BÀI
LỜI CHÚA 13
ngưỜi
CHA NHÂN HẬU
Trích sách
2 Sa-mu-en, 18.6-17,24 - 19.9
Quân của vua Đavít ra nghênh chiến với quân Ít-ra-en
của Áp-sa-lôm, và quân Ít-ra-en đại bại, quân binh
chết tới hai vạn người.
Ab-sa-lôm bị quân vua Đa-vít rượt
đuổi, y cưỡi một con la chạy thục
mạng xuyên rừng rậm.
Chẳng may, đến một gốc cây sến cành lá
chằng chịt, thì bộ tóc dài, đẹp của y
mắc vào các cành cây, làm y bị treo lơ lửng giữa
trời và đất, trong khi con la ở dưới cứ
thẳng đường chạy mất.
Một
người trông thấy và báo tin cho Giô-áp (tướng
của vua Đavít). Ông Giô-áp nói với hắn :
“Này, anh đã thấy, sao anh không hạ nó ngay tại
chỗ ?” Người kia đáp :
“Giả như người ta cân ngay vào tay tôi ba trăm
lượng bạc, tôi cũng không dám ra tay hại hoàng
tử, vì chính tai chúng tôi đã nghe đức vua ra lệnh
rằng : ‘Các người phải giữ gìn cậu Áp-sa-lôm
cho ta !’
Ông Giô-áp nói :
“Ta không mất thời giờ nói với anh nữa”,
rồi ông cầm lấy ba cây thương trong tay, đâm
vào tim Áp-sa-lôm, khi y vẫn còn đang sống, treo trên cây sến.
Rồi mười người hầu
cận của ông Giô-áp, xúm lại đánh Áp-sa-lôm và giết
y. Người ta đem Áp-sa-lôm quăng
vào một cái hố lớn trong rừng, rồi chất
một đống đá rất lớn lên trên.
Vua
Đa-vít lúc ấy đang ngồi nơi cửa thành… thì có
một người Cút chạy đến báo tin
: “Xin đức vua nghe tin mừng. Hôm nay
Thiên Chúa đã phân xử để ngài thoát khỏi tay
tất cả những kẻ đứng lên chống
lại ngài.” Đức vua hỏi người Cút : “Cậu Áp-sa-lôm có được bình an
không ?” Người Cút trả lời :
“Ước chi các kẻ thù của đức vua
đều phải chung một số phận như
cậu ấy !”
(Nghe tin ấy, Đavít biết là Áp-sa-lôm
đã chết.) Vua
run rẩy, đi lên lầu trên cửa thành vừa đi
vừa khóc : “Áp-sa-lôm con ơi, con ơi,
Áp-sa-lôm con ơi ! Phải chi cha chết thay con
! Áp-sa-lôm con ơi, con ơi !”
Người ta báo cho ông Giô-áp : “Kìa
đức vua đang khóc thương Áp-sa-lôm !”
Hôm ấy, chiến
thắng đã trở thành tang tóc cho toàn thể quân binh, vì
hôm ấy, đức vua buồn phiền vì mất con. Hôm ấy,
quân binh lén lút vào thành giống như một đám tàn binh
xấu hổ vì đã bại trận. Còn vua thì che
mặt và lớn tiếng kêu : “Áp-sa-lôm
con ơi, Áp-sa-lôm con ơi, con ơi !”
* Đó là lời Chúa
! – Tạ ơn Chúa !
Suy Niệm Lời Chúa
Chúng
ta vừa nghe thuật lại một trận chiến
giữa hai quân đội của hai cha con. Nghe như
thế, thật đáng buồn, nhưng thật ra đó là
cuộc phản công của người cha trừng
phạt Ap-sa-lôm, đứa con làm loạn (truyện này
đã xem ở Bài Lời Chúa 9)
Trong truyền thống Kinh
Thánh, Đavít là một gương mặt lớn,
người ta thường gọi ông là “thánh vương
Đavít”, một phần vì ông là cụ tổ của Chúa
Giêsu, vì Ngài xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, và trong Tin
Mừng nhiều lần vẫn nghe dân chúng xưng Ngài là
“Con vua Đavít” ; phần khác, ông là tác
giả của một số
những Thánh vịnh hay nhất. Đặc biệt
phải nhận rằng ông đã tạo được những
việc vĩ đại và quan trọng trong lịch sử
dân tộc Israen :
Thời
đại các Thủ lãnh làm thẩm phán là một thời
khá hỗn loạn, chính vì thế, dân chúng cảm thấy
cần có một vua để thống nhất đất
nước. Và theo lời họ yêu cầu, tiên tri
Samuen đã đặt ông Sa-un lên làm vua, rồi đến
Đavít, ông đã có công bình định giặc trong thù
ngoài, và làm vua trên một quốc gia thống nhất và
thịnh vượng.
Ông để lại cho
hậu thế hình ảnh của một nhân vật có
bản lãnh phi thường : chỉ nguyên về mặt nhân
bản, ông cũng làm người ta say mê bởi những
đức tính khôn khéo, can trường, có chí lớn, có tài
thu phục nhân tâm v.v…Nhưng hơn thế, trên
phương diện tôn giáo, ông là một gương
mặt nổi bật về lòng tin sắt đá nơi
Thiên Chúa của ông, hết lòng tin tưởng và trông
cậy Người qua mọi
hoàn cảnh, lúc an vui bình yên cũng như trong những lúc
gian truân ngặt nghèo, khiến ông được coi như
mẫu người được Thiên Chúa xức dầu,
là người tôi trung như lòng Thiên Chúa muốn. Đời
sống đạo cá nhân của ông có thể nói là rất
tiến bộ so với dân chúng thời đại của
ông lúc đó, cho dù ông có những lầm lỡ, yếu
đuối (xem bài Lời Chúa 45: tội ngoại tình),
nhờ có một lòng tin đơn sơ, một niềm tin
tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa, cùng với
những tâm tình cầu nguyện rất nồng nàn phong phú…
Đối với gia
đình, phải nhận Đa-vít
quả thật là một người cha thương con cái
hết chỗ nói : biết nhịn
lỗi lầm của con và tha thứ cho con. Không hề
gặp nơi miệng ông một lời nguyền rủa
hay thóa mạ nào. Đường đường là vua cha,
mà phải bỏ ngai vàng chạy trốn và chịu bao gian lao, khổ sở vì Ap-sa-lôm đứa con trở
mặt phản loạn. Chưa hết, nó còn chiếm thê
thiếp của cha, để bêu riếu cha... Thế mà
đến lúc dẹp loạn, Đa-vít căn dặn
tướng sĩ tha mạng cho con. Rồi
khi biết tin nó bị giết, ông đã khóc lóc thảm
thiết. Tình thương của ông đối
với con làm ông muốn chết thay con :
“Áp-sa-lôm con
ơi, con ơi, Áp-sa-lôm con ơi ! Phải chi cha chết
thay con ! Áp-sa-lôm con ơi,
con ơi!” Khóc lóc, đau
đớn của ông làm nhụt nhuệ khí toàn quân :
Ngày ấy, cuộc thắng
trận của quân đội đã biến thành đám
tang..., quân sĩ thắng trận (thấy vua khóc vì mất
con thì) lén lút đi vào kinh đô như tàn binh xấu hổ
vì bại trận...”
Chúng ta vừa nghe tiếng khóc
thật cảm động của một người cha : “Áp-sa-lôm con ơi ! Phải chi cha chết
thay con ! Áp-sa-lôm con ơi”! Thương
con đến nỗi nếu có thể được thì
chết thay cho con, để con khỏi phải chết.
Ước vọng của Đavít là không thể được,
nhưng có một người đã làm được
: đã chết thay cho chúng ta để chúng ta
được sống. Kinh Thánh quả quyết rõ ràng :
“Quả vậy, ngay khi chúng ta… còn
là hạng người vô đạo …, còn là những
người tội lỗi…, còn thù nghịch với Thiên
Chúa (giống như Ap-sa-lôm), Thiên Chúa đã để cho Con
của Người phải chết mà cho chúng ta
được hoà giải với Người… Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương
chúng ta.” (Rm 5.6-8,10).
Tuy bản
văn nói rằng: “cho chúng ta
được hòa giải với Người…Con của
Thiên Chúa đã phải chết” chứ không phải Thiên
Chúa đã chết, nhưng
chúng ta là người có đạo, ai mà chẳng biết
rằng Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa, vậy
Con Thiên Chúa chết thì cũng là chính Thiên Chúa chết
! Chết cho chúng ta được làm hòa với Thiên
Chúa mà được sống muôn đời !
Biết vậy rồi, thì khi chúng ta khen vua Đavít là
người cha nhận hậu, vì không giận, không ghét
Ap-sa-lôm đứa con phản loạn, trái lại đã
đau đớn khi thấy nó bị giết, và muốn
chết thay cho nó mà không thể thực hiện
được, thì ta phải nói sao khi Thiên Chúa thương
yêu con cái là chúng ta – những kẻ “vô đạo, tội lỗi, và thù nghịch với
Thiên Chúa”– đến nỗi không chỉ tha thứ, không
hận, không ghét chúng ta, mà còn chết để cứu chúng
ta được sống ? Chẳng phải Người
mới thật là Người cha nhân hậu đích
thực sao ?
Chúng ta sẽ còn cảm
động hơn nữa trước tình yêu cao cả vô
hạn của Thiên Chúa đối với chúng ta, khi
biết rằng ở đời, việc chết vì
người khác là chuyện
chẳng bao giờ có, huống
chi lại chết thay cho kẻ ác ôn khốn nạn, thì
lại càng không bao giờ ! “Họa may có ai dám chết vì
một người lương thiện chăng ?” (Rm 8.7). Họa hoằn cũng có người chết thay
cho người đức cao, quyền trọng. Trong
lịch sử VN, có truyện ông Lê Lai liều mình cứu vua : Lúc ấy quân địch vây ngặt quá,
ông Lê Lai mới xung phong mặc áo mão của vua, rồi thúc
ngựa xông ra, quân địch tưởng đó là vua Lê
Lợi, kéo toàn quân đuổi theo, và giết chết ông vua
giả, đang khi đó, ở đàng này vua thật trốn
thoát.
Chết thay cho một ông vua như
vậy kể cũng đáng. Còn chết cho
người ác, người xấu lại là chuyện khác ! Hãy thử tưởng tượng xem : có một tên tướng cướp
độc ác dữ tợn, đốt làng phá xóm, giết
người cướp của, hãm hiếp phụ nữ,
nay bị án tử hình đích đáng. Có ai
trong chúng ta thấy nó tội nghiệp, nên hiến thân
chịu chết thay cho tên khốn nạn đáng ghét ấy
không? Không đời nào ! Ngàn
lần không !
Thế mà Thiên Chúa đã làm được
! Ấy đấy, chúng ta chính là những kẻ
khốn nạn đáng gớm ghét đó !
Kinh Thánh xác nhận :
“Quả vậy, ngay khi chúng ta … còn
là hạng người vô đạo, còn là những
người tội lỗi,… còn thù nghịch
với Thiên Chúa, (thế mà) Thiên Chúa đã để cho Con
của Người phải chết cho chúng ta
được hoà giải với Người…”
Trước Tình Yêu cao
cả, vĩ đại, thâm sâu, siêu phàm, vô lường vô
hạn của Chúa Cha đối với nhân loại, yêu
thương vượt trên trí hiểu của ta (Ep 3.19), nó
đi ngược với những gì ta thường quen
sống, vì ở đời chẳng ai làm như thế
cả, chúng ta đã đền đáp được gì ?
Trong đời mình, chúng ta đã hy sinh một việc gì cho
Thiên Chúa chưa ? Việc gì
? Lúc nào ?
Trước tấm tình yêu
thương vô bến bờ đó của Chúa Cha, chúng ta có
thấy đau buồn vì mình tội lỗi, quá khô khan
nguội lạnh, không biết nói thế nào để
tạ ơn cho xứng ? Chớ gì ta có
được miệng lưỡi các thiên thần Sêraphim,
có tình yêu nồng nàn của các thánh, có trái tim
sốt mến của Mẹ Maria để dâng lời ca
ngợi và cảm tạ Chúa Cha hết lòng, hết sức,
hết tâm hồn…
Tích
truyện
Ở thành
Sa-la-măng-ka, nước Tây Ban Nha, có một thanh niên
được cha mẹ để lại cho một gia tài
lớn. Tiền của đó, anh ta đem phung phí trong
cuộc chơi bời, chẳng bao lâu đã khánh kiệt.
Điên tiết, anh nói những điều lộng ngôn
dễ sợ nhất chống Chúa, gọi Thiên Chúa là tên
bạo chúa đã lấy làm vui thú khi hành hạ anh ta, làm anh
ta mất hết gia sản, và nên kẻ ăn
mày. Hằng ngày anh lặp lại tất
cả chuỗi lộng ngôn đó, và lấy làm khoái chí vì
thấy Thiên Chúa không phạt được anh vì đó.
Một lần anh ta vô tình mua một cuốn
sách, hóa ra trong đó dạy về các giống tội và
sự nặng nề của chúng, anh ta học sách đó,
dùng nó như một phương thế mới để
biết nhiều tội hơn mà phạm hầu làm sỉ
nhục Thiên Chúa. Không bao giờ xưng
tội, song khi đọc thấy rằng một một
lần xưng tội không nên là làm sỉ nhục Thiên Chúa
nặng hơn, nên anh ta đi xưng tội để
sỉ nhục Thiên Chúa. Một hôm, sau khi nghe anh ta
xưng cả một dẫy tội ghê sợ, cha giải
tội nói với anh với một giọng ngọt ngào và
thấm thía: “Con hãy ăn năn các tội con phạm, Thiên
Chúa sẽ tha thứ hết vì con là con yêu dấu của
Ngài”. Anh ta thở than rồi nói: “Này cha, tha sao được,
tôi phạm tội nhiều hơn tất cả thành
Sa-la-măng-ka này hợp lại”. Vị giải tội
đáp: “Không sao, dù con có phạm tất cả mọi
tội của trần gian và hỏa ngục hợp
lại, Thiên Chúa sẽ tha thứ cho con nếu con ăn
năn thống hối thật lòng. Vì lòng
thương của Ngài còn lớn lao hơn tất cả
sự dữ của nhân loại”. Nghe đến
đây anh ta run rẩy và đầy lòng thống hối
ăn năn, và xưng tội thật
lòng. Sau đó ít lâu, anh ta vào Dòng khổ tu
nhặt nhiệm và chết tại đó.
|