Thách đố của niềm tin.
Một giai
thoại kể lại rằng: Có một thanh niên thích chơi
những trò mạo hiểm để tìm cảm giác
mạnh. Anh đem theo một chiếc dù
đến bên bờ vực thẳm, định chơi cho
thoả chí mạo hiểm. Không biết loay
hoay thế nào, anh trượt chân. Đang trên đá lăn dài xuống vực sâu, may mắn được
một cành cây mọc chìa ra. Thế là anh lơ
lửng trên cành. Thật hú vía, tuy chưa
qua hết nguy hiểm, nhưng thế này còn có hy vọng thoát
được.
Ngước
mắt lên bờ vực, anh không thấy bóng dáng một ai.
Nhìn xuống, anh choáng váng vì vực quá sâu.
Anh cũng biết không thể nào đu lơ
lững mãi trên cành được, vì thế, cách cuối cùng
là anh cầu nguyện. Thế là anh cầu nguyện:
lậy Chúa, xin cứu con, con xin hứa làm bất cứ điều
gì Chúa muốn.
Bỗng anh nghe
như có tiếng Chúa nói: Được, Ta sẽ cứu
con. Nhưng trước khi cứu, Ta muốn
biết là con có thực sự tin rằng Ta làm được
việc này không?
-
Lạy Chúa, con
tin chứ! Con tin chắc là Chúa cứu được con mà!
Cứu ngay đi Chúa ơi, con mỏi tay
lắm rồi!
-
Được,
nếu con tin Ta thì hãy buông tay ra.
Chàng
thanh niên vẫn bám chặt vào cành cây chứ không chịu buông.
Rồi anh ngẩng lên bờ vực và la lớn: “Có ai trên đó
không, cứu tôi với’.
Thưa anh
chị em, giả sử chúng ta là chàng thanh niên đó, liệu
chúng ta có dám buông tay ra không? Đức tin
của chúng ta có đủ mạnh để tin vào
quyền năng của Chúa qua những nghịch cảnh đang
xẩy ra trong đời, hay chúng ta sẽ tìm cách bám víu vào những
thực tại khác?
Muốn đi theo ai, muốn ở với ai, thì phải
biết rõ người ấy, biết người ấy
xuất thân từ đâu và có đáng tin không. Muốn
“đi theo Chúa Giêsu và ở với Chúa Giêsu” thì người
Kitô hữu phải biết Chúa Giêsu là ai, đường
lối của Ngài như thế nào? Bài Tin Mừng hôm
nay giúp chúng ta hiểu về con người Giêsu ấy.
Chúa Giêsu đặt
cho các môn đệ câu hỏi: “Người ta bảo Thầy
là ai?” trước khi đòi hỏi chính các môn đệ
của mình phải bày tỏ ý kiến riêng, Chúa Giêsu đã
thực hiện một cuộc thăm dò ngay trong nội
bộ mình xem người khác nói về Ngài như thế nào?
Có nhiều ý kiến, nhưng rõ ràng dân chúng đã thấy được
một số nét căn bản nơi con người Giêsu.
Nơi giáo huấn của Ngài, người ta thấy được
sức sống và sự siêu thoát khỏi những ràng
buộc vô lý của lề luật. Thế nhưng, điều
quan trọng không phải chỉ biết đúng về Chúa
Giêsu mà con phải biết đủ về Ngài nữa: Chúa Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Thiên Chúa thật và là người
thật.
Nhờ các phương
tiện truyền thống và nhờ học hành, kiến thức
của ta ngày càng gia tăng. Nhưng ta có
một sự hiểu biết sâu xa về Chúa chưa?
Cần phải xác tín như Thánh Phaolô: “Cái lợi tuyệt
vời là được biết Chúa Giêsu kitô, Chúa của
tôi”(Pl 3,8).
Các môn đệ
là những người “ở với Chúa Giêsu”, cũng ăn
cùng uống, gắn bó, gần gũi với Ngài và được
Ngài dạy dỗ đặc biệt cùng chứng kiến
nhiều phép lạ, giờ đây, các ông phải bày tỏ lập
trường. Chắc hẳn giây phút thinh lặng nặng
nề khi bị hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là
ai?”. Phêrô thay mặt anh em tuyên
xưng đức tin “Thầy là Đấng Kitô”. Phêrô
đã cứu nguy cho anh em! Thế nhưng sau đó ông lại
can ngăn Thấy Giêsu. Ông đã cản Chúa Giêsu làm theo ý Chúa Cha. Và như vậy là đi theo đường lối của Satan. Rõ
ràng ông chưa hiểu bao nhiêu về đường lối
của Chúa. Thực ra, ông và các bạn đã hiểu Đấng
Kitô theo nghĩa trần thế, một Đấng Cứu
thế hiển hách, oai phong… thành ra ông không sao hiểu được
việc “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau
khổ và phải chết…”.
Thưa anh
chị em,
Để
biết Chúa Giêsu Kitô là ai và đâu là đường lối
của Ngài, ta cần phải giũ bỏ những hình
ảnh trần tục ta vẫn có về Chúa Kitô, những
hình ảnh do con người tạo ra: một Đức
Kitô của quyền lực, của thống trị… Nên
nhớ bài học cùng Ngài: “Anh em hãy học cùng Tôi, vì Tôi có
lòng hiền hậu và khiêm nhường”.
Vậy
thì, đối với tôi, Đức Giêsu Kitô là ai?
Sau khi đã tin vào Chúa một thời gian, ta vẫn có
thể đặt lại câu hỏi này: Bấy lâu nay, Đức
Giêsu là ai đối với tôi? Đức
Giêsu không thay đổi, “hôm qua cũng như hôm nay và mãi
mãi” Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất. Nhưng mỗi ngày, sau mỗi biến cố, có
khi ta lại khám phá ra những nét mới mẻ nơi
sự phong phú của Ngài. Đời ta luôn là một
chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi của
Chúa Giêsu: “Còn con, con bảo Thầy là ai?”.
Và cuộc đời của ta sẽ chuyển biến
tuỳ theo câu trả lời này của
mình.
Trong
đêm canh thức với hai triệu bạn trẻ từ
các nước trên thế giới về Rôma tham dự Đại
Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 15 (15-20/8/2000)
Đức Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã hỏi lại các bạn
trẻ câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các con nói Đức Giêsu
là ai?” – Có khó tin trong thế
giới hôm nay không? Có khó tin trong Ngàn Năm
Thứ Ba này không? Vâng, khó đấy.
Không cần phải dấu diếm điều
này. Khó khăn, nhưng với sự trợ giúp
của ơn thánh, điều đó vẫn có thể làm được,
như Chúa Giêsu đã giả thích cho Phêrô: “Chẳng phải
bởi xác thịt hay máu huyết đã mạc khải cho anh
điều đó, nhưng là Cha Thầy, Đấng
ngự trên trời”(Mt 16,17).
“Ngày nay, để
tin vào Chúa Giêsu, để theo Chúa như Phêrô, Tôma, các Tông Đồ
tiền khởi và các chứng nhân, như trong quá khứ, đòi
hỏi chúng ta phải lựa chọn một lập trường,
sự lựa chọn này nhiều khi gian nan đến độ
là một cuộc tử đạo mới: cuộc tử đạo
của những người, hiện tại cũng như
quá khứ, được mời gọi lội ngược
giòng chảy để đi theo Thầy Chí Thánh”… Hôm nay các bạn tụ họp nơi đây để
tuyên xưng rằng trong thế kỷ này, chúng ta sẽ
không để mình trở thành trong thế kỷ này, chúng ta
sẽ không để mình trở thành dụng cụ của
bạo lực và tàn phá. Chúng ta sẽ đấu
tranh gìn giữ hoà bình dù có phải hy sinh tính mạng. Chúng ta sẽ không thối lui trước một
thế giới mà người ta còn chết vì đói,
thất học và không có việc làm. Chúng
ta sẽ bảo vệ sự sống ở mỗi thời
kỳ của nó. Chúng ta sẽ chiến đấu
tới cùng để làm trái đất này dễ sống hơn
cho mọi người”.
Các bạn
trẻ thân mến của thế kỷ đang bắt đầu,
khi nói “vâng” với Chúa Giêsu, các bạn có thể nói “vâng”
với tất cả các lý tưởng cao đẹp
của các bạn. Tôi cầu xin Chúa Giêsu
thống trị trong lòng các bạn và trong tất cả nhân
loại trong thế kỷ mới này cũng như trong ngàn
năm mới này. Đừng sợ phó
thác cho Ngài. Ngài sẽ dẫn dắt các bạn, sẽ
ban cho các bạn sức mạnh để theo
Ngài trong mọi ngày và trong mọi tình huống.
Cầu xin Đức
Mẹ rất thánh, người Trinh Nữ nói “Xin vâng” với
Thiên Chúa trong suốt cuộc đời Người, xin
Thánh Phêrô và Phaolô và các Thánh đã thắp sáng cuộc hành
trình của Giáo Hội qua mọi thế hệ, gìn giữ
các bạn luôn trung tín với quyết tâm thánh thiện này (ĐGH
Gioan Phaolô II 19/8/200).
|