145 CÂU HỎI ĐÁP VỀ NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
A. TỔNG QUÁT NĂM THÁNH 01. Hỏi : Năm Thánh là gì? - Thưa : Năm Thánh là Năm Toàn Xá.
02. Hỏi : Năm Toàn Xá, tức là thời điểm được qui định để chúng ta làm gì ? - Thưa : Để chúng ta hoán cải, hòa giải, hiệp thông hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.
03. Hỏi : Năm Thánh, theo nguyên gốc tiếng Latinh “Annum Jubilaei”, bắt nguồn từ tiếng Do thái “Jôbel”, nghĩa là gì ? - Thưa : “Thổi kèn tù và báo hiệu năm Toàn xá”.
04. Hỏi : Năm Thánh có từ thời Cựu Ước được ghi ở trong sách nào ? - Thưa : Sách Lêvi chương 25,8-54.
05. Hỏi : Bản văn trong sách Lêvi chương 25, quy định những gì ? - Thưa : Cứ 50 năm người ta phải giải phóng các nô lệ, phải xóa nợ và trả lại ruộng vườn cũng như đất đai cho chủ cũ.
06. Hỏi : Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh được cử hành vào năm nào ? - Thưa : Vào năm 1300.
07. Hỏi : Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh (1300) được Đức Giáo Hoàng nào công bố ? - Thưa : Đức Giáo Hoàng Bonifaz VIII.
08. Hỏi : Khởi đầu Năm thánh được cử hành thế nào ? - Thưa : Cứ 100 năm Hội Thánh lại cử hành Năm Thánh một lần. Nhưng dần dần về sau, thời hạn được rút bớt xuống chỉ còn 50 năm, 33 năm và sau cùng là 25 năm.
09. Hỏi : Ngoài những Năm Thánh thông thường, Hội Thánh còn cử hành những Năm Thánh khác không ? - Thưa : Hội Thánh còn cử hành vào những Năm Thánh khác gọi là Năm Thánh ngoại thường.
10. Hỏi : Trong thế kỷ XX, Hội Thánh có những Năm thánh ngoại thường nào ? - Thưa : Năm Thánh 1933: kỷ niệm 19 thế kỷ cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Năm Thánh 1983 : mừng kỷ niệm 1950 năm Ðức Kitô tử nạn và phục sinh hầu đem ơn Cứu Rỗi.
11. Hỏi : Trong lịch sử Hội Thánh đã diễn ra bao nhiêu Năm Thánh ? - Thưa : 29 Năm Thánh Danh sách các Năm Thánh đã diễn ra trong lịch sử Hội Thánh và các Đức Giáo hoàng tương ứng : Năm 1300: Đức Giáo Hoàng Bonifatius VIII. Năm 1350: Đức Giáo Hoàng Clemens VI. Năm 1390: Đức Giáo Hoàng Urban VI công bố; Đức Giáo Hoàng Bonifatius IX cử hành. Năm 1400: Năm Thánh thứ hai do Đức Giáo hoàng Bonifatius IX công bố. Năm 1423: Đức Giáo Hoàng Martin V Năm 1450: Đức Giáo Hoàng Nikolaus V. Năm 1475: Đức Giáo Hoàng Paul II công bố, Đức Giáo Hoàng Sixtus IV cử hành. Năm 1500: Đức Giáo Hoàng Alexander VI. Năm 1525: Đức Giáo Hoàng Clemens VII. Năm 1550: Đức Giáo Hoàng Paul III công bố, Đức Giáo Hoàng Julius III cử hành. Năm 1575: Đức Giáo Hoàng Gregor XIII. Năm 1600: Đức Giáo Hoàng Clemens VIII. Năm 1625: Đức Giáo Hoàng Urban VIII. Năm 1650: Đức Giáo Hoàng Innozenz X. Năm 1675: Đức Giáo Hoàng Clemens X. Năm 1700: Đức Giáo Hoàng Innozenz XII công bố, Đức Giáo Hoàng Clemens XI bế mạc. Năm 1725: Đức Giáo Hoàng Benedikt XIII. Năm 1750: Đức Giáo Hoàng Benedikt XIV. Năm 1775: ĐứcGiáoHoàng Clemens XIV công bố, Đức Giáo Hoàng Pius VI cử hành. Năm 1825: Đức Giáo Hoàng Leo XII. Năm 1875: Đức Giáo Hoàng Pius IX. Năm 1900: Đức Giáo Hoàng Leo XIII. Năm 1925: Đức Giáo Hoàng Pius XI. Năm 1933: Năm Thánh thứ hai dưới thời Đức Giáo Hoàng Pius XI. Năm 1950: Đức Giáo Hoàng Pius XII. Năm 1975: Đức Giáo Hoàng Paul VI. Năm 1983: Đức Giáo Hoàng Johannes Paul II. Năm 2000: Đức Giáo Hoàng Johannes Paul II. Năm 2015: Đức Giáo Hoàng Phanxicô. http://www.simonhoadalat.com/ giaoducgd/SuyTu/103NamThanh.htm
12. Hỏi : Ngoài Năm Thánh được toàn thể Hội Thánh cử hành, có những Năm Thánh khác nữa không ? - Thưa : Còn có những Năm Thánh khác được mở ra cho các Giáo Hội địa phương như : quốc gia, giáo phận, kể cả giáo xứ, hay cộng đoàn dòng tu … .. … . 13. Hỏi : Hội Thánh Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đã cử hành những Năm Thánh nào ? - Thưa : Một là : - Năm Thánh Truyền Giáo 2003, ghi dấu 470 năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam (1533-2003), từ lễ Giáng Sinh 25/12/2003 đến lễ Hiển Linh 02/01/2005. Hai là : - Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
14. Hỏi : Năm Thánh sẽ khai mạc với việc mở những cánh Cổng Thánh – việc mở cổng này có ý nghĩa tượng trưng như là gì ? - Thưa : Như là mở ra những con đường mới dẫn tới ơn cứu độ.
15. Hỏi : Việc mở Cổng Thánh nói lên chính Ðức Kitô là gì ? - Thưa : Là Cổng thật và duy nhất qua đó con người mới có sự sống sung mãn.
16. Hỏi : Những cánh cổng được này chính là những cánh cổng của các Đền Thờ nào ? - Thưa : Của Đền Thờ Thánh Phêrô, -Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, -Đền Thờ Đức Bà Cả -Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành.
17. Hỏi : Năm Thánh được cử hành với những ý nghĩa nào? - Thưa : * Một là Năm Thánh là năm xin ơn tha thứ * Hai là Năm Thánh là năm Sám Hối và Canh Tân * Ba là Năm Thánh là năm Hoà Giải
18. Hỏi : Năm Thánh là năm xin ơn tha thứ nghĩa là gì ? - Thưa : Vì đây là thời gian cầu xin Thiên Chúa ban ơn cách đặc biệt để tha các hình phạt do tội gây ra.
19. Hỏi : Một trong những đặc điểm của Năm Thánh là việc gì được lãnh nhận rộng rãi theo những quy định của Hội Thánh về thời gian và địa điểm ? - Thưa : Là Ơn Toàn Xá
20. Hỏi : Năm Thánh là năm Sám Hối và Canh Tân vì sám hối và canh tân chính là điều kiện để lãnh nhận điều gì ? - Thưa : Để lãnh nhận ơn tha thứ.
21. Hỏi : Năm Thánh là năm Hoà Giải vì con người luôn được mời gọi sống trong mối tương quan mật thiết với những ai ? - Thưa : Với Thiên Chúa, với tha nhân và với mọi loài thụ tạo.
22. Hỏi : Ơn Xá là gì? - Thưa : Ơn Xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ.
23. Hỏi : Có mấy loại Ơn Xá ? - Thưa : Có 2 loại Ơn Xá : một là Ơn Toàn xá, hai là ơn tiểu xá.
24. Hỏi : Ơn Toàn Xá là gì ? - Thưa : Là ơn tha trọn vẹn các hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội
25. Hỏi : Ơn Tiểu Xá là gì ? - Thưa : Là ơn tha một phần các hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội
26. Hỏi : Ơn Xá Năm Thánh là Ơn Toàn Xá (Indul-gentia plenaria). Tín hữu có quyền chỉ Ơn Toàn Xá này cho ai ? - Thưa : Cho chính mình và cho các linh hồn nơi luyện ngục.
27. Hỏi : Mỗi ngày tín hữu được lãnh nhận bao nhiêu Ơn Toàn Xá, trừ khi người hấp hối, linh mục ban ơn Toàn Xá trong giờ sau hết ? - Thưa : Chỉ được một lần mà thôi.
28. Hỏi : Muốn lãnh nhận ơn Toàn Xá cần phải có những điều gì ? - Thưa : Cần phải có tinh thần siêu nhiên và hội đủ một số điều kiện.
29. Hỏi : Về tinh thần siêu nhiên cần phải có những gì ? - Thưa : * Cần phải có ý hướng quay về với Thiên Chúa trong cuộc sống, * Phải có đời sống đức tin sâu đậm qua việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, cũng như Bí tích Thánh Thể. * Phải có ý chí canh tân đời sống và dứt khoát với tội lỗi, * Phải thể hiện đức tin qua những việc bác ái, * Phải sống hiệp thông với Hội Thánh được diễn tả qua việc cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
30. Hỏi : Để lãnh nhận Ơn toàn Xá phải giữ là những điều kiện nào ? - Thưa : * Phải Xưng tội và rước lễ, * Cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (thường đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính) * Thi hành một trong những việc được Giáo hội quy định như : tham dự nghi thức ban ơn Toàn Xá, kính viếng các Đền thờ, Nhà thờ được chỉ định...
31. Hỏi : Vì những lý cho chính đáng, một số tín hữu không thể viếng Nhà thờ được chỉ định, Tòa Thánh có mở lối nào để giúp họ hưởng nhờ ơn Toàn Xá trong Năm Thánh ? - Thưa : Tòa Thánh, qua Tòa Ân giải tối cao, đã rộng lòng mở lối cho họ hưởng nhờ ơn Toàn Xá : - Một là : những người mắc ngăn trở chính đáng, như các tu sĩ dòng kín, các bệnh nhân... có thể hiệp ý với các tín hữu đi hành hương và dâng những đau khổ, những lời cầu nguyện, những thiếu thốn thua thiệt trong đời sống để hưởng nhờ Ơn Xá Năm Thánh. - Hai là : Ơn Xá Năm Thánh cũng còn được lãnh nhận với những sáng kiến hãm mình (như nhịn uống rượu, hút thuốc, kiêng thịt... trong một ngày, và dành số tiền đó giúp những người nghèo khổ; hoặc dành thời giờ tự do tham gia các công việc chung, hay những hình thức hãm mình khác). - Ba là : Các tín hữu đi viếng thăm trong một thời gian nào đó những anh chị em đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, đau khổ, khó khăn ( như các bệnh nhân, tù nhân, người già cả và sống cô đơn, các người bị tàn tật, các thiếu nhi bị bỏ rơi...) và thực thi các điều kiện xưng tội, rước lễ và cầu nguyện thì cũng được lãnh nhận Ơn Xá Năm Thánh.
32. Hỏi : Tại sao lại tìm hiểu hành hương Năm Thánh ? - Thưa : Hành hương Năm Thánh là một trong những sinh hoạt đạo đức của Năm Thánh.
33. Hỏi : Ý nghĩa đích thực của hành hương Năm Thánh là gì ? - Thưa : Hành hương Năm Thánh là dịp để có thể nhận lãnh ơn Toàn Xá, đền bù lại những hình phạt mà tội chúng ta đã gây ra, hoặc chỉ ân xá cho các linh hồn nơi luyện tội. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là nhờ ơn Chúa, chúng ta can đảm từ bỏ con người cũ, nỗ lực canh tân đời sống đức tin, hân hoan tiến bước trên đường trọn lành. Đây mới là ý nghĩa đích thực và toàn vẹn mà chúng ta phải hướng về.
B. TỔNG QUÁT NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
34. Hỏi : Ngày 11-4-2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập năm gì ? - Thưa : Công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót
35. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội Công giáo do Đức Giáo Hoàng nào đề ra ? - Thưa : Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
36. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ? - Thưa : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-2015)
37. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ gì? - Thưa : Lễ Chúa Kitô Vua (20-11-2016)
38. Hỏi : Đối với các Giáo Hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa vào ngày nào ? - Thưa : Vào ngày 13-12-2015
39. Hỏi : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là gì ? - Thưa : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô.
40. Hỏi : Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta được điều gì ? - Thưa : Chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống.
41. Hỏi : Vì thế, trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích gì? - Thưa : Qua bí tích Giao hoà
42. Hỏi : Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà để làm gì ? - Thưa : Để tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau.
43. Hỏi : Ngoài việc, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, người tín hữu đồng thời biết quan tâm tới điều gì nữa? - Thưa : Quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác.
44 .Hỏi : Tông sắc Dung mạo lòng thương xót (Misericordiae Vultus) thực sự là một tổng hợp thần học về lòng thương xót, đồng thời trình bày hướng đi của Năm Thánh. Lòng thương xót không phải là một từ ngữ trừu tượng, nhưng là gì ? - Thưa : Nhưng là từ ngữ diễn tả dung nhan Thiên Chúa cũng như đời sống và hành động của Chúa Giêsu, đồng thời là phương cách thể hiện tính khả tín của Giáo Hội.
45. Hỏi : Về việc tổ chức Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như là gì ? - Thưa : Như là cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ.
46. Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ. Phải quan tâm đặc biệt đến điều gì ? - Thưa : Đến chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, cũng như sự nhất quán giữa việc loan báo Tin Mừng và đời sống của những người mang danh Kitô hữu.
47. Hỏi : Trong Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu mỗi giáo phận mở Cửa Thương Xót, giúp các tín hữu làm gì ? - Thưa : Giúp các tín hữu cảm nghiệm được lòng thương xót của Cha trên trời.
48. Hỏi : Vào Chúa nhật nào, Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố rằng trong mọi Giáo hội địa phương, tại Nhà thờ Chính Tòa – Nhà Thờ Mẹ của các tín hữu trong miền đó – hoặc, thay vào đó là nhà thờ đồng-chính-tòa hay một nhà thờ khác có ý nghĩa đặc biệt, Cửa Thương Xót sẽ được mở trong suốt Năm Thánh ? - Thưa : Chúa nhật III Mùa Vọng (Năm Phụng vụ 2015-2016)
49. Hỏi : Câu khẩu hiệu của Năm Thánh 2016 là gì ? - Thưa : Câu khẩu hiệu là : Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36).
50. Hỏi : Khẩu hiệu Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta điều gì ? - Thưa : Dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).
51. Hỏi : Logo của Năm Thánh Lòng Thương xót do ai thiết kế ? - Thưa : Của linh mục dòng Tên, cha Marko I. Rupnik.
52. Hỏi : Logo là một tổng luận thần học về điều gì ? - Thưa : Logo là một tổng luận thần học về lòng thương xót.
53. Hỏi : Logo trình bày một hình ảnh rất thân quen với Giáo Hội sơ khai, nghĩa là trình bày tình yêu của ai, Đấng đã đưa mầu nhiệm Nhập thể (hai bản tính, thiên tính và nhân tính) đến chỗ hoàn thành bằng ơn cứu chuộc (những dấu đinh trên hai tay và hai chân) ? - Thưa : Của Chúa Kitô
54. Hỏi : Chúa Kitô đã mang nhân loại trên vai Người với tất cả lòng thương xót, cặp mắt của Đấng chăn chiên lành và cặp mắt của Ađam trở nên một, để Chúa Kitô nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Ađam và để Ađam làm gì ? - Thưa : Để Ađam nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Chúa Kitô.
55. Hỏi : Nơi Chúa Kitô, Adam mới, mọi người nam nữ đều khám phá nhân tính của chính mình và tương lai sẽ đến, khi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha qua điều gì ? - Thưa : Qua cặp mắt của Chúa Kitô.
56. Hỏi : Nền của hình ảnh trên là ba hình bầu dục đồng tâm, càng đi ra bên ngoài thì mầu sắc càng nhạt đi, diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại đi đâu ? - Thưa : Diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại ra khỏi đêm tối của tội lỗi và sự chết.
57. Hỏi : Khi nhìn từ ngoài vào, chiều sâu của mảng màu tối lại diễn tả điều gì ? - Thưa : Diễn tả tính khôn dò của tình yêu Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả.
58. Hỏi : Trong Mùa Chay của Năm Thánh 2016 có biến cố gì đặc biệt ? - Thưa : Đức giáo Hoàng Phanxicô sẽ gửi tới trong mọi giáo phận toàn thế giới các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” như “dấu chỉ sống động cho thấy Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả những ai kiếm tìm sự tha thứ của Ngài như thế nào”.
59. Hỏi : Các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” là ai ? - Thưa : Là các Giám mục / Linh Mục mà Đức giáo Hoàng Phanxicô ban cho quyền tha cả các tội dành cho Ngai Tòa Thánh Phêrô.
60. Hỏi : Các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” được Đức Giáo Hoàng ban cho quyền gì ? - Thưa : Quyền tha cả các tội dành cho Ngai Tòa Thánh Phêrô.
61. Hỏi : Đâu là các tội đặc biệt này mà Đức Giáo Hoàng ban năng quyền giải chúng cho các Thừa Sai của Lòng Thương Xó ? - Thưa : Một là : Xúc phạm đến Mình Máu Thánh Chúa ; Hai là : Dùng bạo lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng Ba là : Truyền chức Giám Mục không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng ; Bốn là : Ban phép giải tội cho tòng phạm trong tội dâm dục tức điều răn thứ sáu ; Năm là : Trực tiếp vi phạm Ấn bí tích, nghĩa là vi phạm bí mật tòa giải tội ; Sáu là : Liên quan tới “vi phạm bí mật của Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng”.
62. Hỏi : Những tội kể trên đều có hình phạt là bị vạ tuyệt thông tự động (tiền kết), và chỉ có ai mới có quyền được tha? - Thưa : Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể tha.
63. Hỏi : Vạ tuyệt thông tiền kết là gì ? - Thưa : Là những ai phạm một trong các tội này thì tự động và tức khắc bị dứt phép thông công, mà không cần phải có lời tuyên bố hay đưa ra hình phạt “dứt phép thông công” từ Đức Giáo Hoàng, hay từ Giám Mục, hoặc một tòa án của Giáo Hội.
64. Hỏi : Ngoài những tội trên, còn có những tội nào bị vạ tuyệt thông tiền kết nữa không ? - Thưa : Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo và những người liên quan việc phá thai gồm : người mẹ, người chồng hay các người bà con đã khiến cho người mẹ phá thai, và nhân viên y tế cộng tác tích cực vào việc phá thai.
65. Hỏi : Trường hợp phá thai là trường hợp được biết nhiều nhất bao gồm hình phạt vạ tuyệt thông, nhưng việc giải vạ không được dành cho Tòa Thánh. Vậy dành cho ai ? - Thưa : Vạ tuyệt thông này chỉ được tha do Đức Giám Mục Bản Quyền hay do linh mục nào được ngài ủy quyền.
66. Hỏi : Đối với trường hợp phá thai, Các thừa sai của Lòng Thương Xót có quyền tha vạ này không ? - Thưa : Các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được ban cho quyền tha bất cứ hình phạt nào theo Giáo luật. Từ vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh, cho tới các vạ tuyệt thông khác nữa, mà thường chỉ có Giám Mục Bản Quyền mới có quyền tha.
67. Hỏi : Hậu quả của vạ tuyệt thông bao gồm điều gì ? - Thưa : Hậu qủa chính của vạ tuyệt thông là cấm lãnh nhận các bí tích, bao gồm cả Bí tích Hòa Giải, tức Bí tích Giải Tội.
68. Hỏi : Bình thường cha giải tội không có quyền tha vạ tuyệt thông. Vì vậy khi linh mục giải tội tiếp nhận một hối nhân và nhận thấy họ bị vạ tuyệt thông, thì ngài phải làm gì ? - Thưa : Không thể ban phép giải tha tội cho họ, mà phải gửi họ, tùy theo trường hợp, tới với vị Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao thay thế Đức Giáo Hoàng, hay tới Giám mục Bản Quyền, để họ có thể được tha vạ tuyệt thông trước khi nhận việc xá giải bí tích.
69. Hỏi : Gương mặt của các Thừa Sai Lòng Thương Xót thật nổi bật, vì các ngài có quyền gì ? - Thưa : Các ngài có quyền trực tiếp tha vạ tuyệt thông, rồi ban phép giải tội để khiến cho việc hòa giải của các tín hữu được dễ dàng hơn.
70. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 2 tháng 2 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ? - Thưa : Những người sống đời thánh hiến.
71. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày mùng 4-5 tháng 3 năm 2016 là ngày gì ? - Thưa : Là ngày “24 giờ cho Chúa” với lễ nghi sám hối tại đền thờ thánh Phêrô.
72. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 24 tháng 4 năm 2016 là ngày gì ? - Thưa : Là ngày dành cho các thanh thiếu niên tuổi từ 13-16 : Tuyên xưng đức tin và xây dựng một nền văn hóa của lòng thương xót.
73. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 3 tháng 6 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ? - Thưa : Là Ngày của các Linh Mục.
74. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 12 tháng 6 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ? - Thưa : Là Ngày dành cho các bệnh nhân và người tàn tật.
75. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 26-31 tháng 7 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ? - Thưa : Là Ngày dành cho giới trẻ.
76. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 25 tháng 9 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ? - Thưa : Là Ngày dành cho các giáo lý viên.
77. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 1 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ? - Thưa : Là Ngày lễ cầu cho những người đã qua đời.
78. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 13 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ? - Thưa : Là Ngày lễ đóng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các đền thờ Rôma và trong các giáo phận trên thế giới.
79. Hỏi : Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 20 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ? - Thưa : Là Ngày lễ đóng cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
80. Hỏi : Tại giáo phận Banmêthuột, khai mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót vào lúc 15g00, ngày 11/12/2015 tại đâu ? - Thưa : Tại đồi Thánh Tâm – Gx Xã Đoài, Gh Đăk Mil.
C. MISERICORDIÆ VULTUS - DUNG MẠO LÒNG THƯƠNG XÓT, Tông Sắc mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót
Phanxicô, Giám Mục Rôma, Tôi Tớ của Các Tôi Tớ Thiên Chúa, gửi đến tất cả những ai đọc Tông Sắc này Ân Sủng, Lòng Thương Xót và Bình An.
81. Hỏi : Ai là dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha Cha ? (MV 1) - Thưa : Là Chúa Giêsu Kitô
82. Hỏi : Đức Giêsu Nazareth đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng những gì ? (MV 1) - Thưa : Bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người .
83. Hỏi : Chúng ta cần liên lỉ chiêm ngưỡng mầu nhiệm của lòng thương xót. Đây là suối nguồn của điều gì ? (MV 2) - Thưa : Đây là suối nguồn của tươi vui, tĩnh lặng và an bình.
84. Hỏi : Lòng thương xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về điều gì ? (MV 2) - Thưa : Về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta.
85. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ? (MV 3) - Thưa : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-2015)
86. Hỏi : Đức Thánh Cha chọn ngày 8 tháng 12 vì ý nghĩa phong phú của ngày này trong lịch sử gần đây của Giáo Hội. Thật vậy, Đức Thánh Cha muốn mở Cửa Thánh vào dịp gì ? (MV 4) - Thưa : Dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc Công Đồng Vaticanô II.
87. Hỏi : Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ g? (MV 5) - Thưa : Lễ Chúa Kitô Vua (20-11-2016)
88. Hỏi : "Thực thi lòng thương xót là đặc điểm riêng của ai, và đó là cách thức đặc biệt để Ngài bày tỏ sự toàn năng của Ngài" ? (MV6) - Thưa : Của Thiên Chúa.
89. Hỏi : Trong lịch sử nhân loại, Thiên Chúa bao giờ cũng là Đấng thế nào ? (MV 6) - Thưa : Là Đấng hiện diện, gần gũi, quan phòng, thánh thiện và đầy lòng thương xót.
90. Hỏi : Điều gì là những lời thường đi liền nhau trong Cựu Ước để diễn tả bản tính của Thiên Chúa ? (MV 6) - Thưa : "Nhẫn nại và hay thương xót"
91. Hỏi : Yếu tố lòng thương xót làm cho tất cả các biến cố trong Cựu Ước mang ý nghĩa gì ? (MV 7) - Thưa : Mang ý nghĩa cứu độ sâu xa.
92. Hỏi : Lòng Thương Xót làm cho lịch sử của Thiên Chúa với Israel trở thành điều gì ? (MV 7) - Thưa : Lịch sử cứu độ.
93. Hỏi : Khi chăm chú ngắm nhìn Chúa Giêsu và dung mạo lòng thương xót của Người, chúng ta có thể cảm nhận được điều gì ? (MV 8) - Thưa : Chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của Ba Ngôi Chí Thánh.
94. Hỏi : Lòng thương xót của Đức Giêsu được biểu lộ qua những việc nào ? (x. MV 8) - Thưa : Người đã chữa lành các bệnh nhân được mang đến cho Người (x. Mt 14,14), và với một ít bánh và cá, Người đã cho đám đông được ăn no thỏa (x. Mt 15,37). Khi gặp bà góa thành Nain đang đưa người con trai duy nhất của mình đi chôn, Người đã chạnh lòng thương trước nỗi đau tận cùng của người mẹ đang khóc con, và đã trao lại cho bà người con được hồi sinh từ cõi chết (x. Lc 7,15)
95. Hỏi : Trong các dụ ngôn về lòng thương xót, Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa như một Người Cha không bao giờ làm gì ? (MV 9) - Thưa : Không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.
96. Hỏi : Những dụ ngôn nói về Lòng Thương Xót là những dụ ngôn nào ? (MV 9) - Thưa : Đó là Dụ ngôn về con chiên lạc, về đồng xu thất lạc và về người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32).
97. Hỏi : Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như là gì ? (MV 9) - Thưa : Như là một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ.
98. Hỏi : Dụ ngôn về “tên đầy tớ không có lòng thương” (Mt 18,32-33) chứa đựng một giáo huấn tuyệt vời cho mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu khẳng định lòng thương xót không chỉ là một hành động của Chúa Cha, nhưng còn là tiêu chuẩn để nhận biết điều gì ? (MV 9) - Thưa : Nhận biết ai là con cái thật của Ngài
99. Hỏi : Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là gì ? (MV 9) - Thưa : Một mệnh lệnh không thể bỏ qua.
100. Hỏi : Tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để làm gì ? (MV 9) - Thưa : Tìm được sự thanh thản cho tâm hồn.
101. Hỏi : Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để làm gì ?(MV 9) - Thưa : Để sống hạnh phúc
102. Hỏi : Cha yêu thương thế nào thì con cái cũng phải yêu thương như vậy. Chúa Cha là Đấng thương xót chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi làm gì ? (MV 9) - Thưa : Phải thương xót nhau.
103. Hỏi : Trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo Hội chính là gì ? (MV 10) - Thưa : Là Lòng Thương Xót.
104. Hỏi : Sự tha thứ là động lực làm bừng lên sức sống mới và truyền thêm can đảm để làm gì ? (MV 10) - Thưa : Để giữ vững niềm hy vọng cho tương lai
105. Hỏi : Chúng ta không thể quên giáo huấn sâu sắc của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II gửi cho chúng ta trong Thông điệp thứ hai của ngài, Dives in Misericordia : 'Tâm thức của con người ngày nay, có lẽ hơn là trong quá khứ, dường như muốn chống lại Thiên Chúa của lòng thương xót, cố ý loại trừ ý niệm thương xót ra khỏi điều gì ? (MV 11) - Thưa : Ra khỏi cuộc sống và xóa bỏ khỏi trái tim con người.
106. Hỏi : Điều gì được điều động bởi tình yêu dành cho con người, cho tất cả những gì là nhân bản và những gì, theo nhận định của nhiều người ngày nay, đang bị đe dọa nghiêm trọng ?”(MV 11) - Thưa : Lòng Thương Xót.
107. Hỏi : “Ai có được đời sống chân thực khi tuyên xưng và phổ biến lòng thương xót - thuộc tính kỳ diệu nhất của Đấng Tạo Thành và Cứu Chuộc - cũng như khi đưa con người đến nguồn mạch của lòng thương xót nơi Đấng Cứu Thế, lòng thương xót được giữ gìn và phân phát bởi chính Giáo Hội ?”(MV 11) - Thưa : Giáo hội.
108. Hỏi : Sứ mạng của ai là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim sống động của Tin Mừng, đang muốn nhờ lòng thương xót để chạm được đến con tim và khối óc của con người ? (MV 12) - Thưa : Của Giáo Hội.
109. Hỏi : Chân lý đầu tiên của Giáo Hội chính là gì ? (MV 12) - Thưa : Tình Yêu Chúa Kitô.
110. Hỏi : Chúng ta muốn sống Năm Thánh này dưới ánh sáng của câu Lời Chúa nào ? (MV 13) - Thưa : Thương xót như Chúa Cha.
111. Hỏi : Để có thể sống lòng xót thương, trước tiên chúng ta cần làm gì ? (MV 13) - Thưa : Biết lắng nghe Lời Thiên Chúa
112. Hỏi : Việc hành hương trong Năm Thánh là một dấu chỉ đặc biệt, vì mang hình ảnh của việc gì ? (MV 14) - Thưa : Cuộc hành trình mỗi người chúng ta đang thực hiện trong cuộc sống.
113. Hỏi : Chuyến hành hương cho thấy lòng thương xót chính là đích điểm phải đạt tới, đòi hỏi phải làm gì ? (MV 14) - Thưa : Đòi hỏi phải dấn thân và hy sinh
114. Hỏi : Ước gì cuộc hành hương sẽ thúc đẩy sự gì ? (MV 14) - Thưa : Hoán cải.
115. Hỏi : Ai dạy chúng ta biết những chặng đường hành hương để có thể đạt tới đích điểm ấy, đó là: "Đừng xét đoán để các con khỏi bị xét đoán; đừng lên án để các con khỏi bị lên án; hãy tha thứ thì các con sẽ được tha thứ" ? (MV 14) -Thưa : Chúa Giêsu Kitô.
116. Hỏi : Nói xấu người anh chị em vắng mặt, nghĩa là gì ? (MV 14) - Thưa : Chẳng khác gì đẩy người ấy vào bóng tối, làm mất thanh danh và gây tiếng xấu cho người ấy.
117. Hỏi : Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta phải biết điều gì ? (MV 14) - Thưa : Phải biết tha thứ và sẵn sàng cho đi.
118. Hỏi : Trong Năm Thánh này, ai được mời gọi nhiều hơn để chữa trị và xoa dịu các thương tích bằng dầu an ủi, dùng lòng thương xót để băng bó, dùng tình liên đới và thái độ ân cần quan tâm để chữa lành những vết thương ấy ? (MV 15) - Thưa : Giáo Hội.
119. Hỏi : Hãy mở to mắt để nhận ra tình trạng khốn khổ của thế giới, để thấy điều gì ? (MV 15) - Thưa : Để thấy những vết thương của anh chị em chúng ta đang bị tước mất nhân phẩm, và ý thức rằng chính chúng ta được mời gọi lắng nghe tiếng họ kêu gào xin được cứu giúp.
120. Hỏi : Ước gì bàn tay chúng ta nắm lấy đôi tay họ và kéo họ đến với chúng ta, Ước chi tiếng nói của họ trở thành tiếng nói của chúng ta, và ước chi chúng ta có thể chung tay phá đổ những rào cản của thái độ dửng dưng lãnh đạm, vẫn thường được dùng để che giấu điều gì ? (MV 15) - Thưa : Che giấu thói giả hình và tính ích kỷ.
121. Hỏi : Ước muốn tha thiết của Đức Thánh Cha trong Năm Thánh này là, đoàn dân Kitô hữu sẽ quan tâm đến những hành vi của lòng thương xót, đó là gì ? (MV 15) - Thưa : Thương xót về phần xác cũng như phần hồn.
122. Hỏi : Chúng ta hãy tái khám phá những hành vi thương xót, chẳng hạn Thương xác là gì ? (MV 15) - Thưa : Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết.
123. Hỏi : Chúng ta hãy tái khám phá những hành vi thương xót, chẳng hạn Thương linh hồn là gì ? (MV 15) - Thưa : Là lấy lời lành mà khuyên người, dậy dỗ kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
124. Hỏi : Trong Tin Mừng theo Thánh Luca, có nhắc đến đoạn sách của Ngôn Sứ nào với những lời như sau: "Thần Khí của Chúa là Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi mang tin vui cho người nghèo khó, băng bó những tấm lòng sầu muộn, loan báo sự giải thoát cho kẻ bị tù đầy và mở cửa ngục tù; công bố năm hồng ân của Chúa"Đoan sách này là của ngôn sứ nào? (MV 16) - Thưa : Của ngôn sứ Isaia (Is 61,1-2).
125. Hỏi : "Năm của lòng thương xót", đó là điều Chúa loan báo và cũng là điều chúng ta muốn sống. Năm Thánh mang ý nghĩa phong phú của sứ mạng Chúa Giêsu, được vọng lại qua lời của vị ngôn sứ, đó là những gì ? (MV 16) - Thưa : Là một lời nói hay cử chỉ để an ủi kẻ nghèo khổ, là loan báo tự do cho những người bị khống chế bởi những hình thức nô lệ mới trong xã hội ngày nay, là trả lại thị lực cho những người không còn khả năng nhìn thấy gì khác vì chỉ lo nhìn vào bản thân, là phục hồi phẩm giá cho những người đã bị mất nhân phẩm.
126. Hỏi : Mùa nào trong Năm Thánh này cũng phải được sống cách sâu sắc hơn như một thời điểm đặc biệt để cử hành và cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa ? (MV 17) - Thưa : Mùa Chay.
127. Hỏi : Chúng ta cũng có thể suy niệm cách cụ thể câu nói của tiên tri nào trong mùa cầu nguyện, chay tịnh và làm việc bác ái này: "Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: bỏ xiềng xích bất công, mở dây tháo ách, giải thoát cho người bị áp chế, đập tan mọi gánh nặng? Nào chẳng phải là chia cơm bánh cho người đói, đón vào nhà những người nghèo túng lang thang; thấy kẻ mình trần thì cho áo che thân, không coi khinh anh em đồng loại? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, ngươi sẽ được nhanh chóng chữa lành; và đức công chính sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa bao bọc lấy ngươi." ? (MV 17) - Thưa : Của tiên tri Isaia (Is 58, 6…)
128. Hỏi : Sáng kiến gì được cử hành vào thứ Sáu và thứ Bảy trước Chúa Nhật IV Mùa Chay, sẽ được thực hiện tại tất cả các giáo phận ? (MV 17) - Thưa : Sáng kiến “24 giờ dành cho Chúa”
129. Hỏi : Trong Mùa Chay của Năm Thánh này, Đức Thánh Cha có dự định gì ? (MV 18) - Thưa : Gửi đi các Thừa sai của Lòng thương xót.
130. Hỏi : Các Thừa sai của Lòng thương xót sẽ được ban năng quyền gì ? (MV 18) - Thưa : Để giải các tội dành riêng cho Tòa Thánh, nhằm biểu lộ rõ rệt tầm quan trọng của thừa ủy vụ họ lãnh nhận.
131. Hỏi : Lời mời gọi thống hối đó, Đức Thánh Cha xin tha thiết gửi đến những ai ? (MV 19) - Thưa : Tất cả những ai vì lý do nào đó đang sống xa rời ân sủng của Thiên Chúa.
132. Hỏi : Nạn tham nhũng không cho chúng ta tin tưởng nhìn về tương lai, vì sự tàn nhẫn và tham lam sẽ làm tiêu tan điều gì ? (MV 19) - Thưa : Tiêu tan dự định của những người yếu kém, và giẫm nát những người nghèo khổ nhất.
133. Hỏi : Trong Kinh Thánh, công bình chính trực thường được hiểu là chu toàn việc tuân giữ Lề luật, và là cách sống của một người Israel tốt lành theo đúng các lệnh truyền của Thiên Chúa. Nhưng quan điểm này nhiều khi đưa đến thái độ giữ luật cách nhiệm nhặt, làm sai lệch ý nghĩa nguyên thủy và làm mờ nhạt bản chất sâu xa của sự công chính. Để tránh quan điểm giữ luật cứng nhắc, cần nhớ rằng, trong Kinh Thánh, đức công chính chủ yếu được hiểu là gì ? (MV 20) - Thưa : Là Sự phó thác đầy tin tưởng vào thánh ý Thiên Chúa.
134. Hỏi : Lòng thương xót không hề đối nghịch với đức công bình, nhưng đúng hơn, lòng thương xót cho thấy hành động của Thiên Chúa đối với tội nhân, kẻ được Ngài ban cho dư tràn sức mạnh để làm gì ? (MV 21) - Thưa : Để thống hối, để trở về và để tin
135. Hỏi : Ai phạm tội thì phải chịu phạt. Nhưng hình phạt không phải là nơi kết thúc, mà là điểm khởi đầu của việc hoán cải, vì con người được cảm nếm sự gì? (MV 21) - Thưa : Sự trìu mến của ơn tha thứ.
136. Hỏi : Thiên Chúa không chối bỏ sự công bình. Ngài bao phủ và thăng hoa sự công bình trong một kết cuộc cao đẹp hơn, nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được tình yêu, và tình yêu chính là gì ? (MV 21) - Thưa : Chính là nền tảng của sự công bình đích thực.
137. Hỏi : Đức công chính đó của Thiên Chúa chính là lòng thương xót được ban cho mọi người, như là ân sủng được thành toàn nhờ điều gì ?(MV 21) - Thưa : Nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.
138. Hỏi : Năm Thánh cũng bao gồm điều gì, một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót ? (MV 22) - Thưa : Ân Xá.
139. Hỏi : Lòng thương xót trở thành những ân xá của Chúa Cha, qua trung gian Hiền Thê của Đức Kitô, được ban cho tội nhân vừa lãnh ơn giao hòa, sẽ giải gỡ người ấy khỏi tất cả những hậu quả của tội lỗi, để có thể hành động với đức ái và lớn lên trong tình yêu, hơn là lại rơi vào đâu ? (MV 22) - Thưa : Là lại rơi vào tội lỗi.
140. Hỏi : Việc gì của Năm Thánh chính là vui hưởng lòng thương xót của Chúa Cha, với quyết tâm để cho ơn tha thứ của Ngài tác động trên toàn bộ đời sống người tín hữu ? (MV 22) - Thưa : Đó là lãnh nhận ân xá.
141. Hỏi : Điều cũng vượt ra ngoài ranh giới của Giáo Hội để nối kết chúng ta với Do thái giáo và Hồi giáo, những tôn giáo vẫn tin nhận lòng thương xót là một trong những thuộc tính cao cả nhất của Thiên Chúa ? (MV 23) - Thưa : Chính là Lòng Thương Xót.
142. Hỏi : Giờ đây chúng ta hướng tâm trí về Người Mẹ của Lòng Thương Xót. Xin ánh mắt dịu hiền của Mẹ luôn dõi theo chúng ta trong suốt Năm Thánh này, để mỗi người chúng ta có thể tái khám phá điều gì ? (MV 24) - Thưa : Tái khám phá niềm vui đến từ lòng khoan dung của Thiên Chúa.
143. Hỏi : Dưới chân Thập giá, cùng với thánh Gioan, người môn đệ của tình yêu, Đức Maria là nhân chứng của những lời tha thứ thốt ra từ miệng Chúa Giêsu ?(MV 24). - Thưa : Đức Maria
144. Hỏi : Trong Năm Thánh này, hãy để Thiên Chúa làm gì cho chúng ta ? (MV 25) - Thưa : Tạo bất ngờ
145. Hỏi : Giáo Hội biết rằng, trong một thời đại vừa chất chứa những niềm hy vọng to lớn vừa có đầy những mâu thuẫn nghiêm trọng, trách vụ hàng đầu của Giáo Hội là dẫn đưa tất cả mọi người đi vào mầu nhiệm cao cả của Lòng Thiên Chúa Xót Thương, bằng cách gì ? (MV 25) - Thưa : Chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Kitô. Trong Năm Toàn Xá này, Giáo Hội mong làm vọng lại Lời Thiên Chúa, đang vang lên thật rõ ràng và đầy thuyết phục trong lời và cử chỉ tha thứ, củng cố, trợ giúp và yêu thương. Giáo Hội sẽ không bao giờ ngưng trao ban lòng thương xót, sẽ luôn mãi kiên trì tha thứ và ủi an khích lệ. Giáo Hội muốn trở thành tiếng nói của bất cứ người nam hay người nữ nào, và không ngừng kêu xin với trọn niềm tín thác: “Lạy Chúa, xin nhớ lại tình lân ái và lòng thương xót của Chúa, như vẫn có từ ngàn xưa“ (Tv 25,6).
Ban hành tại Rôma, cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô Ngày 11 tháng 04 - Vọng Chúa Nhật II Phục Sinh - Chúa Nhật Lòng Thương Xót - năm 2015, năm thứ ba Triều Đại Giáo Hoàng của tôi. Giáo Hoàng PHANXICÔ
Tác giả: Bản dịch chính thức của Ủy ban Giáo lý Đức tin Nguồn: giaolyductin.net
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy." Tin Mừng thánh Gioan 14,23
|