Những bài học về Tình Yêu và Lòng Thương Xót của TC ngay từ trong gia đình
Con cái GH bắt đầu cuộc hành trình cho cả năm đặc biệt chú tâm vào Lòng Thương Xót Chúa. Từ khi GH được khai sinh đến nay không biết bao nhiêu bài giảng, bài viết nó về Lòng Thương Xót của Chúa. Trong đó đa số mang những sắc thái từu tượng hay có tính cách học thuyết. Anh có thể trích cho ra tôi cả ngàn lời trích trong Phúc Âm, cả triệu văn hay ý đẹp, từ thánh này đến thánh khác. Đó đây 1 vài vị có những ví dụ cụ thể nhưng đó cũng chỉ là nói lại những biến cố ở những thời khác, địa phương khác. Vắng bóng hơn cả là trưng những tình huống về lòng thương xót của Chúa ở những nơi mà người ta có thể 'rờ' thấy được, 'ôm' lấy được, kinh nghiệm được và sống được.
Đúng hơn đây không phài là bài viết nhưng là những gom góp về kinh những kinh nghiệm đã và đang thực sự xảy ra. Chúa và lòng thương xót của Ngài không phải ở những chốn xa xôi, mãi bên kia phía chân trời, lại càng không phải ở trên tòa cao, để cho dù người ta có kêu gào Ngài cũng khó có lòng nghe thấy. Ngài gần gũi hơn thế nhiều đần đến nỗi bạn có thể ôm ấp, xà vào lòng Ngay hay tựa đầu và khuôn ngực Ngàì bất cứ khi nào người ta muốn và 'dám' làm việc ấy.
Đây là nhửng kinh nghiệm xày ra hàng ngày và ở mọi nơi, những bậc là cha làm mẹ chỉ cần nghe đến là đều biết nó đả xảy ra nơi họ. - Xin lỗi-- Đại đa số các LM, GM không có những kinh nghiệm này cùng lắm là các Ngài hiểu được nó như 1 + 1 là 2. Cùng là những biến cố, nhưng khi thay đổi góc nhìn, nhìn nó qua lăng kiếng của lòng Thương Xót Chúa những biến cố đó lại mang 1 ý nghĩa khác,
Lòng thương xót là lội nước ngược giòng.
Ai đ̉ã từng hay đang là cha là mẹ đều không có là cả trăm, trăm lần có được kinh nghiệm này: dầu cho họ cỏ bao nhiêu người con, dầu cho cả ngàn, cả triệu người khinh ghết nó, dầu nó có ngỗ nghịch gì đi chăng nữa, dầu tội nó có tầy đình đến đâu nhưng những bậc làm cha làm mẹ đều tìm ra được những lý do để tha thứ để yêu thương, và cũng để bảo hộ cho nó.
Còn với kinh nghiệm của Ô.B. Với những người lớn tuổi, là Ông là Bà các đấng đều có những kinh nghiệm như thế này: Dầu cho minh có ghét bố ghét mẹ nó đến thế nào đi chăng nữa, nhưng khi nhìn thấy những đứa cháu thì . . . . không thể nào ghét chúng nó được.
Qua lăng kiếng lòng Thương Xót Chúa:
Dù cho bạn; và tôi; có yêu thương nó; con cái như thế nào đi chăng nữa thì TC cũng đã và đang yêu thương nó gấp triệu, triệu lần hon bạn. TC là Ttình Yêu và chắc chắn là về vấn đề ấy Ngài không thể . . ..thua bạn; và tôi. Và TC cũng yêu thương mình y như thể Người đang yêu thương chúng.
Nếu bạn còn nghi ngại thì đây: Tình yêu đó có nơi bạn khong phài do bỗng dưng mà có nó phải đển từ 'somewhere' một nơi nào đó. Đấng đã trao cho bạn 'thứ' tình yêu ấy thì nơi ngài tình yêu ấy phài có nhiều hơn bạn nhiè̀u. <Có 'có' thì mới có cái để . . . . mà cho> Là con người, bạn; và tôi; mình còn tìm được những lý do để tha thứ, để yêu thương, để biện hộ, Nếu mà để TC đi tìm kiếm những lý do như thế thì dó là không đếm xuể. Cứ hãy từ tâm, với người khác, dầu cho họ có làm gì đi chăng nữa thì nơi TC Ngài đang có rất nhiều, rất nhiều lý do để tha thứ, để yêu thương, để biện hộ. Đây là 1 thứ 'cám dỗ' rất là . . . . khôn khéo nó ẩn mình đàng sau những tiêu đề nghe rất là 'kêu' chẫng hạn như: Gíao lý, luật lệ, tín điều, bão vệ GH . .v.v. Nhưng nhiều khi <không phải là mọi khi> nó hàm ẩn 1 cái tôi 'vĩ đại' . . . hơn cả Chúa. Nó là: Con không tìm thấy một lý do gì để biện hộ cho nó hay là vì nó đã quá rõ ràng thì . . . . Chúa cũng phài 'không' – Nó nằm ở chỗ: Cái gì thì khác chứ cái 'ấy' thì Chúa . . . . thua con.
Lòng thương xót là 1 thứ 'Tình cho không biếu không'.
Nó rõ mồn một như hôm qua khi mình bồng bé trên tay, mình đã không bao giờ tự hỏi, bé có cần phải cao giọng, xin xỏ hay năn nỷ để được nhận tình yêu thương của mình dành cho chúng không. Không, và không bao giờ. TC đối với mình cũng vậy. và còn hơn thế nữa, mình chắc cũng chỉ bé bỏng, và helpless; và chắc cũng không lớn hơn 1 . . . . hạt cát.
Sau đó bé lớn hơn 1 tí, điều kiện duy nhất để chúng hưởng được tình yên là . . . . đễ cho mình yên chúng. Cho dú nó có rắn mắt và phớt lờ đi thì mình cũng vẫn yêu chúng như thường. Và cũng không thể không yêu. Ai nói gì mình không cần biết, chỉ vì nó là . . . con tôi. TC cũng đang nói với bạn; và tôi cùng 1 câu nói ấy; Vì nó là con Cha, hay chỉ vì con là con Cha. Đó cũng là dịp để mình tự hỏi khi nhìn đến người khác, TC yêu thương họ như vậy thì mình . . . . mình là ai. Chuyện họ là chuyện của Chúa. Ai Ch́a cũng yêu cả, và với mỗi người Ngài đều có cái 'cách' yêu của Chúa 'kiểu' yêu dành riêng cho họ. Tôi xin làm chứng là ở tuổi này tôi đã được nhìn thấy quá nhiều tình yêu TC dành cho từng người và . . . mỗi người mỗi khác.
Điều kiện duy nhất để mình nhận được tình yêu, lòng thường xót của Chúa là để cho tình yêu và lòng thương xót của Chúa có cơ hội đên với mình và lưu lại nơi ấy.
Lòng thương xót không như nhau.
Gia đình nào cũng vậy, có những đứa kém may mắn hơn những đứa khác. Đứa nào càng kém may mắn, gia đình nó càng gặp nhiều khó khăn, là cha là mẹ mình càng thương nó hơn những đứa khác. Ngược lại thì cha mẹ được gì? Nó lại càng oán trách là mình thương những đứa khác hơn nó. Rất nhiều cha mẹ không dám cho chúng nó biết và chỉ . . .khóc với nhau. Cho dù có là như thế, là cha là mẹ mình cũng chỉ biết để trong lòng và . . . . cũng không chấp nhất, nó có quá khổ thì nói mới . . .. kêu - Lại cũng một lý do nữa để tha thứ để yêu thương?
Đối với TC thì rất nhiều khi mình cũng chẳng khác gì hơn những đứa kia. 1 chút bệnh tật, 1 chút kém may mắn, 1 chút không được như ý thì cũng là do Chúa thương những đứa khác hơn mình. Những lúc như thế thì TC cũng 'nghẹn giọng' như những người bố người mẹ kia. Lòng thương xót đi đôi với kiên nhẫn.
Người viết để dành cho đây là phần cuối, vì dó là một tiêu đề nói thì rất dễ và sông nó thì khó, quá khó. Ở gia đình nào cũng có những trường hợp một đứa con đến với cha; hoậc mẹ than phiền về đứa khác. Thường thì bậc phụ huynh đó hay nói:”Để mai mẹ, hoặc bố; tìm dịp mà nó chuyện với nó”. Với người con thì sao mà lâu thế; đã “để mai” rồi lại còn “tìm dịp” thì chắc sẽ chẳng bao giờ? Nhưng với người làm cha làm mẹ thì đó là sự kiên nhẫn. Không kiên nhẫn như thế thì nói làm sao nó mới nghe lọt?
Có thề là may mắn nên trong đời tôi đã nhìn thấy quá nhiều lòng kiên nhẫn của TC. Tôi đã nhìn thấy rất là nhiều người, các LM có, các tu sỹ có, người cậy quyền cậy thế có, những người mà xã hội coi như là vất đi cũng có. Cả đời họ chỉ lo cho cái tôi, TC kiên nhẫn và kiên nhẫn chỉ để đến lúc họ quay mặt lại thì đó là lúc mà Chúa gọi con về. Xã hội, GH có thể đã chẳng được lợi ích gì.
Tôi nhớ lại Chúa Giêsu duy nhất có 1 lần Ngài nói rõ ý của Chúa Cha:”Cha của anh em, đấng ở trên trời không muốn cho 1 ai trong những kẻ bé mọn này phài hư mất.” Và Ngài đã chịu chết để thi hành Ý Cha. Và nơi khác:”Những người Cha đã trao cho con thì con đã không để mất 1 ai.” Chết mà Ngài coǹ không màng thì cho dù là 1 chút kiên nhẫn thì đã thấm vào đâu? - Mà sự kiên nhẫn nơi đây là sự kiên nhẫn của Chúa.
Đó là nói và . . . .”lý thuyết”, cho đến gần cuối đời, cà hơn nửa thế kỷ người viết mới nhìn, cảm nghiệm ra được là xuốt cả cuộc đời, thời gian dài như vậy TC đã và vẫn đang kiên nhẫn với chính mình. 1 khi nh̀in ra được TC đã kiên nhẫn với chính mình thì người ta sẽ dễ dàng 'thông cảm” để sự kiên nhẫn của TC có cơ hội thực hành trên những người khác.
Như là 1 ví dụ điển hình; thường GD và các LM lớn tuổi hay than phiền về cuộc sóng những LM về phẩm chất của những vị ấy . . . . Với những LM, tôi thường hay chỉ ra cho họ thấy là khi những quí vị ấy mới làm LM thì các vị đã không có những 'nhân đức' như bây giờ. Cũng phải mất 30, 40 năm TC đào tạo uốn nắn từ từ thì 'Cha' mới được như ngày hôm nay, TC đã kiên nhẫn như thế với cha thì hà cớ gì cha lại than phiền khi TC kiên nhẫn với cha khác. Khi khác tôi lại nói, TC có cách làm của Ngài, như 1 người cằm kẹo ra gọi một đứa bé đề sau đó Ngài từ từ uốn nắn, dậy dỗ sau. Chỉ tại cái 'tôi' của mình nó quá lớn nó đòi TC phài chứng minh cho mình bằng những thành quả nhãn tiền. Cái nhìn của mình dựa trên thành quả còn với đấng đã chết đễ “không 1 ai phải hư mất” thì cái nhìn cũa Ngài là làm sao, sau cùng người đó được cứu rỗi, ai có nói gì khác thì . . . .kệ họ.
1 ví dụ khác: Ai cũng ̣đã hơn 1 lần nghe 1 bài giảng hay đọc 1 câu kinh thánh sao mà nó thấm thía. . . . Trong số cả ngàn người nghe giảng hôm ấy, không phải ai cũng hiểu được như thế, người viết cũng dám chắc rằng ý nghỉ̃ bài giảng hôm đó người kia cũng đã nghe cả chục cả trăm lần trước đó rồi. Như người mẹ kiên nhẫn ở trên ngài đã “để mai” và rồi 'tìm dịp” thì thầm vào tai bạn và đó mới là lúc bạn hiểu ra.
Theo kinh nghiệm riêng của người viết thì phần khó nhất trong cuộc sống với tình yêu và lòng thương xót của TC là nhận ra, cảm nghiệm được rằng chính TC đả rất là kiên nhẫn với chính mình trước. Nếu phần này có khó thì cũng . . . không sao. TC đủ kiên nhẫn để thì thầm vào tai từng người và sẽ ở đúng nơi và đúng lúc.
Kết:
Càng chiêm ngắm đời sống GĐ tôi càng nhận ra đó là nơi phản ánh trung thật nhất Tình Yêu và lòng Thương xót cúa TC. Nó gần gũi đến nỗi người ta có thể 'rờ' thấy được, 'nếm' thấy được và 'ôm ấp' được. Ước mong sao những cảm nghiệm ấy không bị đóng khung trong giới hạn của những các nhân trong GĐ mà còn lan toả ra những người chung quanh, rồi XH và GH.
Múa vọng 2015 Khuyết Danh
|