Người Kitô hữu – Lm. Trịnh
Ngọc Danh
“Hồi
đó, dân đang mong đợi và mọi người
nghĩ trong lòng về Gioan rằng: “ Có
lẽ chính ông là Đức Kitô chăng!” Gioan trả
lời cho mọi người rằng: “ Tôi
lấy nước mà rửa cho các ngươi, nhưng
Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, tôi
không xứng đáng cởi dây giày cho Người: Chính
Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh
Thần và trong lửa”(Lc. 3: 16-16)
Qua câu nói ngắn gọn của ông Gioan
Tẩy giả, nhưng cũng gợi cho chúng ta nhiều
vần đề cần suy nghĩ.
Điểm
thứ nhất, ông Gioan
làm phép rửa cho dân chúng, nhưng ông lại xác nhận phép
rửa của ông khác với Bí tich Rửa tội của
Chúa Giêsu. Ông Gioan chỉ rửa bằng
nước, nhưng Chúa Giêsu rửa chúng ta trong Chúa Thánh
Thần và trong lửa.
Phép
rửa của ông Gioan bằng nước; đây mới
chỉ là một nghi thức nhằm nhắc nhở và kêu
gọi người ta ăn năn và sám hối để
đón nhận ơn cứu độ của Đấng
Mêsia; phép rửa này không có khả năng tẩy xoá tội
lỗi, không có năng lực ban ơn thánh; nhưng phép
rửa của Chúa Giêsu lại là phép rửa trong Chúa Thánh
Thần và trong lửa, là một bí tích thông ban Chúa Thánh
Thần, làm biến đổi con người nô lệ
tội lỗi thành con cái Thiên Chúa và được thông
hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.
Nước
trong bí tích rửa tội mà chúng ta đón nhận chỉ là
một biểu tượng như là nguồn gốc
của sự sống và sự chết: chết cho tội
lỗi để sống vĩnh cửu với Thiên Chúa.
Trong nghi thức rửa tội, chúng ta được dìm
trong nước hay được đổ nước
trên đầu là dấu chỉ việc tẩy xóa tội
tổ tông và mọi tội riêng, được tái sinh làm
con cái Thiên Chúa, được trở thành một con
người mới trong Hội thánh, được mang
danh là Kitô hữu, được đóng ấn tín nhân danh:
Cha và Con và Thánh Thần.
Lãnh
nhận Bí tích rửa tội là chúng ta được dìm
trong sự chết và sự sống lại của
Đức Kitô, để được tái sinh như
một thụ tạo mới: “Phàm ai ở trong Đức
Kitô đều là thọ tạo mới” (2Cor 5:17),
được ơn tái sinh và đổi mới do Thánh
Thần: “Không phải tự sức mình, chúng ta đã làm nên
những việc công chính, nhưng vì Thiên Chúa thương
xót, nên Ngài đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn
Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và
đổi mới. Thiên Chúa đã tuôn
đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên
chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu
độ chúng ta. Như vậy, một khi nên công chính
nhờ ân sủng của Đức Kitô,
chúng ta được thừa hưởng sự sống
đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng”. (Tt
3: 5-7), và được trở nên “con cái sự sáng”.
Điểm
thứ hai, ông Gioan loan
báo về một Đấng đến sau ông, quyền
năng hơn ông, chính ông xác nhận ông không đáng cởi
dây giày cho Đấng ấy;
Ngay
sau khi Ngôi Hai, người Con yêu dấu của Chúa Cha ra
đời, ba vị chiêm tinh từ phương Đông,
những người chưa nhận biết Thiên Chúa,
đã được Thiên Chúa mặc khải sự
hiện diện của Con Thiên Chúa nơi trần gian và
đã nhận ra vì sao lạ là vua Dân Do thái, và họ đã
đến bái lạy Vị Vua ấy.
Qua
việc Chúa Giêsu nhận phép rửa của ông Gioan trên sông
Giođan, Thiên Chúa lại mặc khải cho chúng ta về
mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, về Một Gia đình
Thiên Chúa có Ba Ngôi vị: “chính lúc Chúa Giêsu cũng đã
chịu phép rửa xong, Người đang cầu
nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự
xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có
tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của
Cha, Con đẹp lòng Cha”. Ba Ngôi vị trong Gia đình Thiên
Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Và ngày nay, khi lãnh
nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được
kết nạp vào Gia Đình ấy bằng ấn tín: “nhân
danh Cha, và Con và Thánh Thần”
Điểm thứ ba. Tại sao Chúa Giêsu lại chịu cho Gioan làm phép
rửa khi Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng không hề
vương mắc tội như chúng ta?
“Như
anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi
Giuđa, khởi sự từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao
giảng và làm phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh thần và quyền năng
mà xức dầu tấn phong cho Người.
Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và
chữa mọi người bị qủy ám, bởi vì Thiên
Chúa ở với Người”(Cv. 10:37-38)
Việc
Chúa Giêsu chịu để cho ông Gioan làm phép rửa không
phải để được sám hối, nhưng
để làm gương cho những ai muốn
được ơn tái sinh, muốn được
đổi mới nhờ ơn Chúa Thánh thần, và muốn
tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sự
sống lại của Ngài, thì phải chịu dìm vào trong
nước của Bí tích Rửa Tội.
“Bí tích Rửa Tội tha thứ tội
nguyên tổ, mọi tội cá nhân và các hình phạt do
tội. Bí
tích này cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa
Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp
nhập vào Đức Kitô và Hội thánh Người. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế
của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự
hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí
tích này trao ban các nhân đức đối thần và các
hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận
Bí tích Rửa Tội mãi mãi thuộc về Đức Kitô:
họ được đóng dấu ấn không thể xóa
được của Đức Kitô” (Bản Toát yếu
Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo. Số 263)
Đã
lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đã được
ơn tái sinh trở thành con cái của Thiên Chúa, đã
trở thành Kitô hữu trong Hội thánh, được kêu
gọi làm môn đệ của Chúa Kitô để đem Tin Mừng
cứu độ đến cho hết mọi
người, mọi nơi, mọi thời đại…
thế mà chúng ta lại quên vai trò của Chúa Thánh Thần
trong cuộc sống hằng ngày, quên Đấng đang
đồng hành với chúng ta trong mọi noi, mọi lúc
của cuộc sống, quên: “Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con
được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin
Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh, mỗi việc chúng con,
từ khởi sự cho đến hòan thành đều
bởi nhờ ơn Chúa” (Kinh Sáng Soi)
Theo
gương Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải sống kết
hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa bằng cầu nguyện: Trước
khi bắt đầu cuộc sống công khai, sau khi
nhận phép rửa của Gioan, “Chúa Giêsu đang cầu
nguyện và thì trời mở ra; và Thánh Thần ngự
xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có
tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha.
Con đẹp lòng Cha”; về sau, khi tuyển chọn
mưới hai tông đồ, trước khi bước
vào cuộc tử nạn và trong cuộc sống hằng
ngày, Chúa Giêsu luôn tìm nơi vắng vẻ để cầu
nguyện, để sống kết hợp với Ba Ngôi
Thiên Chúa.
Bí tích Rửa Tội là một trong ba Bí
tích khai tâm Kitô Giáo, đó là ba Bí tích đặt nền
tảng cho đời sống Kitô hữu. Chúng ta được tái
sinh nhờ Bí tích Rửa Tội, được củng
cố nhờ Bí tích Thêm Sức và được nuôi
dưỡng nhờ Bí tích Thánh Thể.
“Như
anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi
Giuđa, khởi sự từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao
giảng và làm phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh thần và quyền năng
mà xức dầu tấn phong cho Người.
Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và
chữa mọi người bị qủy ám, bởi vì Thiên
Chúa ở với Người” (Cv. 10:37-38)
Chúng
ta cũng đã nhân Bí tích Rửa Tội, cũng
được xức dầu và tấn phong làm con cái Thiên
Chúa; cũng như Chúa Giêsu, chúng ta cũng phải thực
hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng cứu độ
cho hết mọi người, mọi nơi, mọi
thời đại.
Chúa
Giêsu chịu phép rửa trên sông Giođan, các môn đệ
đón nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Hiện
Xuống, chúng ta được rửa trong Chúa Thánh
Thần, được mang danh Kitô hữu, được
kêu gọi làm môn đệ, tất cả chúng ta đều
có những nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mang Tin
Mừng đến cho mọi người, vì, như
lời Thiên Chúa phán qua miệng tiên tri Isaia: “Ta là Chúa, Ta
đã gọi ngươi trong công lý, đã cầm lấy
tay ngươi, đã đặt ngươi thành giao
ước của dân và nên ánh sáng của chư dân,
để ngươi mở mắt cho người mù,
đưa ra khỏi tù những người bị
xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những
người ngồi trong tối tăm” (Is.42: 6-7)
Có một cụ già, mãi đến khi 80
tuổi ông mới được lãnh nhận Bí tích Rửa
tội. Bắt
đầu từ ngày đó, ông sống một đời
sống gương mẫu. Hai năm sau ngày ông
chịu Bí tích Rửa Tội, có người gặp cụ,
muốn biết cụ bao nhiêu tuổi; cụ dõng dạc
trả lời: “Tôi mới có hai tuổi. Tám
mươi năm trước là những năm chết.
Tôi mới được tái sinh từ hai năm nay”
Thật
chí lý! Có mấy ai trong chúng ta biết mình đã sống
được bao nhiêu năm và đã chết bao nhiêu
năm như cụ già kia!
|