Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Sáu, Ngày 13 tháng 11-2015
|
Hạt
Châu Ngọc (146)
(Mời nghe tiếp những lời Đức
Mẹ dạy Jelena)
22-2-1986 : Trước khi chúc
lành kết thúc buổi họp của nhóm cầu nguyện,
(Đức Mẹ nói) :
“Các con yêu dấu ! Các con
chỉ có thể lãnh nhận được Tình Yêu Thiên Chúa
chừng nào các con hiểu rằng, từ trên Thánh Giá, Thiên
Chúa hiến tặng Tình Yêu vô biên của Người cho các
con.”
Tháng
2-1986
: Cho Jelena và Marijana :
“Hãy hiểu rằng các con không là gì, không
khả năng, thật sự không là gì hết
! Chính Chúa Cha sẽ làm tất cả.”
TA CÙNG NHAU SUY NIỆM
Lời Đức Mẹ dạy
hôm nay, là một điều quan trọng cần suy gẫm
cẩn thận. Đức Mẹ bảo : “Các con chỉ có thể lãnh nhận được
Tình Yêu Thiên Chúa chừng nào các con hiểu rằng, từ
trên Thánh Giá, Thiên Chúa hiến tặng Tình Yêu vô biên của
Người cho các con.” Ôi ! thật là một
lời dạy quí báu, sâu sắc, thấm thía ! Đức Mẹ
muốn chỉ bảo cách đón nhận tình yêu Thiên Chúa, là
điều mà không có ai là con cái Thiên Chúa lại không mong ước ! Thật vậy, thường nghe
những tín hữu đạo đức, tốt lành buồn
bã than rằng : “Tại sao tôi cầu nguyện
mãi mà vẫn không cảm nhận được tình yêu Thiên
Chúa ?” Hoặc có người còn phàn nàn trách mình
: “Không biết tôi đã làm điều gì sai trái mà tại
sao sau bao nhiêu năm sống trong đạo, tôi vẫn không
cảm thấy tình yêu Thiên Chúa triển nở trong tôi !”
Xin mạn
phép góp ý : Tình trạng đáng buồn
đó xảy ra là vì chúng ta đã không gõ đúng địa
chỉ, đã không làm đúng cách. Hôm nay Mẹ dạy cách
đúng ấy cho ta : Có phải các con kiếm
tìm tình yêu Thiên Chúa không ? Nhưng các con tìm ở những
nơi và bằng những việc, tuy tốt lành, nhưng
không mấy kiến hiệu, vì các con chưa hiểu
được rằng : Thiên Chúa hiến
tặng Tình Yêu vô biên của Người cho các con từ trên
Thánh giá ! Phải đến với Thánh giá, phải
kề cận với Thánh giá, phải cầu nguyện
trước thánh giá, các con mới nhận được
tình yêu vô biên mà các con hằng mong ước! Vì Thiên Chúa biểu
lộ tình yêu vô bờ bến của Người đối
với nhân loại trong Cuộc tử nạn của Chúa
Giêsu trên Thập giá. Nếu các con
chưa hiểu, thì hãy nghe và để tâm suy gẫm những
câu Kinh Thánh sau đây - tuy đơn sơ và vắn gọn –
nhưng sẽ mặc khải cho các con tình yêu vô biên ấy :
“Thiên Chúa yêu thế
gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Ga 3.16), chữ
“đến nỗi” rất quan trọng : phải, vì yêu thế gian đến
nỗi, tức là yêu quá đỗi, yêu đến mức
không thể tả được, khiến Chúa Cha phải
hy sinh Con Một yêu quí của mình, khi sai Ngài xuống thế để chịu chết trên
thập giá mà cứu rỗi chúng ta, cho chúng ta
khỏi chết trầm luân khốn nạn, nhưng
được sống muôn đời.
Thánh
thư Hípri mô tả chi tiết hơn : “Quả thế, Thiên Chúa - là
nguồn gốc và cùng đích mọi loài - chính vì muốn
đưa muôn vàn con cái (trần gian) đến vinh quang
(thiên quốc), nên Người đã làm một việc thích
đáng, là khiến Đức Giê-su (Con Một Người,
phải) trải qua gian khổ (và cả cái chết thập
giá nữa) mà trở nên thành toàn, (vì Ngài là) Đấng dẫn
đưa họ tới nguồn ơn cứu độ.” (Hr 2.10).
Như
thế thử hỏi còn có tình yêu nào lớn lao vĩ
đại hơn nữa chăng ? Cho nên
Đức Mẹ bảo : “…Các con (có) hiểu (được điều
này chưa): Thiên Chúa hiến tặng Tình Yêu vô biên của
Người cho các con (là) từ trên Thánh Giá ?”
Rồi khi
nhìn đến loài người - là đối tượng
của tình yêu ấy - lại chỉ là những kẻ
tội lỗi, khốn nạn, vô ơn bạc nghĩa..., lúc
ấy mới thấy Tình yêu của Chúa càng tỏ ra vĩ
đại hơn nữa. Kinh Thánh viết :
“Hầu như không ai chết cho một
người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một
người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta,
ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi,
đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta (quá
chừng, quá đỗi).” (Rm 5.7-8). Thử hỏi có ai trong chúng ta đây, có đứa con
một yêu quí, “cưng như cưng trứng, hứng
như hứng hoa”, mà vì tội nghiệp một đứa
bạn nào đó bị án tử hình, bắt con mình chết
thay cho thằng bạn đó không ? Không bao
giờ, không đời nào ! Còn Thiên Chúa
thì Kinh Thánh lại viết : “Đến
như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc,
nhưng đã trao nộp (Ngài chịu chết) vì hết thảy
chúng ta.” (Rm 8.32)
Nhưng có
khi vì nghe những câu Kinh Thánh trên, cách riêng câu này của Tin Mừng
Matthêu : Tại vườn cây dầu,
Đức Giêsu “sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng : “Lạy
Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải
uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo
ý Cha” (Mt 26.39), chúng ta có cảm tưởng việc Ngài hy sinh chịu
chết trên thập giá là vì bị Chúa Cha bắt phải
chịu hay vì bởi vâng lời mà phải làm. Không phải thế đâu!
Chính Chúa Giêsu cũng yêu mến chúng ta và vui lòng hy sinh mạng
sống vì ta, đây hãy nghe chính miệng Ngài nói
: “Không có tình thương nào cao cả hơn
tình thương của người đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình” (Ga 15.13). Thánh sử Gioan đã hiểu được tấm
lòng Chúa nên đã kể lại rằng : “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết
giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ
thế gian mà về với Chúa Cha. Ngài vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế
gian, và Ngài yêu thương họ đến cùng.”
Nếu chẳng vì thế thì
tại sao Mẹ luôn luôn bảo chúng ta đến cầu
nguyện trước thánh giá, lần hạt trước
thánh giá ? Chỉ xin trích dẫn một
trong những sứ điệp rất tha thiết của Mẹ : “Các con yêu dấu, khi Mẹ nhìn các con, trái tim Mẹ se
thắt lại vì đau khổ. Các con đang đi đâu,
hỡi các con của Mẹ? Phải chăng các con đã
chìm quá sâu vào tội lỗi đến nỗi các con không
biết làm thế nào để dừng lại ? Các con tự bào chữa tội lỗi cho chính mình và
sống theo tội lỗi. Hãy quì gối
dưới chân Thánh Giá và ngước nhìn lên Con của
Mẹ. Người đã chiến thắng tội lỗi
và đã chết để cho các con, là các con của Mẹ,
được sống…” (Sứ điệp 2-10-2009).
Chính Mẹ cũng ngày ngày
cầu nguyện trước cây Thập giá
trên núi Krizevac :
“Đúng như vậy. Hầu như mỗi ngày Mẹ đều ở
dưới chân Thập Giá. Con của Mẹ đã vác
thập giá, đã chịu đau khổ trên Thập Giá, và
nhờ đó, đã cứu thế
giới. Mỗi ngày, Mẹ đều cầu xin Con của
Mẹ tha thứ tội lỗi của thế giới.” (31-12-1981)
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài khác
|
|