BÀI LỜI CHÚA 34
Thương xác bẢy mỐi (Phần
V)
Trích sách Tô-by-a, ch.1-4 và 12
Ông
Tô-bít bị bắt đi lưu đầy sang Ni-ni-vê. Ông là người có lòng kính sợ Thiên Chúa và giữ
lề luật Chúa. Lòng đạo của ông không
chỉ là đi dự lễ, đến nhà thờ,
đọc kinh, nghe Lời Chúa, mà còn diễn tả ra
bằng các việc lành phúc đức, cách riêng lòng bác ái
thương người và giúp đỡ họ tận tình : giúp tiền cho kẻ mồ côi, góa
bụa và khách tha phương, bố thí cho kẻ nghèo
đói, túng thiếu. Ông kể rằng :
- Người đói, tôi cho bánh ăn ; kẻ mình trần, tôi cho áo xống ;
nếu thấy có thây chết nào bị quăng ngoài
tường lũy Ni-ni-vê, tôi đem chôn cất.
Một hôm, ngày đại lễ Ngũ
Tuần, người ta dọn một bữa tiệc
thịnh soạn. Thấy món ăn la liệt trên bàn, ông chạnh lòng
nhớ đến những kẻ đói nghèo, và sai con rằng :
- Này
con, hãy ra đường và gặp ai nghèo đói trong anh em
ta, hãy dẫn về đây chia sẻ bữa ăn
với cha. Này cha đợi con về đó !
Lúc
đưa một người nghèo đói về, cậu con
nói với cha :
- Cha ơi ! Có
một người dân ta bị sát hại, người ta
quẳng xác ngoài bùng binh.
Vừa
nghe, ông Tô-bít chỗi dậy, bỏ bữa ăn, đi
lấy xác người đó, đem về giấu đi,
đợi đến tối mịt đem chôn. Sau đó,
ông mới tắm rửa và ngồi ăn
uống. Hàng xóm chê cười ông:
- Hắn vẫn chưa sợ ! Đã bị tầm nã
để xử tử, đến nỗi phải bỏ
nhà cửa trốn đi, thế mà nay hắn lại chôn
cất kẻ chết.
Số
là Vua Sa-ne-kê-ríp rất ghét người
thờ Chúa, nên luôn tìm giết họ. Ông Tô-bít không sợ
cơn bắt bớ, cứ thăm viếng kẻ tù
ngục, yên ủi, giúp đỡ họ, và khi họ bị
giết, ông lén lấy trộm xác đi chôn cất tử
tế. Bị người Ni-ni-vê tố cáo lên Vua, ông bị
kết án tử hình. May
nhờ các bạn tâm phúc, ông trốn được, ẩn
náu một nơi, còn gia tài ông bị tịch biên hết.
Ít lâu sau, vua độc ác kia bị ám sát,
Tô-bít lại trở về Ni-ni-vê, đoàn tụ với
vợ con và tiếp tục làm việc nghĩa.
Người ta không biết rằng ông
Tô-bít kính sợ Thiên Chúa hơn sợ vua As-sy-ri, và lòng
thương người lớn lao
đến nỗi không làm ông chùn bước trước
một hi sinh nào.
* Đó là
Lời Chúa ! - Tạ ơn Chúa
!
Suy
niệm Lời Chúa
Truyện
ông Tô-bít chúng ta đã có lần xem rồi (ở bài 11) nay ta
trở lại xem gương sáng của ông hầu như
có một không hai trên đời, gương sáng của
một con người đã thi hành trọn vẹn việc
thương xác bảy mối.
Ông Tô-bít thương người
đến lụy vào thân, vì sao ông không ngại? Thưa : vì ông là người công chính,
đạo đức, tức là người vâng giữ
luật Chúa truyền dạy. Ta cũng vậy, Chúa cũng
dạy ta yêu người. Hội Thánh cũng dạy
: Thương người có 14 mối, thương
linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối. Thực hành các điều đó mới xứng
danh là đạo bác ái.
Hôm nay, ta đề cập đến :
Mối thứ năm : Cho khách
đỗ nhà.
Ngày nay, vấn đề này quả rất khó
thực hành. Không
chỉ do vấn đề hộ khẩu, do kinh tế eo
hẹp, nhưng nhất là do con người ngày nay quá
dối gian, độc ác, nghĩ ra trăm mưu ngàn
kế giả bộ để lường gạt... ; cho nên người ta đâm sợ làm phúc
thành mang họa vào thân..., ngay cả với người
trong vòng họ hàng hoặc quen thuộc cũng vậy.
Tuy thế, việc cho khách lạ trú ngụ thật
là việc bác ái rất đáng cổ võ, nhất là trong
dịp hoạn nạn như chiến tranh, cháy nhà, lụt
lội... Nhưng ai vượt nổi mọi e sợ, cho
trú ngụ với sự ân cần, niềm nở, chứ
không cau có ; với tình yêu thương, săn sóc, chứ
không lãnh đạm, “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” :
người ấy thi hành một việc thương
người lớn lao. Họ đã làm cho
chính mình Chúa vậy, như Chúa Giêsu đã dạy thế.
Còn thánh Phêrô nói : “Đức mến phủ lấp, xóa sạch vô vàn
tội lỗi” (1Pr 4.8). Thánh Phaolô thì bảo
: “Có kẻ nhờ đó
mà không ngờ đã tiếp đón thiên thần làm khách
trọ” (Hr 13.2). Ý muốn nhắc
đến tích truyện ông Abraham cho ba người thanh niên
trú ngụ và đãi cơm, không ngờ đó là các thần
sứ trên trời xuống chúc phúc cho ông được
sinh con trai. Nới rộng ra hơn :
mối thương người này còn nhằm giúp
đỡ những học trò đi thi trong chiến
dịch “Tiếp sức mùa thi” ; những người
lạc đường, lạc lõng, bơ vơ, cô thân cô
thế..., giúp một người mới bước vào xí
nghiệp, công xưởng, đơn vị mình, hoặc
mới tập tễnh bước vào nghề..., ân cần
chỉ bảo, giúp phương thế cho họ thành công,
thành tài... Đó cũng là những việc bác
ái lớn.
Mối thứ sáu : chuộc
kẻ làm tôi. Ngày xưa,
thời Trung Cổ, các hiệp sĩ có lý tưởng
“thế thiên hành đạo” như các võ sĩ nghĩa
hiệp bên Á Đông, họ giải thoát tù nhân hay con tin
bị bọn thảo khấu bắt giữ...; can
thiệp chống cường hào ác bá để giải
phóng những kẻ thân cô thế cô, thấp cổ bé
miệng. Thánh Vinh Sơn Phaolô chuyên lo tìm cách chuộc kẻ
làm tôi, có lần chính ngài tự nguyện thế chân cho
một tên nô lệ chèo đại chiến thuyền...
Ngày nay có những hình thức nô lệ khác
: Những nô lệ cần sa ma túy ; những phụ
nữ bán thân làm nô lệ tình dục; những trẻ em
bị bán làm nô lệ, làm lao động cưỡng
bức v.v…Thực ra những hình thức nô lệ mới
mẻ này qua lớn đối với khả năng
hạn hẹp nhỏ bé của mỗi người chúng ta…
Mỗi người có thể nghĩ ra cách thức giúp
đỡ hay giải thoát thế nào đó trong khả
năng mình… Có một bà kia, thuộc
hội Legio Mariae, đã giúp một gia đình, tuy có
đạo, song lại làm nhà mình thành ổ mãi dâm, và bà
mẹ làm tú bà. Khuyên bảo, cầu nguyện
mãi, dần dà cũng có kết quả là giúp được
họ sám hối bỏ nghề.
Mối thứ bảy : Chôn xác kẻ
chết. Với
một thi thể đã chết, mà cũng thi hành bác ái ư ? Tại sao vậy? Thưa : vì kính trọng thân thể con
người là một kỳ công tuyệt tác sáng tạo
của Thiên Chúa, và cũng vì tin vào sự sống lại
của thân xác : xác sống lại ngày sau hết, hợp
với hồn mà hưởng phúc với Chúa. Giáo Hội làm
phép xác, dâng lễ cầu hồn và an táng
cách tôn kính, cũng vì coi đó là xác thánh, chứ không
phải là một thây ma vô hồn như xác trâu bò. Không ai không tôn trọng thi hài người đã
chết, cho dù người vô tín ngưỡng, vô tôn giáo
đến đâu cũng vậy. Cũng
như người Do thái thời xưa, chết mà không
được chôn cất tử tế nơi phần
mộ gia đình là một ô nhục, bất hạnh. Giúp chôn cất xác vô thừa nhận như ông Tôbít
làm ngày xưa là một việc nghĩa rất lớn.
Chính Chúa tán dương người phụ nữ
đập bình bạch ngọc, xức dầu thơm cho
thân thể Chúa, vì Chúa cho rằng bà ấy linh cảm
trước là Chúa sẽ bị chết như một
phạm nhân, và không được chôn táng tử tế, nên
bà ấy đã xức dầu để liệm táng xác Chúa
trước đi (Mt 16.12).
Ngày nay, vấn đề chôn xác ấy ít xảy ra cho
ta. Nhưng ta có
thể thực hành cách khác : chẳng
hạn giúp kẻ sắp sinh thì : đến đọc sách
dọn mình chết lành cho người già cả, ốm
nặng, hấp hối ; mời linh mục cho họ
chịu các phép sau hết ; hoặc trong phường xóm có
ai qua đời, họp nhau đến cầu hồn,
cầu lễ... Những giúp đỡ cách
này, cách khác cho tang gia bối rối là rất quí khi giúp
đỡ vô vị lợi. Nhưng nhiều nơi có
thói tục rất ngoại đạo là mở ra ăn
uống, nhậu nhẹt... trong gia đình đang thọ
tang, gây ra nghịch mắt, chướng tai : trong nhà thì
đọc kinh và khóc lóc, ngoài sân thì nhậu nhẹt,
cười nói, rượu vào lời ra... Nhiều
người cho ta cảm tưởng là họ đi tìm
miếng ăn nơi đám tang.
Cụ
Phan Kế Bính có lần than rằng :
“Than ôi ! Việc tử biệt là cảnh
rất đau buồn, còn người đến trợ
giúp nhà tang là một nghĩa vụ xã hội. Khi
người ta đau đớn, có thể giúp
được việc gì thì giúp, còn tưởng gì
đến sự ăn uống. Phần hiếu chủ thì đang lúc buồn bã, âu
sầu, còn bụng dạ nào nghĩ đến việc thù
tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ
bàn khoản đãi, thì cái nghĩa vụ cứu giúp nhau
ở đâu ?” (trích
“Việt Nam phong tục”, tr.185).
Một
người không có đạo mà còn nói được
như vậy ! Nghĩ tình đời
thật đen bạc : lúc người
ốm nằm hấp hối thì chẳng có ai, dĩ chí
người trong gia đình cũng lơ là... Thế mà
người ốm vừa thở hơi cuối cùng, thì cả một “kỹ nghệ khai
thác xác chết” nổi
dậy hoạt động tấp nập, ầm
ĩ..., nào đòn đám ma, nào phường kèn, nào mổ
heo, mổ gà, nào ăn uống, v.v...
Có những
tục lệ ngoại đạo từ ngoại giáo du
nhập vào lễ an táng của
người công giáo, song không thể chấp nhận
được. Có nhiều lắm, chỉ
kể ra đây một hai điều. Như thấy
ở nơi nọ thuê dàn kèn đám ma, con hát về khóc
mướn theo tiếng kèn ò e, í e..., khóc
sao có bài bản thật hay thì được thưởng
tiền... Có người đi đưa linh cữu mà
lăn lộn ngất xỉu trên đường
trước quan tài, hoặc lăn nhào xuống huyệt...
như muốn chết theo ; hoặc làm
ma chay thật linh đình để lấy tiếng khen,
khoe của, khoe công, mà ngờ đâu đạo hiếu
của người ấy chỉ là che mắt thế gian,
lúc người ốm còn sống thì đối xử tàn
tệ, bạc đãi, đến nỗi có câu ca dao chế
rằng :
“Còn sống
thì chẳng cho ăn,
Chết đi cúng
giỗ làm văn tế ruồi”.
Những thói tục ấy chẳng lợi gì cho linh
hồn người quá cố, mà còn biểu lộ một
sự yếu kém đức tin trầm trọng về
số phận của linh hồn người chết
nơi thế giới bên kia. Cho nên, thánh
Phaolô dạy : “Tôi
không muốn để anh em không biết chút gì về
số phận những người đã chết, ngõ
hầu anh em đừng buồn phiền, sầu não như
kẻ không có đức tin và không có niềm hi vọng vào
sự sống lại. Đây tôi cho biết :
những ai chết trong ơn nghĩa Chúa, Thiên Chúa sẽ
cho họ ở làm một với Chúa Kitô... Rồi
ngày sau, lúc Chúa Tái Lâm, những kẻ đã chết sẽ
sống lại... và chúng ta tất cả sẽ
được đón lên ở với Chúa mãi muôn
đời” (1Tx 4.13-17).
Tích
truyện
Một câu
chuyện vui cười về chôn kẻ chết
:
Ông
già ốm nặng sắp chết, nằm thoi thóp. Ở phòng bên cạnh, các con ông
bàn tán việc lo liệu đám tang. Anh nào
cũng keo kiệt, không muốn bỏ tiền để
làm ma cho ông. Kẻ thì bàn : mua cho ông
chiếc hòm thật rẻ. Kẻ khác nói :
không nên thuê xe tang có ngựa kéo, tự ta khiêng quan tài đi
chôn cũng được. Nghe họ bàn vậy hoài, ông già
gọi các con lại bảo :
- Thôi, để tao
đi bộ ra nghĩa địa mà chết ngoài đó cho
rồi!
+++++
|