Tính ganh
ghét.
Trong
lúc Đức Giêsu gần tới giai đoạn quyết
liệt nhất của cuộc đời là sắp bị
bắt và chịu chết để chuộc tội loài
người, thì các tông đồ lại còn ganh ghét nhau,
tranh giành địa vị với nhau xem ai lớn ai
nhỏ trong nước mà họ tưởng Chúa sẽ
thành lập. Như thế đủ biết
cái tính ganh ghét có thể xâm nhập vào bất cứ ai
(kể cả các tông đồ), và bất cứ hoàn
cảnh nào (kể cả lúc Đức Giêsu sắp chịu
chết). Cho nên ganh ghét được
coi là một trong 7 mối tội đầu, mối
thứ 3.
- Gia
đình chẳng hạn: lẽ ra đó phải là một
tổ ấm hạnh phúc mà mọi người sống
trong đó yêu thương, nâng đỡ, nhường
nhịn, ủi an nhau. Nhưng nếu
chẳng may trong gia đình có một người ganh ghét,
thí dụ như một người chị ganh với
một đứa em vì nó đẹp hơn, thông minh hơn,
được mọi người thương mến
hơn… thì trong nhà có những lườm nguýt, phân bì, nói bóng
nói gió, cãi vã nhau, thậm chí xô xát nhau nữa… Gia
đình hết là tổ ấm mà trở thành gần như
hỏa ngục.
- Ở sở làm cũng thế,
nhất là những chỗ có nhiều đàn bà con gái. Nhiều chị em đã
phải vất vả tốn công tốn của để
tìm cho được một chỗ làm. Bắt
đầu đi làm thì vui vẻ hăng hái lạc quan. Nhưng làm một thời gian rồi thì
đụng phải sự ganh ghét của chị em
đồng nghiệp, và khởi sự chán nản, buồn
bã, bi quan, chỉ muốn thôi việc đi tìm chỗ khác.
Ganh ghét đưa đến những tai
hại như thế nào?
1.
Trước hết là hại cho chính bản thân
người ganh ghét:
] Người ganh ghét
tự nung nấu ruột gan mình bằng ngọn lửa khó
chịu âm ỉ mãi. Thấy người ta dở,
người ta xấu, người ta làm sai làm quấy thì
mình khó chịu đã đành; mà thấy người ta hay,
người ta tốt, người ta thành công mình cũng
khó chịu. Thành ra khi người ta vui thì mình buồn,
người ta sung sướng thì mình đau khổ,
người ta càng vui sướng chừng nào thì mình càng
buồn khổ chừng nấy.
] Hại hơn nữa là
người ganh ghét tự làm giảm giá trị và tư
cách của mình nữa. Ganh ghét với ai
là tự đặt mình vào thế tranh đua với
người đó. Mà trong cuộc tranh
đua này, nếu mình cảm thấy khó chịu, bực
tức khổ sở trước thành công của
người khác, thì đó là dấu mình đã thua kém. Thua kém mà còn khó chịu bực tức thì cho
thấy tư cách của mình cũng thấp kém nữa.
2. Tai
hại thứ hai của tính ganh ghét là gây cho nạn nhân
bị mình ganh ghét.
Vì ganh ghét mà mình làm cho người ta
buồn người ta khổ một cách hết sức
bất công. Chứ nếu công bình mà xét thì người ta
đâu có gì để đáng phải buồn khổ như
vậy. Chỉ vì người ta hay, người ta
tốt, người ta giỏi mà người ta phải
khổ. Lẽ ra người ta phải
được khen thưởng, phải được
mừng vui thì vì ganh ghét mà mình làm cho người ta khổ
sở. Người bị ganh ghét như thế lâm vào
một hoàn cảnh thật khó xử: một đàng là công
việc phải làm, đã làm thì phải làm cho tốt, cho
hay – mà càng tốt càng hay thì càng bị mỉa mai dằn
vặt. Biết xử thế nào bây giờ! Thật
là khó. Thôi chỉ còn nước cứ tiếp tục
làm và cắn răng, nuốt nước
mắt mà chịu đựng những lời mỉa mai
của kẻ ganh ghét.
3. Sau cùng
tính ganh ghét còn làm hại cho tập thể nữa.
Người
ganh ghét như một con sâu, một con vi
trùng độc hại, âm thầm mà hiểm độc phá
hoại tập thể, làm cho tập thể mất đoàn
kết, mất bình an, mất hăng hái. Cho nên thật là tai hại cho tập thể nào có một vài
người ganh ghét; và cũng thật là xui xẻo cho ai
lỡ thuộc về tập thể có vài kẻ ganh ghét
như thế. Những tai hại
vừa kể dẫu không nói ra thì ai cũng có thể
nhận thấy. Nhưng có một
điều khó nhận thấy là ít ai nhận thấy mình
mang tính ganh ghét. Ai cũng có thể
bị tính ganh ghét xâm nhập, nhưng ít ai biết mình
đang có tính xấu ấy. Chị em có
thể ganh ghét nhau mà không hay; bạn bè có thể ganh ghét nhau
mà không biết; những người đồng lý
tưởng có thể ganh ghét nhau làm hại nhau mà không
ngờ. Các con của ông Giacóp ganh ghét
đến nỗi bán em là Giuse mà vẫn thản nhiên; các
tông đồ ganh ghét tranh giành địa vị với nhau
đang lúc Đức Giêsu sắp bị bắt giết mà
vẫn không thấy là kỳ. Chúng ta cũng có thể
đang ganh ghét với người đồng nghiệp
của mình, với người hàng xóm của mình, với
chính anh chị em bạn bè của mình mà vẫn không hay. Vì thế chúng ta phải hết sức khiêm
nhường mỗi khi xét mình, kiểm điểm
đời sống. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho
biết mình đang có tính ganh ghét là khi mình thấy
người khác thành công, mình chẳng những không vui
mừng với người ta mà còn bực bội khó
chịu với họ, hay thấy người ta thất
bại thì mình lại vui sướng.
|