Hạt Châu Ngọc (145c)(ngoại lệ)
MỄ DU CÓ CẦN ĐƯỢC
GIÁO HỘI CÔNG NHẬN KHÔNG ?
Thế giới Công giáo đang trông ngóng phán
quyết chung cuộc của Đ.G.Trưởng Phanxicô về
sự kiện Mễ Du, nhất là mới đây sau cuộc
Tông du đến Sarajevo, trên chuyến phi cơ trở về
Rôma (ngày 7-6-2015), Đ.G.Trưởng Phanxicô có trả lời
phỏng vấn về vấn đề Mễ Du, thì các lời
phát biểu của Ngài – theo các báo chí thuật lại không
biết thực hư thế nào – khiến người thì
lạc quan phấn khởi, người thì phân vân e dè,
người ta đoán già đoán non, người thì cho là thế
này, người cho là thế kia…
- Có người
nghĩ rằng : Không nên mong Giáo Hội công
nhận, vì công nhận rồi, sự kiện Mễ Du sẽ
mất hấp dẫn và trở nên tầm thường
như những nơi hiện ra khác, tốt hơn là cứ
để như hiện nay, giáo hữu sẽ sống sốt
sắng, ra sức thi hành sứ điệp của Đức
Mẹ hăng say, chẳng phải người đời
vẫn nói :
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Tình hết vui khi đã vẹn câu
thề” ?
- Nhưng có người lại phản
bác : Không phải thế ! Dù cho đi có được
Giáo Hội công nhận, thì sự kiện Mễ Du sẽ không
trở thành tầm thường và rồi bị quên lãng như
những sự kiện hiện ra khác !
Vì sao ? Vì Mễ Du không chỉ là việc
Đức Mẹ hiện ra ban ơn suông, hay cứu giúp một
trường hợp hoạn nạn của giáo dân, v.v…Cái
độc đáo làm cho sự kiện Mễ Du trường
tồn và sống động là “các sứ điệp” ! Hàng
vạn các sứ điệp ! Để
kêu gọi loài người hoán cải và hướng dẫn
con cái bước lên đường thánh thiện
! Giống như trường hợp Đức Giêsu,
sở dĩ đã tồn tại qua thời gian và không gian là
vì Chúa Giêsu đã ban những sứ điệp Tin Mừng ! Đã hai ngàn năm rồi, các sứ
điệp Tin Mừng vẫn sống động và làm cho
sự kiện Giêsu không bị quên lãng!
- Thế nên người ta vẫn cầu
mong cho sự kiện Mễ Du sớm được Giáo Hội
công nhận, vì hiện nay, xảy ra tình cảnh là ở nhiều
nơi, kể cả ở VN, những vị chức sắc
trong Giáo Hội vẫn dựa vào việc Giáo Hội
chưa công nhận mà cấm phổ biến sứ điệp
Mễ Du, có nơi còn công khai phi bác, phỉ báng, coi sứ
điệp Mễ Du là giả mạo, ngụy tạo để
phỉnh gạt…Do vậy, kế hoạch cứu thế giới
của Đức Mẹ bị chận lại phần nào mà
chậm tiến triển, đang khi “cứu bệnh như
cứu hỏa”, cứu thế giới ngày nay đang lâm trọng
bệnh có nguy cơ bị diệt vong …
Báo Avvenire, (nước Ý), ngày 28-03-95 có trích đăng lời phát
biểu của cha Stephane de Fiores, chủ tịch của
Liên hiệp Thánh Mẫu học :
“...Nếu Thiên Chúa cử Mẹ Thánh
của Người đến và nếu chúng ta quay mặt
đi chỗ khác, đó là một sự khinh dể
những săn sóc hết sức tế nhị của Thiên
Chúa đối với nhân loại. Không, nếu
chúng ta khép kín trước các dấu lạ đó, chúng ta
sẽ tỏ ra cứng lòng trước một sự
khả dĩ là mặc khải của Thiên Chúa...
“Chúng ta phải nhớ rằng Đức Maria
muốn nói với chúng ta rằng trong Giáo Hội và trong
thế giới đang có một cái gì đó không chấp
nhận được. Như thế cốt
để đánh động lương tâm Kitô hữu.
Đấy là một dạng tiên tri :
Đức Trinh Nữ muốn chuẩn bị Giáo Hội
trước những khó khăn tương lai”
-
Nhưng lại có một tiếng chuông khác :
Nhân đọc trong cuốn CÁC CHỨNG TỪ VỀ MẸ,
bài 62, trang 234, thấy người ta
phỏng vấn Don Amorth, một linh mục chuyên gia trừ
quỉ nổi tiếng của thành Rôma, về vấn
đề công nhận của Giáo Hội đối với
những sự kiện hiện ra của Đức
Mẹ, hoặc sự kiện tượng Đức
Mẹ khóc chảy máu mắt, v.v… thì theo ngài, sự công
nhận chính thức của Giáo Hội lại không
cần thiết lắm :
“Theo tôi, không
cần uy quyền Giáo Hội can thiệp vào. Đức
Hồng Y Ratzinger (Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý
Đức tin hồi đó) có lý khi nói :
Những sự kiện ấy không thêm gì cho đức tin,
bởi vì đức tin chúng ta không căn cứ trên các
tượng Đức Bà khóc, mà trên Lời Thiên Chúa. Tuy vậy, phải nhìn nhận là có các phép lạ,
và chính Đức Giêsu đã luôn làm nhiều phép lạ trong
suốt lịch sử Giáo Hội, cốt để
củng cố Lời Thiên Chúa (Mc 16.20). Ngay cả
hiện nay, các thánh được phong hiển thánh cũng
bởi vì đã làm các phép lạ, (nhờ bằng chứng
đó, Giáo Hội biết là Thiên Chúa đã tôn vinh các thánh
trên thiên đàng,)
“Tôi rất tâm
đắc với thái độ của Giáo Hội
những thế kỷ đầu tiên, khi những cuộc
hiện ra của Đức Mẹ và những phép lạ
không đòi một sự công nhận chính thức nào
(của Giáo Hội). Chính dân chúng, với lòng sùng mộ
của họ, đã cho những sự kiện đó
một giá trị. Ví dụ : những cuộc hiện ra
ở Monte Berico thuộc miền Vicenza chưa bao giờ
được chính thức công nhận, thế mà từ
bao nhiêu thế kỷ, dân chúng đã đến đó
để cầu nguyện với Đức Trinh Nữ. Rồi
ở Caravaggio..., ở Tre Fontane (Ý, 1947) cũng vậy... Nhiều
Giám mục và Hồng Y đã đến dâng Thánh lễ
ở đó...
“Tôi nghĩ
phương pháp đó hay : chúng ta đã
quá quen với việc cứ muốn có công nhận chính
thức. Theo ý tôi, nó không cần thiết... Cảm
thức đức tin cũng nặng ký lắm
! (Cảm thức đức tin nghĩa là đức
tin nhạy bén của giáo hữu : họ
biết nhận ra đâu là việc Chúa làm.)
[…] “Tôi nghĩ việc coi trọng
cảm thức đức tin của dân Chúa là điều
đúng, bởi vì như Công Đồng Vaticăng II nhắc
nhở, đó cũng là một dấu hiệu của
sự vô ngộ (sự không sai lầm). Dĩ nhiên, khi nói : “cảm thức đức tin của dân
Chúa”, tôi muốn nói là của mọi tín hữu, gồm linh
mục và Giám mục nữa, đấy là một con
đường thông qua đó Chúa Thánh Thần nói.
“Người ta nói rằng : óc duy lý đã thâm nhập quá
nhiều vào những tầng lớp cao của Giáo Hội :
bất hạnh thay, điều đó lại đúng ! Chúng
ta cần phải gỡ bỏ cái óc duy lý ấy và trở
về với sự đơn sơ của Tin Mừng và
của các Kitô hữu tiên khởi, họ cầu nguyện
thế này : “Lạy
Chúa, xin Ngài giương tay để thực hiện
những việc chữa lành, những điềm thiêng
dấu lạ, bởi Danh Thánh Tôi Tớ Ngài là Đức
Giêsu” hầu mọi người tin” (Cv 4.29-30).
Họ
cầu nguyện như thế đó, họ không sợ phép
lạ hay các việc hiện ra. Còn ngày nay, chúng ta hầu như coi
các việc đó đến quấy rối chúng ta. Không, họ cầu xin như thế là để
cho Lời Thiên Chúa (đang được rao giảng)
được củng cố thêm. Ngày nay Giáo Hội
khôn ngoan lắm - có lẽ hơi quá khôn ngoan – cứ sợ
rằng dân chúng chuộng cái giật gân, sẽ nhìn các
sự kiện ấy vì hiếu kỳ, chứ không với
một tinh thần muốn ăn năn hối cải và
cầu nguyện.”
- Vì đề cao giá trị của cảm
thức đức tin của giáo dân như thế, nên cha đã
phải lắc đầu khi đề cập đến
những người đang cứ chờ đợi cho
đến khi các cuộc hiện ra được Giáo
Hội phán quyết. Trong
một buổi phỏng vấn của Radio Maria, ngày 15 tháng
09 năm 2011, cha nói khá nặng lời: “Bởi cố tình
lơ là không chú ý đến các cuộc hiện ra của
Đức Trinh Nữ Maria ở Mễ Du, nên có một
số rất đông những người Công Giáo đã chứng
tỏ rằng họ chẳng khác gì với những
người ngoại giáo. Trong số rất
đông những người này, có cả các Giám Mục và
các Linh Mục.
“Trong một Sứ
Điệp của Đức Mẹ Mễ Du ban ngày 25-08-2011, Đức Mẹ than thở : “Có nhiều người đã
đáp lại, nhưng còn có vô số người không
muốn lắng nghe hoặc đón nhận lời kêu
gọi của Mẹ.” Thật cay đắng làm sao ! Sau hơn ba mươi năm
! Hơn ba mươi năm rồi đấy
! Hiện nay nếu đó là
người ngoại giáo không lắng nghe lời
Đức Mẹ nói, thì tôi còn có thể hiểu
được. Nhưng anh chị em là một
người Công Giáo, điều đó không thể tha
thứ được. Anh chị em hãy là một
người Công Giáo !”
“Ngay
cả có các Linh Mục và Giám Mục thậm chí không
muốn nghe nói đến Mễ Du. Không phải là các Ngài
đã đến nơi đây và sau đó có một
quyết định công bằng sau khi tận mắt xem
thấy những gì ở đây. Không có
đâu.”
“Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã phái các ngôn
sứ đến cảnh cáo dân Do Thái bất trung.
Hiện nay, ở đây, để cảnh cáo sự
bất trung của dân Công Giáo, cũng của các Linh
Mục, Thiên Chúa phái Mẹ của Người đến
với chúng ta ! Đã 30 năm rồi !
Lẽ nào người ta vẫn còn không muốn lắng nghe ? Lẽ nào - với những người
cho rằng mình thông thái khôn ngoan – vẫn phải chờ
đợi cho đến khi Giáo Hội công nhận Mễ Du ? Họ thật là dại
dột!”
(Lược trích bản văn của Jn. M. Mai Thy Sơn, dịch theo
Mạng Truyền Hình Mễ Du Ngày Nay, đăng trong
tập “Để bạn
hiểu rõ hơn về Mễ Du”, trang 80 tt
).
Lm.
Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CssR.
|