ĐƯỜNG
VỀ BÊLEM (2,1-7)
Trong đế
quốc Rôma có những cuộc kiểm tra dân số
định kỳ nhằm hai mục đích: vừa
để đánh thuế, vừa để tìm ra những
ai đang ở tuổi làm nghĩa vụ quân sự. Dân Do Thái được miễn nghĩa vụ
quân sự, vì thế việc kiểm tra dân số ở
xứ Palestine
chỉ có mục đích chính là đánh thuế. Về những
cuộc kiểm tra dân số, chúng ta có được
những thông tin xác đáng về những gì đã
được thực hiện tại Ai Cập, và gần
như chắc chắn rằng những gì đã
được thực hiện tại Ai Cập cũng
thực hiện tại Syri và tại Giuđê, một
phần của tỉnh Syri. Những thông tin về các
cuộc kiểm tra dân số được tìm thấy
trong các tài liệu viết trên giấy chỉ thảo phát
hiện được trong các lớp cát bụi tại các
thành thị, làng mạc Ai Cập hoặc dưới
lớp cát sa mạc. Các
cuộc kiểm trong dân số như vậy cứ 14
năm diễn ra một lần. Chúng ta
có được cái tài liệu kiểm tra dân số từ
năm 20 SCN đến 270 SCN. Nếu chu kỳ 14
năm được giữ đúng ở Syri thì việc
kiểm tra dân số đề cập ở đây hẳn
đã diễn ra vào năm thứ 8 TCN, đó chính là năm
Chúa Giêsu được sinh ra. Có thể Luca đã có một
chút lầm lẫn, Quiriniô chỉ thực sự làm tổng
đốc xứ Syri vào năm 6 TCN, nhưng ông đã
từng cầm quyền tại các miền đó từ
năm 10 TCN đến 7 CTN, và việc kể trên đã
diễn tiến trong chính thời kỳ thứ nhất này.
Các nhà phê bình thường đặt câu hỏi: có phải
mọi người đều phải về sinh quán
của mình để đăng ký không? Ở đây chúng ta
nắm được chính sắc lệnh của nhà
nước từ Ai Cập như sau: “Gaius Vibius Maximus,
tổng trấn xứ Ai Cập truyền lệnh: Xét
rằng đã đến kỳ làm sổ từng nhà, nên
cần bắt buộc hết thảy những ai, đã vì
bất cứ lý do gì mà hiện đang cư trú ngoài
địa phận mình, phải trở về quê nhà,
để có thể thi hành lệnh kiểm tra dân số theo
qui định, và cũng để có thể chăm lo
việc cày cấy đất ruộng mình”. Nếu
đó là trường hợp tại Ai Cập thì cũng
chính là trường hợp tại Giuđê là nơi còn
giữ kỹ những gia phả dòng tộc và đàn ông
phải về bản doanh của bộ tộc mình. Đây thêm một bằng cớ giúp ta hiểu
biết hơn về sự chính xác của Tân Ước.
Con
đường từ Nazarét tới Bêlem dài 128 dặm,
những tiện nghi cho khách trọ rất sơ sài. Quán trọ bên
phương Đông thời bấy giờ giống như
từng dãy chuồng ngựa của cửa mở ra
một cái sân chung. Mỗi khách trọ
từ liệu thức ăn cho mình,
chủ quán chỉ cung cấp đồ ăn cho súc vật
và một bếp lửa để nấu nướng. Có
đông người quá nên không còn chỗ cho Giuse và Maria,
thế nên con trai của Maria đã sinh ra nơi khoảng
sân chung đó. Khăn bọc hài nhi là một cái tã. Trước tiên
người ta bọc hài nhi trong tấm
vải vuông rồi quấn bằng dài chung quanh mình
nhiều vòng. Chữ được dịch
là máng cỏ, nơi để súc vật ăn, có thể
đó là một chuồng bò hoặc một máng cỏ.
Việc quán trọ không còn chỗ
tượng trưng cho những gì xảy ra cho Chúa Giêsu.
Chỉ một nơi chỗ cho Chúa Giêsu là
thập giá. Ngài tìm một lối vào trong
những tấm lòng chật chội của loài
người mà không tìm được, và Ngài vẫn cứ
tiếp tục tìm kiếm, mặc dù vẫn cứ bị
chối bỏ.
MỤC ĐỒNG VÀ THIÊN SỨ (2,8-20)
Một điều
lạ lùng là câu chuyện cho chúng ta biết lời báo tin
đầu tiên của Chúa được gửi
đến cho các người chăn chiên. Vào
thời bấy giờ, giới mục đồng bị
những người chính thống coi khinh. Họ không
có đủ khả năng để giữ trọn các chi
tiết của bộ luật nghi lễ, họ không thể
giữ đúng các nghi thức rửa tay
tỉ mỉ và các luật lệ khác. Họ
quá bận bịu săn sóc bầy chiên, vì thế, giới
chính thống coi họ rất thấp kém. Sứ
điệp của Chúa trước tiên đã đến
với họ là những người đơn sơ nơi đồng ruộng. Nhưng nhóm mục đồng này có lẽ là
những mục đồng đặc biệt. Trong
Đền Thờ, sáng và chiều
đều có một con chiên không tì vết làm của lễ
dâng lên Chúa. Để lúc nào cũng sẵn có của lễ
toàn vẹn và không tì vết ấy, các quan chức cai quản đền thờ nuôi riêng
những bầy chiên của họ, và các bầy chiên này
được chăn ở gần Bêlem. Cho nên chúng ta có
thể tin là nhóm mục đồng đó đang coi giữ
những bầy chiên dành làm của lễ trong Đền
Thờ. Thật ý nghĩa biết bao khi nhóm người coi
sóc bầy chiên của Đền Thờ lại là những
người đầu tiên được ngắm xem chiên
của Thiên Chúa là Đấng xoá tội lỗi thế gian.
Chúng ta đã biết
khi một bé trai được sinh ra thì các nhạc sỹ
địa phương tụ tập lại nhà để
chúc mừng bằng một khúc nhạc đơn sơ. Chúa Giêsu đã sinh trong một chuồng bò ở
Bêlem, vì thế chi tiết đã không được
thực hiện. Thật vô cùng ý nghĩa
khi đoàn ca sỹ trên trời thay thế các ca sỹ
dưới đất và các thiên sứ đã hát những
bản ca ngợi Chúa Giêsu là những bản nhạc mà các
ca sỹ trần gian không hát nổi.
Qua những lời
Kinh Thánh này, chúng ta phải suy tưởng đến
vẻ đơn sơ thanh bạch trong sự giáng sinh
của Con Thiên Chúa. Chúng ta dễ nghĩ rằng nếu Con
Thiên Chúa ra đời, thì chắc Ngài sẽ sinh ra trong
một đền đài hay một dinh thự. Ngày xưa,
ở Châu Âu, có một ông vua thường khiến triền
thần lo ngại vì ông hay cải trang để trà
trộn vào dân chúng. Khi quần thần yêu cầu ông
đừng làm thế vì lý do an ninh, thì
ông trả lời “Trẫm không thể trị dân nếu
trẫm không biết nhân dân ta có một Thiên Chúa hiểu
thấu đời sống chúng ta, vì Ngài đã sống
cuộc đời như chúng ta, không đòi hỏi gì khác
hơn một đời sống bình thường.
|