MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: thánh thể
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài#33: B – Thịt Máu Chúa Giêsu Tế Lễ Lên Thiên Chúa, Được Chiếu Nhận Và Thần Hóa.
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 11-2015
B – THỊT MÁU CHÚA GIÊSU TẾ LỄ LÊN THIÊN CHÚA, ĐƯỢC CHIẾU NHẬN VÀ THẦN HÓA.

Thông thường ai cũng coi sự chết là một chấm hết vĩnh viễn của một đời người, và chẳng còn làm được việc gì nữa, vì còn sống thì mới làm cho người khác sống, chứ chết thì chẳng còn làm được gì. Thế mà tại sao, bởi cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu lại trở thành Bánh Sự Sống cho thế gian ?

Muốn hiểu tại sao, ta phải nhớ rằng : Cái chết của Chúa Giêsu không phải cái chết bình thường (chết vì bệnh tật, chết vì già yếu, …), song là cái chết tự nguyện hiến tế mình làm lễ vật.hiến tế là một quá trình mà Đức Giêsu phải trải qua, nhờ đó Thịt Máu Người trở thành thần thiêng, có Sự sống thần linh mà nuôi linh hồn nhân loại, như trên đây đã nói sơ qua và ví dụ bằng hạt lúa phải qua một quá trình mới thành bánh cho người ta ăn. Nay ta sẽ xem kỹ lưỡng hơn :

Quá trình ấy diễn ra thế nào ?

Chúng ta sẽ được biết, nhờ nghiên cứu

TRUYỀN THỐNG HIẾN TẾ CỔ TRUYỀN [1] 

mà Khoa lịch sử tôn giáo cung cấp.

Vào thời hồng hoang loài người còn ăn lông ở lỗ, núp trong hang động hay dưới mái lá thô sơ trống trải, các mãnh lực thiên nhiên như sấm sét, bão bùng, giông tố, mặt trời với sức nóng thiêu đốt, biển cả với sóng dữ, các loài kình ngư giao long khổng lồ hung tàn…làm cho con người vô cùng sợ hãi. Họ coi những uy lực mạnh mẽ trên trời, dưới đất và nơi biển cả ấy là các Thần linh : thần sấm, thần sông, thần mặt trời v.v…có thể ban phúc hay tác hại cho đời sống của họ.

Vì thế để lấy lòng các Thần linh, loài người đã nghĩ ra một cách : hiến tế lễ vật. Qua hiến tế đó, họ tỏ lòng sùng bái uy quyền siêu phàm của Thần linh, để :

1- tạ tội vì nghĩ rằng đã xúc phạm tới các Ngài, cần làm các Ngài nguôi giận…và mong được Thần linh cứu giúp.

2- được thông hiệp với các Ngài bởi việc thụ Lộc Thánh, là phần lễ vật mà sau khi chấp nhận của lễ dâng hiến, Thần linh ban xuống lại cho người dâng lễ thụ lãnh.

Như vậy, việc hiến tế có hai chiều :

Loài người dâng lên /

Thần linh ban xuống lại

Trước hết :

I - LOÀI NGƯỜI DÂNG LỄ VẬT LÊN

Lễ vật thường là một vật gì đối với con người rất thiết thân hay quí giá, chẳng hạn thực phẩm loại cao lương mỹ vị, hay con bò, con chiên, con dê v.v... Việc dâng lễ vật lên Thần linh được tiến hành qua 3 nghi thức :

1. Sát tế : Để bảo đảm lễ vật dâng lên được trọn vẹn thuộc về Thần linh, loài người đã thực hiện nghi thức sát tế, qua đó, chấm dứt sự sống của lễ vật, để từ nay dứt khoát không còn sử dụng nó vào việc phàm trần nữa ;  và sau đó chuyển lễ vật đó cho Thần linh chiếm hữu. Nhưng làm sao chuyển lễ vật tới Thần linh vốn là các đấng vô hình ở trên cao, còn lễ vật vốn là vật chất ? Loài người đã nghĩ ra được một cách thức rất hiệu nghiệm : đặt trên bàn thờ và hỏa tế.

2. Tế vật được đặt trên bàn thờ : Loài người nghĩ rằng bàn thờbiểu tượng của Thần linh, hay là nơi Thần linh vô hình ngự, hay là bàn ăn, bàn tiệc của Thần linh. Người dâng hiến đặt lễ vật trên bàn thờ, như trên bàn ăn hay trên lòng của Thần. Còn máu tế vật được rưới quanh bàn thờ (hoặc các ‘sừng’ của bàn thờ : tiêu biểu quyền lực của Thần). 

3. Hỏa tế : Rồi người dâng lễ sẽ hỏa thiêu tế vật để ngọn lửa sẽ hoàn tất sự dâng hiến ấy. Với bản chất tinh anh, linh hoạt, lửa được coi như phương thế “chuyển” tế vật đến Thần linh. Khi lửa xâm chiếm tế vật và thiêu rụi nó, thì theo não trạng người xưa, tế vật ấy không phải là bị tiêu hủy, mà được lửa thiêu biến hóa thành làn khói hương thơm bay lên tới Thần linh. Và họ tin rằng khi các Thần hít lấy khói hương thơm ấy, như thế là dấu :

Tế vật đã được Thần linh chấp nhận.

Khi tế vật được Thần chấp nhận và chiếm hữu, nó thành sở hữu của Thần, và bởi đó được thấm nhuần thần tính, được nhiễm lấy các đặc tính của Thần, được mang tràn đầy sức thần thánh của Thần, nói tóm : ĐƯỢC THẦN HÓA, THÁNH HÓA.

 Lược qua lịch sử nhân loại, ta thấy các dân ngoại cũng như dân Israen đã thực hành việc hiến tế theo lối cổ truyền ấy. Về hiến tế cổ truyền của các người dân ngoại, ta không cần nói nhiều, vì khuôn khổ bài này không cho phép. (Ở Việt Nam mời xem : Việt Nam Phong Tục, của Phan Kế bính, Thiên nhì,  90tt, mô tả chẳng hạn lễ tế Kỳ phúc, Kỳ an).

Còn hiến tế cổ truyền nơi dân Israen thì Thánh kinh cũng cho biết :

a- Ngay từ thời tiền sử, ông Noê đã biết tế lễ. Sau khi thoát nạn Đại Hồng thủy, ông Noê và gia đình ra khỏi tầu:

“Ông Nô-ê dựng một bàn thờ để kính ĐỨC CHÚA. Ông đã lấy một số trong các gia súc thanh sạch và các loài chim thanh sạch mà dâng làm lễ toàn thiêu trên bàn thờ. ĐỨC CHÚA ngửi mùi thơm ngon, và ĐỨC CHÚA tự nhủ : “Ta sẽ không bao giờ nguyền rủa đất đai vì con người nữa.” (St 8.20-21)

b- Thời dân Israen rong ruổi trong sa mạc, sau khi xuất ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, cũng đã thiết lập qui chế việc tế lễ.

“ĐỨC CHÚA gọi ông Mô-sê, và từ Lều Hội Ngộ, Người phán với ông rằng :

“Hãy nói với con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Khi một người trong các ngươi dâng lễ tiến lên ĐỨC CHÚA, nếu là gia súc thì các ngươi phải dâng bò hay chiên dê làm lễ tiến.
[….] Người ấy sẽ sát tế con bò tơ trước nhan ĐỨC CHÚA, và các con A-ha-ron là các tư tế, sẽ tiến dâng máu ; chúng sẽ rảy máu chung quanh bàn thờ đặt ở cửa Lều Hội Ngộ […]…. sẽ đốt tất cả cho cháy nghi ngút trên bàn thờ. Đó là lễ toàn thiêu, lễ hoả tế, là hương thơm làm vui lòng ĐỨC CHÚA.” (Lv 1.1-9)

c- Nhất là tế lễ long trọng ký kết Giao Ước giữa dân Israel và Thiên Chúa ở núi Sinai :

“Ông Mô-sê xuống (núi) thuật lại cho dân mọi lời của ĐỨC CHÚA và mọi điều luật (Người truyền). […] Sáng hôm sau, ông dậy sớm, lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng mười hai trụ đá (tượng trưng) cho mười hai chi tộc Ít-ra-en. Rồi ông sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en - (hồi xưa ấy chưa thiết lập hàng tư tế) - dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy lễ kỳ an tế ĐỨC CHÚA. Ông Mô-sê lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa (phần máu) kia thì rảy lên bàn thờ (biểu tượng Thiên Chúa). Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa : “Tất cả những gì ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo.” Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói : “Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.” (Xh 24.3-8).

Tất cả các hiến tế kể trên, cách riêng của dân Israen, đều cho thấy loài người dâng lễ vật là để mong được Thần linh hay Thiên Chúa nguôi giận, tha tội và ban ơn (như đã xem trên kia, 166tt), hoặc kết ước với họ.

 

*** 

 



[1]       Hiến tế cổ truyền của nhân loại cũng như của dân Do Thái trong Cựu Ước.

- Phần này lược trích đoạn bàn về "Hiến tế" trong quyển ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH, Tập I, chương II, đoạn IV, 122tt.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bài#39: – Chúa Giêsu Phục Vụ Bằng Việc Dâng Lễ Vật (1/7/2016)
Bài#38: – Nơi Cực Thánh Chưa Được Mở Cho Dân Chúng Vào (1/7/2016)
Bài#37: C – Hiến Tế Của Đức Giêsu Trên Đồi Can-vê Cũng Là Hiến Tế Diễn Ra Trên Thiên Giới (1/7/2016)
Bài#36: Thần Linh (hay Thiên Chúa) Ban Lễ Vật Đã Được Thần Hóa, Như Là Lộc Thánh, Xuống Lại Cho Người Dâng Lễ Thụ Hưởng (1/7/2016)
Bài#35: Hiến Tế Của Đức Giêsu Có Được Thiên Chúa Chấp Nhận Không ? (1/7/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Bài#32: Ai Đo Cho Được Vực Thẳm Hy Sinh Của Chúa Giêsu ? (phan #2) (11/26/2015)
Bài#31: Ai Đo Cho Được Vực Thẳm Hy Sinh Của Chúa Giêsu ? (11/26/2015)
Bài#30: Bánh Sự Sống Là Lời Chúa Hay Bản Thân Chúa. (phan #2) (11/26/2015)
Bài#29: Bánh Sự Sống Là Lời Chúa Hay Bản Thân Chúa. (11/26/2015)
Bài#28: Phản Ứng Của Người Do Thái (6.41-50) (phan #2) (11/26/2015)
Tin/Bài khác
Phép Lạ Mình Thánh Chúa Rỉ Máu Thuộc Địa Phận Của Đức Giáo Hoàng Phanxico (9/11/2015)
Lặng Lẽ Và Thánh Thể (8/20/2015)
Thánh Thể (8/5/2015)
Lòng Kính Mình Thánh Chúa (8/2/2015)
Mầu Nhiệm Thánh Thể (7/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768