Hãy
nhận biết giá trị nguồn mạch của chúng ta.
(Trích trong ‘Mở Ra
Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller)
Tôi giả thiết rằng tất
cả chúng ta đều thích thú với khoảnh khắc
khi một người nào đó trong chúng ta nói một
điều gì mà chủ ý không muốn cho người khác
nghe. Điều đó
xảy ra với các môn đệ một ngày kia
trong khi có sư hiện diện của Chúa Giêsu. Đó là
Giuđa đã nói với các bạn đồng hành của
mình: “Tôi thì muốn ốm và mệt mỏi với sự
thánh thiện của Người hơn là thái độ
của các anh”. Không! Đó là một cuộc
tranh luận đã xảy ra giữa các tông đồ.
Họ đã tranh luận ai là người quan
trọng nhất. Ngay tức khắc
họ nhận ra điều cãi cọ của họ đã
trở thành lố bịch khi Chúa Giêsu hỏi họ đang
tranh luận điều gì thế, họ liền im
lặng.
Điều đang kinh ngạc nơi
cuộc tranh luận của họ là Chúa Giêsu đã dạy
họ Ngài sẽ bị nộp cho những người
kết án tử Ngài. Như một tôi tớ của Cha, Người
sẵn lòng trải qua cái chết và để đối
đầu với những kẻ chỉ nghĩ rằng
phải nổi dậy với sự xuất chúng và
quyền năng. Ngài nói với các môn đồ:
“Bất cứ ai muốn ngồi chỗ nhất phải
trở nên người rốt hết trong tất cả
mọi người và là tôi tớ của mọi
người”.
Các môn đệ đã không thể
hiểu được những lời của Chúa Giêsu,
điều đó không có gì ngạc nhiên. Những giá trị của Thiên Chúa thì
quá cao xa đối với những tiêu chuẩn mà con
người có thể nghĩ đến. Chúa
Giêsu đã đưa ra một thí dụ mà Ngài rất thích
thú. Trong một cảnh cảm động, Ngài kéo
một đứa trẻ vào lòng, dùng tay
quàng lấy đứa trẻ và nói: “Bất cứ ai
tiếp đón đứa trẻ này vì Ta là tiếp đón
Ta”. Đứa trẻ là gương mẫu sống
động của sự khiêm tốn và đơn sơ mà chúng ta được kêu gọi
để thực hành điều đó. Đó là lứa
tuổi mà sự khiêm nhường và đơn sơ dẫn dắt hầu hết những
trẻ nhỏ. Thường ở tuổi này
chúng chưa được đến trường,
chưa bước vào thế giới cạnh tranh. Sự thật đáng buồn là ở nơi các
trường học những trẻ đã mất đi
sự tin tưởng ở chính mình. Chúng trông
đợi sự nuông chiều, được học
một lớp tốt, có lẽ một đứa con gái
nhỏ sẽ nghe: “Vì sao con lại muốn trở nên
giống bạn con?”. Sự
cạnh tranh làm cho nó nghi ngờ chính mình. Một
cậu trai chơi cho đội thiếu nhi League, cậu
chỉ được ngồi ở ghế dự bị,
trên đường về nhà ngoài sự im lặng chỉ
còn vang lên tiếng nức nở của cậu bé, cậu
ta hoàn toàn thất vọng, tâm trí của cậu ta thì
đầy những nghi ngờ, đứa trẻ này
nghĩ rằng giá trị của nó thì tùy thuộc vào thành
công nhưng những cha mẹ tốt yêu con cái mình không
phải vì chúng có gì hay vì những gì mà chúng đã hoàn thành.
Một
trong các tông đồ là thánh Giacôbê dần dần đã
học được bài học này về sự quan
trọng của khiêm nhường, thánh nhân đã viết
trong thư của ngài, bất cứ ở đâu có ganh
tỵ và tranh chấp, cãi cọ thì ở đó bất
ổn và có đủ mọi loại cư xử xấu. Ngài tiếp tục nói về sự cãi cọ và
xung đột sẽ đến từ những thèm
muốn bên trong. Những khao khát bên trong
là những ước muốn đầu tiên trở nên
tốt hơn những người khác, trở nên nhất
hay thuộc loại “Top Ten”.
Có nhiều người trưởng
thành cũng có những khao khát này, họ nghĩ rằng giá
trị của họ tùy thuộc vào sự thành công của
họ. Có lẽ đó là
lý do vì sao họ muốn được nhìn và cảm
thấy mình quan trọng. Dĩ nhiên nếu
bạn muốn đứng đầu, muốn có một
công việc tốt hoặc là được trả
lương nhiều bạn phải tỏ ra hoặc
chấp nhận một sự cạnh tranh. Bạn phải chứng minh chính mình và sẽ
phải làm tốt hơn những người khác.
Bất
cứ trong trường hợp nào của sự cạnh
tranh, chúng ta phải dám “ăn to nói
lớn”, chúng ta cần nhận biết hệ thống
những giá trị của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhớ
rằng, chúng ta là những đứa trẻ, là con cái
của Người Cha hoàn thiện ở trên trời,
Đấng đã yêu thương chúng ta vì chúng ta là con cái
của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ nghi
ngờ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta, đó là nguồn
mạch của giá trị và đáng giá của chúng ta.
|