Thiên Chúa cho ai
nhận biết Người?
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Như đã nói, thật là
dại dột nếu muốn xem ký sự của thánh
Matthêu như một phóng sự lịch sự tuyệt
đối chính xác. Sự kiện đã xảy ra thật,
được thánh chép sử- hoặc cựu truyền mà
ông nhắc lại lồng trong một hình thái ký sự hoà
hợp với văn hoá Cựu Ước và não trạng
người đương thời. Những sự
kiện rất thật lẫn lộn với những
yếu tố được rút ra từ ký ức tôn giáo
của dân tộc và cả từ Kinh Thánh nữa. Đối
với chúng ta, điều chủ yếu là thu lượm
ký sự này lời giáo huấn mà thánh sử muốn
truyền đạt. Vả lại ông cũng không chú ý
đến sự kiện lịch sử vì bản chất
của nó, chỉ cốt soi sáng để làm nổi rõ
tầm mức của sự kiện.
1) Sự kiện ba nhà Đạo
sĩ đến thờ lạy ‘Vua của người Do
Thái’ làm cho Hêrôđê động tính hiếu kỳ, rốt
cục nổi giận, sự kiện đó cho thấy
Đức Giêsu được thụ phong một vương
quyền thời đó, thánh Matthêu đem đối
chiếu thái độ các đạo sĩ nó tương
phản với cách xử sự của Hêrôđê. Một
bên là những người tìm kiếm Chúa – bên kia là một
ông vua chuyên chế bị tư lợi và kiêu ngạo làm
mờ mắt. Điều này mời chúng ta nhớ lại
tính chất của Vương quyền Chúa. Chúa Kitô đã
vâng lời cho đến chết, và vì thế Người
được Chúa Cha tôn vinh, và đã vào trong Vinh Quang
Nước Người. Mọi vật điều suy
phục Người, cho đến khi Người cùng
với mọi tạo vật suy phục Chúa Cha, để
Thiên Chúa nên tất cả trong mọi người.
Người cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính
đó để họ được hưởng sự
tự do vương giả và chiến thắng ách thống
trị của tội lỗi nơi họ, bằng một
đời sống từ bỏ và thánh thiện, hơn
nữa, để khi phụng sự Chúa Kitô nơi tha nhân,
họ khiêm nhượng và kiên nhẫn dẫn đưa anh
em mình đến cùng Đức Vua, Đấng mà những
kẻ phụng sự cũng là những kẻ thống
trị có quyền bính. Triều đại Chúa là một
triều đại của Chân Lý và sự sống của
ân sủng và thánh thiện, của công lý tình yêu và hoà bình’
(Ánh sáng muôn dân, 36). Sự phủ phục của các
đạo sĩ dưới chân Hài Nhi Giêsu nhắc chúng ta
nhớ lại điều này: muốn nhận biết Thiên
Chúa thì phải ao ước thánh thiện, công lý, tình yêu và
hoà bình. Ngược lại, hướng của Hêrôđê
chứng minh rằng khi lòng bị sa lầy trong tham
vọng, khắc nghiệt, bất công, thì trí sinh mù quáng.
2) Tại sao sau khi cho tin đúng,
cấp lãnh đạo dân tộc và những ký lục không
chịu khó đi tìm ‘Vua của người Do Thái’. Chắc
là vì họ không cho rằng công phu tìm kiếm của các
đạo sĩ là quan trọng. Có thể đây là hạng
người thần cảm – họ nghĩ vậy – còn mình
là cấp hữu trách, mình phải sáng suốt. Bất
hạnh thay, lý trí họ đã biến thành chủ
trương hệ thống hoá cứng rắn. Đa
số trong bọn họ thành tâm muốn trung thành với
Thiên Chúa, nhưng lại dựng lên giữa Thiên Chúa và
họ một hệ thống chủ thuyết – lý luận,
định kiến – hệ thống đó khiến cho trí
tuệ họ không thể hấp thụ được cái
chưa từng thấy, cái bất ngờ. Đó là tình
trạng của bất cứ khoa học nào không quan tâm
trước hết đến sự cởi mở do
cầu nguyện đem lại. Càng thu thập về
kiến thức vế trí tuệ, càng phải phát triển
kiến thức về tâm hồn, là loại kiến
thức giữ cho tâm khảm trong tư thế sẵn sàng
nghênh tiếp những sự can thiệp của Thiên Chúa.
Cấp lãnh đạo dân Do Thái đã không nhận ra
Đức Giêsu vì họ muốn Đấng Cứu Thế
hiển linh ở trình độ họ, trong uy thế
của quyền bính, thông tuệ, hành động. Nhưng
Đấng Cứu Thế đó lại xuất hiện
với nét mặt một đứa trẻ, con nhà nghèo.
Những kẻ khiêm nhượng và những kẻ nghèo hèn
đã nhận ra Ngài. Chúng ta tự hỏi: chúng ta đi tìm
kiếm Đức Giêsu ở đâu?
|