc sáng tối... Còn cả ngày, Thiên Chúa hình
như vắng bóng, không một ai nhắc nhở
đến Ngài. Thế là đến lúc lớn lên, các em
cứ theo đường lối ấy mà sống...,
đến đời con, đời cháu chúng nó là mất
đạo, chứ đừng nói gì đến việc
cứu linh hồn người khác.
Ngoài ra, phụ huynh cũng như con em còn phải
chịu biết bao ảnh hưởng ngoại đạo
chung quanh xâm nhập vào... Ảnh hưởng của
quần chúng len lỏi khắp nơi, mọi ngõ ngách, cách
nhẹ nhàng mỗi ngày một tí, rất tinh vi ; nó âm
thầm hay công khai phi bác đạo, các mầu nhiệm
thiêng liêng, reo rắc những mê tín dị đoan... Chưa
kể các sách báo, phim ảnh, câu lạc bộ... nhạc,
băng, cát-xét, vi-đê-ô; máy tính bảng, điện
thoại thông minh... trình bày những lối sống chơi
bời hư hỏng, lôi cuốn cách riêng giới trẻ
rời xa không khí thiêng liêng, đạo đức, chạy
theo các thị hiếu vật chất và chán điều
thiêng liêng...
Trong tình trạng nguy ngập này, mọi người
phải nỗ lực cấp tốc sửa chữa
lại... Phải đánh thức lương tâm về
bổn phận truyền giáo, lo phúc lợi thiêng liêng cho
người khác... bắt đầu với các bạn
đồng trang lứa, đang xa Chúa, đang sống bê
bối... như đã nói trên kia. Phương thế
tốt nhất để đánh thức, hun đúc nơi
các em sự lo lắng cho phần rỗi linh hồn tha nhân,
đó là thúc đẩy các em đi
học Thánh Kinh, đi chia sẻ Lời Chúa. Cái gì
phụ huynh đã cố gắng mà còn thiếu sót hay không
đủ khả năng, Lời Thiên Chúa sẽ bù
đắp mà dạy dỗ, lôi cuốn các em, đúng như
lời Thánh Phaolô dạy : “Kinh
Thánh tất cả được Chúa Thánh Thần soi sáng,
linh ứng, và có ích để dạy dỗ..., để tu
chỉnh, để giáo huấn trong đàng công chính ; ngõ
hầu người của Thiên Chúa (tức là con cái Thiên
Chúa) được trang bị sẵn sàng cho mọi công
việc lành thánh” (1Tm 3.16).
Phụ huynh sẽ thấy : các thanh thiếu niên, con
em chúng ta không thiếu thiện chí ; trái lại, có sẵn
một tấm lòng giàu đại độ mà ta không
ngờ, chỉ tội từ lâu ta đã để chôn vùi,
mai một, không khai thác cho Chúa và cho tha nhân được
nhờ.
Tích truyện
Một gia đình kia sống
tại một thành phố ven sông. Người ngoài nghĩ
rằng gia đình này rất hoà thuận. Một hôm ông
ngoại Opa Stanko gọi:
- Robert,
cháu ơi ! Ngày mai là Chúa nhật. Cháu có muốn đi nhà
thờ với ông không ? Mai sẽ có rất nhiều trẻ
em vui lắm.
Người con gái ông
đáp trả cách hằn học : Cái gì ? Đi nhà thờ
hả? Sao ông ngoại cứ lải nhải chuyện
đó hoài vậy ? Ngày mai, có một trận đá banh và cháu
Robert rất thích xem.
Nhưng đứa con
trai 7 tuổi lại nói với mẹ : Mẹ ạ ! Tuy
vậy con vẫn muốn đi nhà thờ một lần
với ông ngoại.
Bố nó can thiệp : Không ! Con sẽ đi xem trận
bóng đá, chỉ có thế thôi ! Không bàn cãi !
Ông ngoại Stanko hằng
đêm lui vào phòng, quì xuống trước ảnh
Đức Mẹ Thiên Chúa, luôn luôn có ngọn nến sáng, ông
cầu nguyện :
- Ôi,
Chúa ôi ! Mẹ ôi ! Hai Đấng thấy và thông biết
hết mọi sự, xin hãy hoán cải gia đình con
đang hư mất, hãy đưa nó về chính lộ, trên
con đường đức tin !
Ông ngoại thì cầu
nguyện, còn 2 vợ chồng con gái ông, Zorica và Vlado, cùng
đứa cháu ngoại đi nhảy đầm hằng
đêm hoặc nghe nhạc Rock ầm ĩ.
Ngày ông Stanko chết,
đám tang đơn sơ không lễ nghi. Rồi gia
đình tiếp tục nếp sống thường lệ.
Lúc Robert được 14 tuổi, một hôm, cậu vào
phòng ông ngoại có ý vứt hết đồ đạc
của ông còn để lại, và dùng nơi đó
để chơi nhạc “disco”. Cậu quăng đồ
ra cửa sổ. Thình lình, cậu bắt gặp ảnh
Đức Mẹ Thiên Chúa, cậu giựt bức ảnh ra
khỏi tường và muốn liệng nó đi. Cậu
chợt nhìn thấy một mảnh giấy nhét sau đó.
Cậu cầm lên đọc : “Robert, lúc ông còn sống,
ngay tại căn phòng này và trước ảnh này, ông
cầu nguyện cho cháu và xin cho cháu được ơn
hối cải. Khi ông qua đời, ở trên trời, ông
sẽ cầu nguyện cho cháu nữa.”
Những lời này tác
động mạnh trên đứa trẻ. Khi ra khỏi
phòng, cậu đã hoàn toàn đổi khác. Cậu im
lặng, mặt tái, ê chề. Từ đó, cậu bắt đầu
không còn muốn đi chơi đêm với bố mẹ
nữa, với lý do là bận học. Cậu mua một sách
Kinh Thánh và đọc. Nhờ vậy, cậu học
biết cầu nguyện. Cha mẹ không hay biết gì
hết. Nếu họ biết, chắc chắn họ
sẽ làm đủ mọi cách để ngăn trở
cậu lên đường theo Chúa Kitô.
Một
năm sau, Robert nói với mẹ :
- Mẹ ơi ! Con đi vào
chủng viện tu để làm linh mục.
- Cái gì ? Mẹ cho tất cả
những gì con muốn, nhưng điều này thì không. Không
! - Bà Zorica la lên.
Bất chấp mọi cản trở,
Robert đã trở thành linh mục. Ngày lễ mở tay,
Zorica, người mẹ, hãnh diện ngồi bên con và
bố Vlado, bên kia. Ít lâu trước đó, họ sốt
sắng đi nhà thờ và cầu nguyện lại.
(Trích từ sách « Các
chứng từ về Mẹ », số 141)
™%˜
|