Đầy
tớ.
Bài
Tin Mừng này có ba phần nhưng chỉ diễn tả
một vấn đề, một bài học, đó là hãy
sống khiêm nhường phục vụ mọi
người với tinh thần chí công vô tư.
Trước hết, Chúa Giêsu báo
trước cho các môn đệ biết về cuộc
khổ nạn của Ngài. Trong ba năm giảng
dạy, Chúa Giêsu đã nói trước về vấn
đề này ba lần. Bài Tin Mừng này
là lần thứ hai. Chúng ta thấy các
môn đệ không muốn nghe, lại còn vô tâm tranh giành
với nhau ngôi thứ xem ai sẽ làm lớn hơn.
Đó là hai thái độ trái ngược rõ rệt: Chúa Giêsu
thì quyết tâm đi vào con đường từ bỏ,
khổ giá, chịu xỉ nhục để phục vụ
và hiến cả mạng sống cho mọi người.
Ngược lại, các môn đệ lại sợ khổ,
sợ khó, không muốn phục vụ anh em mà chỉ thích
làm lớn, muốn địa vị cao… Thấy tâm
trạng các môn đệ chưa ổn, chỉ hám danh, ham
nổi, Chúa phải họp các ông lại trong vòng thân
mật và giải thích thêm: “Ai muốn làm người
đứng đầu, thì phải làm người rốt
hết, và làm người phục vụ mọi
người”.
Chúa
đã khẳng định: có quyền hành là có cơ
hội, có phương tiện phục vụ tốt
hơn, rộng rãi hơn và đạt tới nhiều
người hơn, chứ không phải chỉ để
tô điểm cho cá nhân thêm tự đắc, tự
phụ, bắt người khác kính nể và phục
dịch mình; hoặc dùng người dưới như
phương tiện để củng cố địa
vị vàlợi lộc cho mình. Vậy, càng làm
lớn, càng ở địa vị cao, càng có trách nhiệm
thì càng phải phục vụ và lo cho người khác
nhiều hơn. Rồi, để cho các môn đệ
hiểu rõ hơn và nhớ kỹ hơn, Chúa Giêsu gọi
một em nhỏ đến, đặt em giữa các
ông, sau khi ôm em vào lòng, Chúa nói: “Quả thật, Thầy
bảo các con, nếu các con không thay đổi và trở nên
như những trẻ nhỏ, thì các con chẳng
được vào nước trời”. Qua em nhỏ này Chúa
muốn chỉ cho các môn đệ thấy hình ảnh
đáng yêu và cảm động nhất của sự quên
mình, của lòng khiêm nhường và tùng phục, nghĩa là
Chúa bảo: nếu chúng ta không trở nên đơn sơ,
khiêm nhường, không chút tham vọng, tự đắc
như bản tính trẻ em, thì không những chúng ta sẽ
mất chỗ nhất trong nước trời mà còn không
được vào nữa.
Sau đó, Chúa còn dạy về tình
bác ái huynh đệ.
Thay vì nghĩ đến mình, thay vì qui mọi
sự về mình, chúng ta hãy nghĩ đến kẻ khác,
hãy giúp đỡ người khác, vì Chúa coi tất cả
những gì chúng ta làm cho người khác là làm cho Chúa.
Lời nhắn nhủ này đưa chúng ta tới những
cử chỉ cao đẹp: yêu mà không mong được
yêu lại, hy sinh mà không cần ai biết đến. Đó
mới là tình thương chân thực, cao thượng và vô
vị lợi: chí công vô tư.
Bài
học Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thật rõ ràng: thích
ngồi chỗ cao, thích được khen ngợi, thích làm
lớn và ưa địa vị quan trọng. Đó là cái tật cố hữu của loài
người từ ngày tạo thiên lập địa,
chứ không phải chỉ là tật xấu của các môn
đệ Chúa Giêsu. Tật xấu này trái ngược
với tinh thần Tin Mừng, Chúa bảo chúng ta phải
loại bỏ, vì Tin Mừng chủ trương sống
khiêm nhường, quên mình, quảng đại, coi mình không
là gì hết, bởi vì hễ ai trở nên bé nhỏ
trước mặt loài người, kẻ ấy sẽ
được đề cao trước Thiên Chúa. Lòng khiêm
nhường ở đời này là điều kiện và
là mức đo sự cao trọng trong nước trời.
Chúng ta sống sau những biến
cố đau thương của Chúa, chúng ta suy niệm,
học hỏi những biến cố đó. Thế nhưng sau đó chúng ta vẫn
còn tranh giành địa vị lớn nhỏ: những
chuyện tranh giành ngôi thứ trong các giáo xứ, trong các
đoàn thể, mệnh danh là thuộc Kitô giáo, tức là các
môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta thấy nhiều nơi
còn phản ảnh tâm trạng của các môn đệ
xưa kia. Chung qui cũng tại bản
năng muốn ăn trên ngồi
trước, muốn thống trị người khác mà
thời đại nào cũng thế. Có điều cần
lưu ý và cũng đáng khiển trách là ngày nay, sau khi
đã được thấm nhuần ơn cứu
chuộc, đã được ơn Chúa Thánh Thần
trợ lực… điều mà xưa kia, lúc Chúa Giêsu báo
trước cuộc tử nạn, các môn đệ chưa
được, thì đáng lẽ ra chúng ta phải sống
đúng tinh thần của Chúa hơn mới hợp lý.
Nhưng đâu vẫn còn đó: những kẻ muốn làm
lớn thì nhiều vô số, còn những kẻ bằng lòng
thực hiện theo đường
lối của Chúa là làm đầy tớ mọi
người thì rất ít.
Quả
thực, Chúa Giêsu không những không chấp nhận khuynh
hướng xấu của loài người là muốn
thống trị, muốn ăn trên ngồi trước, mà
Ngài còn đưa ra một đề nghị thật chói
tai: “Hãy làm đầy tớ mọi người”. Chúa đã
dạy một điều rất hợp tình, hợp lý và
nhất là hợp với tinh thần siêu nhiên: hợp tình,
vì tất cả mọi người đều mến
thương những ai có địa vị, có quyền hành
mà đồng thời lại có tinh thần phục vụ.
Ngược lại, ai cũng ghét những
kẻ hách dịch, kiêu ngạo. Hợp lý, vì danh và gánh
nặng trách nhiệm hay bổn phận phải đi
đôi với nhau: “Càng cao danh vọng càng dày gian lao”. Hợp tinh thần siêu nhiên, vì Chúa Kitô là
Thầy và là Chúa đã chủ trương, đã khuyên
nhủ và thực sự đã sống như người
phục vụ mọi người, thì các môn đệ
của Chúa không thể sống khác được, nếu
không muốn trở thành một bằng chứng phản
lại Chúa.
|