LỜI TUYÊN XƯNG
ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ (8,27-30)
Chúa
Giêsu đưa các môn đệ đi rất xa (c.27a).
Chỉ cần nhìn sơ trên bản đồ
Palestin thời đó là chúng ta cũng rõ: Xêdarê Philipphe
nằm tuốt ở mạn bắc, cận dòng sông Giođan
và chân núi Hecmon. Đây là một vùng xa xôi
giữa miền đất dân ngoại.
Lợi
dụng cuộc đi bộ đường dài với các
bạn hữu, Chúa Giêsu đã thăm dò ý kiến của
họ về Ngài (c. 27b). Các
từ ngữ được dùng ở đây đều
nhằm mục đích đó. Chính
nhờ đồng hành với Chúa Giêsu, lắng nghe Ngài đặt
ra câu hỏi mà chúng ta có thể hiểu được
khuông mặt đích thực của Ngài hơn. Câu đầu
tiên Ngài hỏi các môn đệ là: “Người ta bảo
Thầy là ai?” (c. 27c). đây
đúng là một sự thăm dò ý kiến. Trước
hết cần phải biết quảng đại quần
chúng nghĩ gì về thân thế của Thầy. Đây là một câu hỏi trắc nghiệm thú
vị có thể tiết lộ cho thầy được
nhiều điều. Trước đây Maccô đã vén
lên bức màn cho thấy những ý nghĩ đang lưu hành
trong quần chúng Do Thái từ tầng lớp thấp
nhất đến tầng lớp cao nhất (x. 6,14- 16). Từ quần chúng vô
danh đến ngay chính bản thân Hêrôđê Antipa cũng đưa
ra những ý kiến tương tự các ý kiến
hiện đang được chính miệng các môn đệ
nói ra. Đối với một số người,
Chúa Giêsu được đồng hoá với Gioan Tẩy
Giả hoặc Êlia; đối với một số khác,
Chúa Giêsu được đồng hoá với một trong
các tiên tri thời xưa (c. 28). Cái nhìn
của quảng đại quần chúng này quả thật
thú vị bởi vì nó liệt Thầy vào hàng một vị Mêsia.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là cái nhìn của
người mù ở Betsaiđa lúc mới được
Chúa chữa sơ, nghĩa là anh ta vẫn còn thấy lờ
mờ (x. 9,23b-24a). Nhận biết Chúa
Giêu là vị đại tiên tri như thế cũng rất
có giá trị bởi vì đó là bước đầu tiên
của của đức tin. Tuy nhiên điều
này vẫn còn xa vời chân lý. Vì thế mà Chúa Giêsu đã
yêu cầu nhóm môn đệ nói lên rõ ràng hơn về thân thế
của Ngài (c. 29).
Và
ngay lúc này đây đặt ra cho các môn đệ câu hỏi
về thân thế của Thầy họ quả thực là
khẩn thiết. Từ nhiều tháng nay, có
lẽ khoảng một hai năm rồi, nhóm môn đệ
này đã theo nghe Chúa Giêsu giảng dạy
cũng như đã chứng kiến các hành vi và cử chỉ
của Ngài. Họ đã sát cánh bên Ngài trải qua một
cuộc hải hành không chỉ thuộc bình diện địa
lý mà còn thuộc bình diện thiêng liêng nữa. Bẫy giờ đã đến lúc thuận
tiện để vị Sư Phụ trắc nghiệm các
đệ tử sau một thời gian đào tạo đức
tin lâu dài cho họ. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự
hỏi liệu đám bạn hữu Chúa Giêsu có còn bị
nhốt kín trong sự “mù loà” mà Ngài từng trách cứ không?
(8,17- 18). Liệu họ đã
có một nhận thức rõ rệt hơn về thân
thế đích thực của Thầy mình chưa?
Câu trả
lời của Phêrô vang dội như một tia
chớp sáng ngời trong bầu trời tăm tối (c.
29). Cuối cùng thì đây là một lời tuyên
xưng đức tin rành mạch. Qua miệng người
huynh trưởng, đám môn đệ chứng tỏ được
rằng cuối cùng thì họ đã nhận ra được
thân thế chính xác của Chúa Giêsu: Ngài là “Đấng Mêsia” nghĩa
là Đặc Sứ của Thiên Chúa, Ngài đã được
Thiên Chúa chính thức “thánh hiến” để dứt khoát
thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian này.
Maccô
để cho phần đầu của Phúc Âm đạt
tới tột đỉnh ở đây.
Từ đầu tác phẩm, ông không ngừng chứng
tỏ Chúa Giêsu là Đấng đã dùng lời nói và hành động
của mình để đặt ra câu hỏi này: “Người
này là ai vậy?”. Lũ ma quỷ thì đưa
ra được câu trả lời rất hay (1,24; 3,,11 v.v…) còn đám người đương
đại thì vẫn u mờ tăm tối. Trong
tư tưởng của dân Do Thái thời đó, Đấng
Mêsia mang khuôn mặt một nhà giải phóng chính trị hơn
là một nhà giải phóng tôn giáo. Vì đó trước
hết phải phục hồi các quyền lợi của Thiên
Chúa bằng cách đẩy bọn Rôma chiếm đóng ra
khỏi bờ cõi vương quốc của Đavit,
phải mang lại cho dân lợi lộc kinh tế dồi dào,
phải tiêu diệt mọi đớn đau bệnh
hoạn. Đây phải là vị anh hùng “trần gian” khét
tiếng (x.Mt 4,1-11). Như người
ta đã thấy, chính Chúa Giêsu đã từng phải điều
chỉnh những niềm kỳ vọng lệch lạc
về thân thế Ngài sau mỗi khi Ngài đã thực
hiện các phép lạ cũng như gặt hái thành công qua
việc chiến thắng sự Dữ và sự Chết.
Ngài phải không ngừng đưa các thính giả ra
khỏi hình ảnh lầm lạc về một Đấng
Mêsia thuần tuý trần gian đến để phục hồi
cho Israel “thiên đàng đã mất”.
Maccô đã
nhấn mạnh thái độ dè dặt của Chúa Giêsu trước
những sự đợi chờ quá trần tục này: Ông
đã lặp đi lặp lại không ngớt ‘bí mật
về Đấng Mêsia”. Và không gì phải
ngạc nhiên khi thấy ở đây một lần nữa
ông lại đề cập đến “bí mật” này (c.
30). Đây chính là sự câm nín mà Chúa Giêsu từng
truyền bảo lũ quỷ (1,25.43-
44), đám bệnh nhân được chữa lành (5,43:
7,36), và ngay cả các môn đệ nữa. Lý do thật đơn
giản. Phải theo dõi tiếp trình
thuật, quan sát đám môn đệ thời đó, cũng
như các độc giả mà họ đại diện, ta
mới có thể có được một ý niệm đúng
đắn về Chúa Giêsu là loại Mêsia nào. Chỉ nhờ
cuộc tử nạn và Phục Sinh của Ngài, Chúa Giêsu
mới có thể ban cho những kẻ theo
Ngài mãi tới lúc đó, phương cách nắm bắt được
chân lý toàn vẹn về mầu nhiệm của thân thế
và sứ mệnh Ngài.
Tuy nhiên, chúng ta
tin rằng cùng với lời tuyên xưng đức tin của
Phêrô, ngưỡng cửa tưởng như không thể vượt
đó đã bị vượt qua. Đức Giêsu Nadaret
không thể bị giản lược và hình ảnh chung
chung người ta có về Ngài: một người như
mọi người (x. 6,3), Ngài cũng
không thể bị giản lược vào hình ảnh một
lương y nổi tiếng có tài năng khiến mọi
người kinh ngạc (x. 37- 11); đồng thời
cũng không thể đồng hoá Ngài với khuôn mặt
một vị tiên tri (x. 6,4- 6). Ngài không
phải chỉ là một tiên tri mà Ngài chính là “Đấng
Kitô” (từ Hy Lạp này được dùng để
dịch tước hiệu “Mashia” trong tiếng Hy Bá có
nghĩa là Đấng Mêsia).
Đóng
vai kiểu mẫu đức tin tông đồ ở đây,
đức tin của Phêrô sẽ là đức tin của
Giáo Hội sơ khai sau cuộc Phục Sinh của Ngài.
Chúa Giêsu “Kitô” sẽ được công bố là Đấng
đem lại ơn cứu độ cho tất cả
mọi người: Do Thái cũng như dân ngoại. Ngài
giải phóng họ triệt để khỏi mọi tôi ác
nặng nề để từ đây họ có thể
hợp thành một “nhân loại mới” (Ep 2,13-
22).
|