Nói và
làm
Kể từ khi xuất
hiện trong cuộc sống công khai, Chúa
Giêsu đã trở nên một
vấn đề thời sự nóng bỏng, làm cho người
ta phải bàn tán xôn
xao.
Dân làng
Nadarét đã thầm nghĩ: Ngài chẳng phải là con bác phó mộc,
Mẹ Ngài và anh em
Ngài chẳng phải là những
người đang sống giữa chúng ta đó
sao? Bởi đâu mà Ngài lại làm được những việc lạ lùng như
vậy? Hêrôđê
cũng đã thắc mắc: Gioan thì trẫm
đã chém đầu, còn người này là ai mà
lại thực hiện được những việc kỳ diệu đến thế? Còn dân chúng,
người thì bảo Ngài là tiên tri Elia,
hay một tiên tri nào đó. Kẻ thì
nói Ngài là Gioan Tiền
Hô.
Trước những
luồng dư luận khác biệt như vậy, Chúa Giêsu đã muốn
các môn đệ
phải xác định lập trường của mình, nên đã
lên tiếng hỏi: Còn các con, các con bảo Ta là ai? Phêrô thay
mặt cho nhóm 12 đã tuyên xưng: Thầy là Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Và như thế,
Phêrô đã tuyên xưng đức tin bằng lời nói.
Liền sau đó, Chúa
Giêsu tiên báo cho các
ông về cuộc tử nạn của Ngài. Và lần
này, Phêrô đã lên tiếng
can ngăn và đã bị Chúa quở trách nặng lời: Hỡi Satan, hãy xéo đi,
vì tư tưởng của ngươi chỉ là tư tưởng
của loài người, chứ không phải là của Chúa.
Và như vậy, mặc dù ông
đã tuyên xưng đức tin bằng lời nói, nhưng rốt cuộc ông đã không
tuyên xưng bằng việc làm, bằng chính cuộc sống của mình.
Với chúng ta cũng
vậy, hằng ngày chúng ta
vốn thường
làm dấu thánh giá, đọc
kinh Tín Kính và kinh
Sáng Danh, chúng ta tuyên
xưng những mầu nhiệm chính trong đạo. Tuy nhiên,
đó mới chỉ là tuyên
xưng bằng lời nói mà
thôi. Còn việc làm
và cuộc sống của chúng ta thì
sao? Rất có thể lúc
này chúng ta mới chỉ
tuyên xưng đức tin bằng lời nói, bằng miệng lưỡi, chứ chưa hề tuyên xưng đức tin bằng việc làm, bằng cuộc sống. Bởi vì bản thân
chúng ta còn chìm trong
tội lỗi, con người chúng ta còn đang
chối từ thập giá để chạy theo ý riêng.
Do đó, cần phải kiểm điểm lại cuộc sống xem chúng ta đã
tuyên xưng đức tin của mình như thế
nào? Để giúp chúng ta
trở nên môn đệ của Chúa cũng như tuyên xưng đức tin bằng việc làm, bằng cuộc sống, Chúa Giêsu đã đưa
ra hai điểm
chính yếu:
·
Điểm thứ nhất, đó là hãy
từ bỏ mình, nghĩa là
từ bỏ tất cả những tư tưởng, lời nói và việc
làm đi ngược với thánh ý Chúa, từ
bỏ con người
cũ với những tội lỗi để mặc lấy con người mới với tinh thần của Chúa.
·
Điểm thứ hai đó
là hãy vác
lấy thập giá mình. Nghĩa
là hãy chấp
nhận những hy sinh gian
khổ chúng ta gặp phải,
bởi vì chính những hy sinh gian
khổ này, tuy âm thầm
và nhỏ bé, sẽ kết
thành cây thập giá đời thường,
Chúa muốn chúng ta vác
lấy để bước theo
Ngài.
|