Kẻ
tội lỗi.
Vào một ngày Chúa nhật
tháng chín năm 1972, tại góc phố đông người
qua lại, người ta thấy xuất hiện một
nhà giảng thuyết. Ông đưa cánh tay phải lên và chỉ vào một
người nào đó và nói: Anh là kẻ có tội. Hành động này đã gây nên một hậu
quả kỳ lạ. Mọi
người lấm lét nhìn ông rồi cúi mặt xuống
trong thinh lặng.
Từ
mẩu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng
sáng hôm nay. Chắc hẳn lời giảng
của Gioan Tiền hô bên bờ sông Giócđan cũng đã
tạo ra một hậu quả như thế. Trong đám đông, có những người đã
cười nhạo ông. Có những
người đã tức giận ông, nhưng cũng có
những người đã nhận biết sự sai trái
của mình.
Chẳng
hạn những người thu thuế
nhận ra có lúc mình đã đòi hỏi quá mức ấn
định. Những người lính có lúc
đã đối xử tàn bạo với dân chúng. Còn
tất cả thì có lúc đã khước từ sự giúp
đỡ cần thiết cho những người chung quanh. Ông đã đụng
vào vùng thâm sâu và dễ thương tổn nhất của
họ, ông đòi buộc họ phải nhìn lại tâm
hồn mình, khám phá ra những khuyết điểm, để
rồi dứt khoát từ bỏ tội lỗi mà quay
trở về cùng Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng
đã ý thức được những hậu quả mà
tội lỗi gây ra cho bản thân, cho gia đình cũng
như cho xã hội, thế nhưng chúng ta lại không có
đủ can đảm dứt bỏ tội lỗi, trái
lại nhiều lúc chúng ta còn chạy theo những mời
mọc, những quyến dũ, những lôi kéo của
tội lỗi, để rồi như lời thánh Phaolô
đã diễn tả: Sự thiện tôi muốn thì tôi
lại không làm, còn điều ác tôi ghét thì tôi lại làm.
Chúng ta giống như một
người muốn nhảy xuống sông để tắm
cho được sạch, nhưng lại ngại trời
rét. Vì
thế, cứ ngồi trên cầu ao, thò một chân
xuống rồi lại co lên. Cứ
thế, cứ thế, nửa muốn tắm nửa
lại sợ rét.
Hay
như một con bò, nửa muốn uống nước,
nửa muốn ăn cỏ, thành thử hết nhìn qua bên
này lại nhìn qua bên kia, mà bụng thì vẫn đói và khát.
Vậy
cho đến lúc này, chúng ta đã có thái độ dứt
khoát hay chưa? Chúng ta hãy nhớ lại lời thánh Gioan
Tông đồ: Nếu chúng ta nói rằng mình vô tội, thì
chúng ta chỉ là kẻ nói dối.
Mặc dù tâm hồn chúng ta rất xinh
đẹp vì được dựng nên giống hình
ảnh Thiên Chúa, nhưng đồng thời nó lại
rất yếu đuối và có thể vấp ngã bất
cứ lúc nào. Chúng ta giống như một chiếc bình sành
dễ vỡ. Có nhiều khía cạnh
trong cuộc sống chúng ta cần được Chúa tha
thứ và chữa lành qua Bí tích Giải tội.
Mùa
vọng chính là thời gian giúp chúng ta nhìn nhận mình là
kẻ tội lỗi, rồi sám hối ăn năn để được ơn tha
thứ, cũng như được hưởng sự
bình an mà Chúa sẽ đem đến trong đêm Giáng sinh.
|