Vào ngày 30/07/2015, gia đình của ông Khanh và bà Nga Le đã đến tham dự lễ khoác áo trắng cho cậu con trai út của mình, Christopher tại trường đại học Virginia
Commonwealth University of Medicine (VCU). Đây là buổi lễ truyền thống, dành cho các sinh viên bắt đầu vào học chương trình ngành y.
Gia đình họ Le trong ngày lễ khoác áo trằng (từ trái sang: Katherine, Khanh, Brian, Nga, John và Christopher). / Ảnh: Allen Jones
Ông Khanh Le đã cố gắng cầm nước mắt, trước sự kiện đáng nhớ này của gia đình ông. Kể từ hôm nay, vợ chồng ông trở thành bố mẹ của 5 người con đều
theo đuổi ngành y khoa, và đều học ở cùng một trường đại học VCU. Ông đã thốt lên rằng:
“Tôi không thể nghĩ rằng gia đình mình có thể đi xa đến như vậy. Thật khó mà tưởng tượng rằng, tôi là ông bố của một gia đình có 5 người con đều là bác sĩ”.
Trước Christopher, 4 anh chị em trong gia đình họ Lê cũng đã vinh dự được theo học ngành y, tại cùng một ngôi trường. Brian đang ở năm thực tập cuối
tại VCU chuyên khoa phẫu thuật. John đã là bác sĩ nội khoa tại VCU Medical Center. Audrey mới tốt nghiệp vào tháng 5, hiện đang thực tập năm thứ 1 tại Brown University. Và Katherine đang học năm thứ 4 ngành y tại VCU.
Câu chuyện về gia đình của ông Khanh Le là một tấm gương phấn đấu tiêu biểu cho cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới. Có lẽ gia đình
VIệt tị nạn nào cũng thấy một phần hình ảnh của mình, trong câu chuyện của gia đình ông Khanh.
Ông Khanh là con của một gia đình viên chức trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà Hoà trước 1975. Biến cố 30/04/1975 đã làm đảo lộn tan tác tất cả,
năm đó ông Khanh mới 18 tuổi. Cũng giống như nhiều người Việt, ông đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam. Ông đã từng vượt biên đường bộ, bị bắt ở tù gần 2 năm. Ông Khanh đã trốn thoát khỏi trại, sau đó đã cố vượt biên bằng đường biển thêm gần 10 lần nữa trong
3 năm kế tiếp. Sau cùng, ông cũng đã thành công, đến được bến bờ tự do vào tháng 4/1980.
Cũng vào thời gian đó, bà Nga cũng cùng gia đình vượt biên. Hai người đã gặp nhau ở đảo Pulau Bidong (Malaysia) mùa hè 1980. Cả hai sau đó cùng sang
định cư tại Canada. Tại đây, ông Khanh đã thưc hiện được ước mơ của mình, bước chân vào trường đại học. Vừa đi học, vừa đi làm, đến năm 1988, ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại đại học Concordia -Montreal.
Sau khi tốt nghiệp, ông đã làm hai job, để vừa có thể nuôi dưỡng con cái, vừa gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Với một cuộc sống vất vả khó
khăn như vậy, ông Khanh tâm sự rằng ông luôn nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan, cảm ơn những gì mình đang có, và sẵn sàng đền đáp ơn đời, ơn người khi có dịp.
Sau đó, ông Khanh tìm được công việc ở North Carolina. Ông có dịp ghé thăm và tìm hiểu trường đại học VCU. Ông nhận thấy đây là một ngôi trường y
lý tưởng để cho cậu con trai đầu lòng của mình-Brian- theo đuổi giấc mơ ngành y. Ông đã quyết định đem gia đình gia định cự tại Richmond- Virginia.
Kể từ đó, Brian là người đầu tiên theo học ngành y trong gia đình. Brian cũng chính là người đã truyền cảm hứng về sự nghiệp “lương y như từ mẫu”
cho các em, để rồi tất cả 5 anh chị em đều theo học cùng một ngành, một kết quả đáng khâm phục của gia đình họ Le như ngày hôm nay. Quan trọng hơn hết, cả 5 anh em đều nhớ lời cha mình dặn: ngành y là một bộ phận thiết yếu của cộng đồng, và mục đích cao cả
hơn hết của nó là có cơ hội để giúp đỡ người khác.
Câu chuyện của gia đình họ Le, với 5 người con cùng học ngành y, là một kết thúc có hậu, cho một gia đình người Việt tị nạn, nhân dịp cộng đồng người
Việt tị nạn khắp nơi kỷ niệm 40 năm tị nạn của dân tộc mình.