BÀI
LỜI CHÚA 31
Thương
xác BẢY mỐi (Phần II)
Trích Tin Mừng Thánh Mátthêu, 25.31tt
Khi
Con Người đến trong vinh quang của Ngài, cùng
với các thiên thần, bấy giờ Ngài sẽ ngự
trên ngai vinh hiển. Các dân thiên hạ được thâu
họp trước mặt Ngài hết thảy, và Ngài phân
tách người ta ra khỏi nhau, giống như
người chăn chiên tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Ngài
đặt bên phải, dê thì ở bên trái. Bấy giờ,
Vua cả trời đất sẽ nói với những
người ở bên phải :
- Hãy đến, hỡi những
kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy lĩnh lấy llàm cơ
nghiệp Vương quốc đã dọn cho các
ngươi từ tạo thiên lập địa.
Vì
xưa
Ta đói, các ngươi
đã cho Ta ăn,
Ta
khát, các ngươi đã cho Ta uống,
Ta là
khách lạ, các ngươi đã tiếp rước,
Ta
mình trần, các ngươi đã cho Ta mặc,
Ta
đau yếu, các ngươi đã thăm viếng,
Ta ở tù, các ngươi đã
đến với Ta”.
Bấy
giờ, kẻ lành đáp lại rằng :
- Lạy Chúa, có bao giờ chúng tôi
thấy Ngài đói mà đã cho ăn, khát mà đã cho
uống, là khách lạ mà đã tiếp rước, mình
trần mà đã cho mặc, đau yếu hay ở tù mà chúng
tôi đã đến viếng thăm Ngài ?
Đáp
lại, Vua Cả sẽ nói với họ :
- Quả
thật, Ta bảo các ngươi rõ: những gì các
ngươi đã làm cho một người trong những
anh em hèn mọn nhất này của Ta, là các ngươi
đã làm cho chính mình Ta”.
* Đó là
Lời Chúa ! - Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy niệm
Lời Chúa
Những hình thức thương và giúp đỡ
thể xác người ta thì muôn hình vạn trạng. Chúa
Giêsu tóm tắt tất cả trong một câu khuôn vàng
thước ngọc này : “Mọi
điều các con muốn người ta làm cho mình, thì các
con cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7.12). Tôi đói và muốn người
ta cho tôi ăn ư ? thì tôi hãy cho kẻ khác đang đói
được ăn như vậy.
Trong cảnh tả về phán xét chung, ta vừa nghe
đọc, Chúa Giêsu đã nêu ra những sự khốn
cực chính của nhân loại khốn khổ : “đói
khát” tức là thiếu ăn, thiếu uống, thiếu dinh
dưỡng ; “khách lạ” là những người mất
quê hương, lang bạt xứ người, không nơi
trú ngụ, không ai thân thiết giúp đỡ, thân cô thế
cô, lạc loài, bơ vơ... ; “mình trần” là nghèo nàn rách
rưới, mặc không đủ ấm ; “đau yếu”
là bị bệnh tật, không có tiền mua thuốc, không có
tiền đi bệnh viện điều trị, không
đủ sức khỏe...; “ở tù”, nói rộng ra là
mất tự do, bị đe dọa, theo dõi, mọi hình
thức giam hãm, quản thúc bất công...
Căn
cứ theo lời Chúa, Hội Thánh đã làm thành một bài
kinh gọi là Thương xác 7 mối. cho tín hữu
đọc để nhớ mà thực hành. Có anh chị em
nào thuộc lòng, xin đọc lên thử coi ?
[Mời
đọc...]
Thứ nhất: Cho kẻ đói
ăn
Thứ hai: Cho kẻ khát uống
Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn
mặc
Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù
rạc
Thứ năm: Cho khách đỗ nhà
Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi
Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết
[Hoan
hô !]….
Nói chung đó là những hình thức đau khổ
phần xác của loài người. Trước khi bàn
thực tế về các mối thương xác, ta hãy xây
dựng cho ta, cũng như cho con em ta, có từ thuở bé
một tấm lòng quen yêu thương và phục vụ.
A/ Trước tiên trong
gia đình : Bản thân chúng ta
cũng phải để ý yêu thương và phục
vụ người trong gia đình trước tiên. Có
nhiều người ngoài đường rất lịch
thiệp tử tế, nhưng trong gia đình lại khô
khan, khó tính. Rồi cần để ý tập cho con em, lúc
nhỏ chúng vốn là cái đích qui tụ mọi yêu
thương và săn sóc của cha mẹ, anh chị. Tình
thương đó là thửa đất màu mỡ và ấm
áp, làm trổ sinh nơi các em tình thương kẻ khác.
Được yêu thương, các em sẽ dễ biết
yêu thương. Đừng lầm với sự cưng
chiều quá lố và phi lý. Được yêu thương
cách hợp lý và sáng suốt, các em sẽ hấp thụ
được tình thương đối với kẻ
khác. Cứ xem gia đình Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng
Giêsu đủ rõ.
Có những cha mẹ nóng nảy, cộc cằn, hay
chửi bới, đánh đập con cái, vô tình đã
dập tắt trong lòng con cái ngọn lửa thiêng của
tình thương. Tại sao dạy con thì không lấy roi,
bảo nó nằm xuống, nói vài lời răn đe
rồi đét vài roi mông nó, lại cứ phải tát nó
chảy máu mũi ra ? Đến lượt chúng, chúng
cũng sẽ ích kỷ, cộc cằn, nóng nảy,
chửi rủa, đánh đập kẻ khác. Cha nào con
nấy. Ngược lại, chúng sẽ bắt
chước lối cư xử và ăn nói đầy tình
thương của cha mẹ và của người lớn
mà đối xử với những kẻ khác. Vậy ngay
từ nhỏ, phụ huynh hãy tập cho chúng, để
dần dần lớn lên, chúng sẽ biết hướng
sự chú ý và lo lắng giúp đỡ các em út trong gia
đình ; rồi những kẻ nhỏ bé, yếu
đuối hơn chúng cũng sẽ biết lo cho kẻ
khác.
Khoa tâm lý nhi đồng cho biết : các em tỏ ra
rất sung sướng khi làm được một
việc tốt cho kẻ khác. Hãy phát triển tâm tính đó thành một tập quán từ ở nhà, rồi sau này
ở trường học, ngoài xã hội : nào là biết
cảm thương, biết đại độ, biết
chia sẻ, biết giúp việc các anh chị, biết
đỡ tay cho cha mẹ ; tỉ dụ : đứa
lớn đút cơm cho em ăn, mặc áo cho em, giữ em,
đưa em đi chơi... Đã đành, các điều
này thường vẫn thấy cha mẹ bảo các em làm,
nhưng điều cần nhấn mạnh là tập cho các em yêu thích làm các
việc đó như những cử chỉ của tình
thương, chứ không phải vì cha mẹ
bắt buộc, hoặc bảo phải làm, và làm cách vùng
vằng, tức tối.
Ngược lại, phụ huynh sẽ ghi nhận
tất cả các dấu hiệu bắt đầu ló ra
nơi con em về sự vô tâm, vô tình, không biết cảm
thương, lãnh đạm trước những thiếu
thốn hay đau khổ của kẻ khác ; phụ huynh
sẽ cương quyết bài trừ và tiêu diệt các
mầm mống xấu đó nơi các em, nhất là bài
trừ ngay những phát hiện về tính ác độc, phá
hoại, chơi xấu, những thích thú làm đau
đớn kẻ khác, tính phá phách, chia rẽ, xúi giục
đánh nhau, gây gỗ, vv...
Khoa thanh thiếu niên phạm pháp đã cho thấy
bằng chứng với những con số thống kê hùng
hồn điều này : một thiếu nhi hay thanh thiếu
niên không được yêu thương trong gia đình,
hoặc bất hạnh vì sống trong một gia đình
lục đục, thiếu đoàn kết..., sự
thiếu thốn ấy sẽ tạo nên một đời
sống buông thả, đuổi theo khoái lạc, truy tìm các
thỏa mãn tội lỗi và bệnh hoạn, như
để bù đắp lại cái thiếu thốn tình yêu
chúng phải chịu trước kia ; tệ hơn nữa,
đi đến cực đoan, chúng sẽ thành những
kẻ phá hoại, dùng vũ khí cướp giật hay
giết người... Nói như thế, thiết
tưởng các phụ huynh đã lưu ý tầm quan
trọng của điểm vừa nói đây.
B/ Ra đến ngoài đường : Ở đây, những hình thức
yêu thương, giúp đỡ người khác thật muôn
hình vạn trạng. Ta cứ tạm lấy bản kinh thương
xác 7 mối mà Hội Thánh đã phỏng theo bài Tin
Mừng của Đức Giêsu làm đường lối
thực hành.
1/ Thứ
nhất cho kẻ đói ăn, thứ hai cho kẻ
khát uống : Nhu cầu căn
bản và cấp bách nhất của con người là
ăn uống.
a/ Trong
xã hội ta, vẫn còn nhiều người thiếu
ăn, ăn không đủ no. Cảnh thường
thấy nhất biểu lộ tình trạng đó là các
người ăn xin lây lất trong phố xá, hay đến
trước cửa nhà ta. Ta hãy giúp đỡ họ :
đồng tiền, bát gạo, miếng cơm, manh áo, tùy khả
năng ! Đành rằng có nhiều người
lười biếng, không chịu lao động, giả
dạng cùi lở để ngửa tay ăn xin, hay thuê
trẻ con, người già ngồi ăn xin thay họ…, ta
nên cảnh giác. Nhưng nếu ta cứ nghi ngờ luôn như
vậy, ta sẽ không cho bất kỳ ai, rồi thành ra
chẳng bao giờ cho ai cả. Trong số đó lại
chẳng có những người thật nghèo đói ư ?
Cho nhiều, cho ít, ta cứ cho, để dành cho Chúa sự
phán xét họ. Ta đã làm trọn luật Chúa, ta đã yêu thương
và Chúa thấu việc ta làm là đủ. Ta có thể cho
lầm, nhưng trước mặt Chúa không lầm,
việc đó vẫn có giá trị là một việc yêu
thương. Vả lại, người có lòng yêu
thương dồi dào, đâu có xét nét, đắn đo quá
như thế ?
b/ Ngoài những người hành khất, còn biết
bao người nghèo đói khác nữa quanh ta, trong khu
phố phường ta ở. Đừng đợi họ
tới xin. Nếu ta có tình thương, ta sẽ có con
mắt để thấy. Tình thương có mắt. Tình
thương sáng tạo. Người ích kỷ, chỉ
nghĩ đến mình, sẽ không có mắt, không bao giờ
thấy nhu cầu kẻ khác. Hãy nhớ bài dụ ngôn
người giàu và Ladarô trong Lc 16.9tt : Ông nhà giàu ăn
bận lụa là, gấm vóc, tiệc tùng lu bù, còn La-da-rô
ăn xin bị vất ở cổng nhà, đói đến
độ muốn được một miếng thừa
liệng dưới gầm bàn mà không được,
thế mà ngày này qua ngày khác, ông nhà giàu đâu có thấy. Khi
ông nhà giàu chết, ông bị phạt sa hỏa ngục vì
tội gì ? Không thấy nói ông có trọng tội gì khác, mà
chỉ vì tội sung sướng vị kỷ không
để ý đến người nghèo, không chia sẻ cho
họ đỡ cơn đói khát.
Tích truyện
Một
ông nọ là người giàu có, tuy vậy ông không thấy hạnh
phúc, vì ông chỉ nhận được những cái nhìn coi
thường và khinh miệt của người khác. Ông tìm
đến hỏi một người khôn ngoan :
“Người ta không thích tôi. Họ cho rằng tôi ích kỷ
và keo kiệt. Người ta đâu có biết rằng sau
khi chết, tôi sẽ hiến tất cả gia tài của
tôi cho người nghèo và cho công việc từ
thiện.” Để trả
lời, nhà khôn ngoan kể cho ông một câu truyện nhỏ
sau đây : “Một chú heo đến phàn nàn với chị bò
: Tôi cũng như chị, chúng ta đều cống
hiến thịt mình cho loài người, thế mà tại
sao họ thân thiện với chị mà khinh bỉ tôi?” Ngẫm
nghĩ giây lát, chị Bò trả lời : “Thịt thì chúng ta
cống hiến cho loài người khi chúng ta chết. Còn
tôi lại cống hiến cho họ sữa ngay lúc tôi còn
sống, nên có lẽ họ quí tôi hơn vì thế chăng
!”
RRRR
|