MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: thánh thể
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài#30: Bánh Sự Sống Là Lời Chúa Hay Bản Thân Chúa. (phan #2)
Thứ Năm, Ngày 26 tháng 11-2015
Vậy để hiểu biết tường tận, bây giờ ta khởi sự khảo sát câu 51 :

Chúa Giêsu tuyên bố:

"Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.

Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.

Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống."

---------------------------------

**  Theo bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn:

“Bánh hằng sống bởi trời xuống, chính là Ta !

Ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời.

Và Bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta, sự sống thế gian."

Ở trên dịch “để cho thế gian được sống”, còn chúng ta chọn kiểu dịch dưới của cha Thuấn “ sự sống thế gian”, do chữ “vì” này có ý nghĩa rất quan trọng, dưới đây ta sẽ rõ.

------------------------------------

 - Trước hết, trong cụm từ “Bánh Sự Sống”, chữ “Bánh” hiển nhiên là một từ ngữ ẩn dụ ám chỉ con người Chúa Giêsu (Bánh Sự Sống ấy là Ta đây). Bánh này từ trời xuống, do đó mới là Bánh đích thật để ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.

Ngay sau đó có một sự chuyển ý : Bánh ấy lại là “Thịt (mình) Ta”. Tại sao ?

Tại vì ở đây, chữ “Thịt Máu” hàm ý một sự Hiến tế : Chúa Giêsu đã phải hy sinh thân mình, chịu chết trên thập giá, máu đổ thịt rơi nhờ đó tiến dâng mình làm Lễ vật đền tội lên Chúa Cha, và sau khi được Chúa Cha chấp nhận tế lễ Thịt Máu ấy, Người sẽ ban Thịt Máu ấy nay đã hóa thành thần thiêng xuống lại cho nhân loại, làm lương thực nuôi sống.

Tất cả ý nghĩa thâm sâu đó được Chúa Giêsu gói ghém trong câu 51c :

"Bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta, sự sống thế gian."

Vậy ta cần mổ xẻ từng chữ để nắm bắt được ý nghĩa ấy:

a/ Về chữ Bánh “sẽ” ban là thịt mình Ta : Nếu Bánh đó chỉ là Lời hay giáo lý của Chúa – mà chúng ta đã xem ở Phần thứ nhất của Diễn từ Bánh Sự Sống – Đức Giêsu có thể ban ngay lúc Người còn sốngđang rao giảng, vì chỉ cần dùng tâm trí là lãnh nhận được Lời Người, tiếp nhận được bản thân Người. Còn nếu Bánh đó là Thịt Máu Chúa, mà ta lãnh nhận bằng ăn uống, thì Chúa không thể ban ngay lúc ấy được, nhưng sẽ ban sau này. Chữ “sẽ” diễn tả một điều xảy ra trong tương lai, vậy phải chờ…

Giả như người ta không chịu chờ, mà sấn đến “ăn thịt uống máu” của Chúa ngay lúc Chúa đang nói (lúc ấy Người đang giảng tại Hội đường Ca-phac-na-um), thì sao ?

Thì không sinh hiệu quả thần thiêng gì cho họ, không khác gì ăn một miếng thịt bình thường, hay nói nặng hơn, không khác gì ăn thịt người ! Chính vì hiểu lầm như thế, mà người Do Thái hội họp trong hội đường ấy chống lại Đức Giêsu cách dữ dội !

Vậy phải chờ, chờ đến khi nào ? Thưa : Đến khi Đức Giêsu tế lễ mình chịu chết trên thập giá, và khi tế lễ ấy được Chúa Cha chấp nhận và thần hóa, Thịt Máu Đức Giêsu mới trở nên thần thiêng mà làm lương thực ban Sự Sống đời đời.

Hình Hội đường Ca-phac-na-um

Ở tiền cảnh, là các phế tích đổ nát của chính cái Hội đường ngày xưa, nơi Chúa Giêsu đã nói diễn từ về Bánh Hằng Sống này. Các nhà khảo cổ đã đào bới dưới lòng đất và phát hiện ra được.

Còn ở hậu cảnh là những bức tường và cột đổ nát của Hội đường được xây lại vào thế kỷ thứ IV sau Công Nguyên, hiện nay còn di tích.

b/ Về chữ “vì” sự sống thế gian : Giới từ “vì” (“huper” trong bản gốc Hi Lạp) [1]  ở đây không chỉ mục đích (“để cho…”), vì nếu chỉ mục đích, bản Hi Lạp sẽ dùng chữ "hina", nhưng muốn chỉ về việc tế lễ nói trên, bởi vì theo truyền thống Thánh Kinh, giới từ “vì” (“huper”) rất thường gợi ý về một sự hy sinh mạng sống, một hiến tế, một cái chết để cho người khác sống.

Bằng chứng :

- Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu bảo các môn đệ: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra muôn người” (Mc 14.24) ;

 

- "Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: Đây là mình Thầy, hiến tế anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy."

Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra anh em."  (Lc 22.19-20); Mt vạch rõ ý chữ “vì” ra hơn, khi viết “….đổ ra cho muôn người được tha tội.” (Mt 26.28).

 

- “Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : “Đây là Mình Thầy, hiến dâng anh em ; anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” (1 Cr 11.24 ; xem thêm Rm 8.32; v.v…)

Như thế, qua c.51 "Bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta, sự sống thế gian", Chúa Giêsu muốn nói: "Bánh Sự Sống ấy là Thịt Máu Thầy, sau khi đã chịu chết làm hiến tế dâng lên Chúa Cha để chuộc tội thế gian, đã được Chúa Cha chấp nhận và thần hóa, đã trở nên thần thiêng và sẽ được ban xuống lại cho loài người ăn uống mà được sống muôn đời."

Nhưng vì sao Chúa Giêsu phải chịu chết như thế ?

Đó là vì muốn cứu loài người hết thảy đã vì phạm tội mà bị chết, bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên phận mình, mang án sa hỏa ngục đời đời kiếp kiếp, như Thánh Thư Rôma 5.12 cho biết :

“Vì một người duy nhất (ông Ađam), mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết ; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.”

Thánh thư Êphêsô nói thêm :

Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em.  Xưa kia anh em đã sống trong đó, … theo tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục. Tất cả chúng tôi (người Do Thái) xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt… Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác.” (Ep 2.1-4)

Cho nên, trước tình cảnh thảm thương đó của nhân loại, thấy không còn có cách nào khác cân xứng để cứu họ, Thiên Chúa đành phải hy sinh Con Một của Người, sai Chúa Giêsu xuống thế làm người, rồi phải trải qua những gian nan, thử thách, đau khổ và chết treo trên thập giá để trở nên “Nguồn Ơn Cứu Độ vĩnh cửu” từ đó tuôn trào ra cho muôn người :

"Quả thế, Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang (cứu độ), nên Người đã làm một việc thích đáng, là (truyền) cho Đức Giêsu, Đấng khơi nguồn ơn cứu độ cho họ, phải trải qua nhiều gian khổ (và cả cái chết nữa) mà trở nên thập toàn." (Dt 2.10).

Đúng vậy, để trở nên thập toàn thì :

"Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ (và cả cái chết nữa) mới học biết vâng phục; và khi (nhờ hoàn toàn vâng phục) bản thân Người đã được thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người." (Dt 5.8-9)

Tuy Chúa Giêsu đã luôn luôn vâng phục ý của Chúa Cha : “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Ga 4.34) nhưng chỉ khi đã trải qua đau khổ và cái chết thực sự : “Người lại còn … vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2.8), lúc ấy Chúa Giêsu mới tỏ ra vâng phục đến mức hoàn toàn, không còn thế nào vâng phục hơn được nữa, nhờ thế Người mới trở nên thập toàn, và bởi đó được trở nên nguồn ơn cứu độ, vì lúc ấy Chúa Cha mới hài lòngban cho Người được “có viên mãn thần tính Thiên Chúa ngay nơi thể xác» (Cl 2.9), được hoàn toàn thánh thiện, đầy tràn Thần Khí và Sự Sống thần linh.

Như vậy, đương nhiên Thân mình hay Thịt Máu Người trở nên “nguồn ơn cứu độ” –  tức là Sự Sống Đời Đời – cho những ai lãnh nhận Thịt Máu thánh thiêng ấy. Điều này sẽ được bàn giải rõ hơn dưới đây.

 

--ooOoo—

 



[1]     Xem quyển "The Greek New Testament", của Kurt Aland & các cộng tác viên, Deutsche BibelGesellschaft, Germany, 1994; “Bibleworks NT”; v.v…

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bài#39: – Chúa Giêsu Phục Vụ Bằng Việc Dâng Lễ Vật (1/7/2016)
Bài#38: – Nơi Cực Thánh Chưa Được Mở Cho Dân Chúng Vào (1/7/2016)
Bài#37: C – Hiến Tế Của Đức Giêsu Trên Đồi Can-vê Cũng Là Hiến Tế Diễn Ra Trên Thiên Giới (1/7/2016)
Bài#36: Thần Linh (hay Thiên Chúa) Ban Lễ Vật Đã Được Thần Hóa, Như Là Lộc Thánh, Xuống Lại Cho Người Dâng Lễ Thụ Hưởng (1/7/2016)
Bài#35: Hiến Tế Của Đức Giêsu Có Được Thiên Chúa Chấp Nhận Không ? (1/7/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Bài#33: B – Thịt Máu Chúa Giêsu Tế Lễ Lên Thiên Chúa, Được Chiếu Nhận Và Thần Hóa. (11/26/2015)
Bài#32: Ai Đo Cho Được Vực Thẳm Hy Sinh Của Chúa Giêsu ? (phan #2) (11/26/2015)
Bài#31: Ai Đo Cho Được Vực Thẳm Hy Sinh Của Chúa Giêsu ? (11/26/2015)
Bài#29: Bánh Sự Sống Là Lời Chúa Hay Bản Thân Chúa. (11/26/2015)
Bài#28: Phản Ứng Của Người Do Thái (6.41-50) (phan #2) (11/26/2015)
Tin/Bài khác
Phép Lạ Mình Thánh Chúa Rỉ Máu Thuộc Địa Phận Của Đức Giáo Hoàng Phanxico (9/11/2015)
Lặng Lẽ Và Thánh Thể (8/20/2015)
Thánh Thể (8/5/2015)
Lòng Kính Mình Thánh Chúa (8/2/2015)
Mầu Nhiệm Thánh Thể (7/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768