Đau
khổ.
Nhìn thấy Chúa Giêsu làm những phép
lạ, nhiều người Do thái đã băn khoăn
tự hỏi:
- Liệu Ngài có phải là Đấng cứu
thế hay không?
Đã từ lâu họ sống
dưới ách thống trị của đế quốc La
mã, cho nên cũng đã từ lâu họ, trông chờ một
đấng cứu thế đến giải phóng họ và
đem lại cho quê hương họ sự phồn
thịnh.
Sống trong một hoàn cảnh như
vậy, các môn đệ phần nào cũng đã chia sẻ
quan niệm ấy, thế nhưng Chúa Giêsu thì khác, Ngài
đã không suy nghĩ và hành động như họ.
Sau phép lạ bánh hóa
nhiều, nuôi sống năm ngàn người giữa
chốn hoang vu. Dân chúng đã nồng nhiệt tung
hô Chúa và họ muốn tôn Ngài lên làm vua. Trước
ý đồ ấy, Chúa Giêsu đã trốn lên núi một mình.
Các môn đệ cũng không hơn gì những
người Do thái. Trước khi Chúa Giêsu về
trời, các ông đã hỏi Ngài:
-
Phải chăng đã đến lúc Thày lập nước
Israel?
Mặc dù nhiều
lần Chúa Giêsu đã nói cho các ông biết Ngài không
đến nhằm mục đích chính trị, nhưng
đến để giải thoát con người khỏi
tội lỗi và dẫn đưa họ về cùng Thiên
Chúa, Đấng đã yêu thương họ. Mặc
dù các ông cũng đã tin, nhưng giấc mơ về
nền độc lập của dân tộc vẫn âm ỉ
cháy trong cõi lòng các ông.
Thái độ
của Chúa Giêsu trước vấn đề quyền bính
đã là một sự khó hiểu đối với các ông,
huống nữa là vấn đề đau khổ, thập
giá và cái chết của Ngài. Làm sao các ông có thể
dễ dàng chấp nhận? Thực vậy, bài Phúc Am
hôm nay đã cho chúng ta thấy, sau khi Phêrô tuyên xưng
đức tin, Chúa Giêsu đã nói trước cho các ông
biết: Con Người sẽ đi lên Giêrusalem, ở
đó Ngài sẽ phải đau khổ và sẽ phải
chết, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.
Phản ứng của Phêrô thật là
bộc trực và thẳng thắn, ông kéo Chúa Giêsu ra một
chỗ và nói: Ước chi Thiên Chúa sẽ gìn giữ Thày
để Thày khỏi phải như thế.
Có lẽ phản
ứng của các tông đồ khác cũng như vậy. Một
khi đã yêu mến Chúa, thì làm sao các ông có thể chấp
nhận Ngài phải khổ đau. Hơn
thế nữa, như mọi người Do thái khác, các ông
quan niệm đau khổ là như một sự chúc dữ
của Thiên Chúa.
Trước một người mù
từ khi mới sinh, các ông đã chẳng hỏi Chúa Giêsu: Nó
bị mù là do tội của nó hay là do tội của cha
mẹ nó? Chúa Giêsu hiểu điều ấy,
nhưng Ngài cũng không thể chấp nhận để
các ông làm cản trở chương trình tình thương
của Thiên Chúa. Cuộc thương khó
của Ngài phải được nhìn trong toàn bộ
chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã
ươm mơ từ muôn ngàn thuở trước.
Bởi đó Chúa Giêsu đã quở trách
Phêrô: Hỡi satan hãy xéo đi,
ngươi làm cản trở cho Ta vì ngươi chỉ
nhìn thấy những việc của loài người mà
chẳng nhìn thấy những việc của Thiên Chúa. Ít
lần sau Chúa Giêsu lại tiên báo một lần nữa cho
các ông: Chẳng bao lâu nữa Con Người sẽ bị
nộp vào tay người ta, họ
sẽ giết chết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ
sống lại.
Lần này thì các ông không dám lên tiếng,
nhưng Phúc âm đã ghi lại rằng: Các ông đã tỏ
ra buồn bã.
Rồi cùng với thời gian, những
sự việc đã xảy ra đúng như lời Chúa
đã tiên báo: Ngài đã bị treo trên thập giá. Dưới mắt các ông thì đây là một
thất bại ê chề. Chính vì thế, hai môn
đệ trên đường đi Emmaus đã nói với
Chúa Giêsu: Chúng tôi hy vọng Ngài sẽ cứu thoát Israel, nhưng những
sự kiện đau buồn ấy đã xảy ra ba ngày
rồi.
Chỉ dưới sự soi dẫn
của Chúa, các ông mới hiểu được rằng:
Ngài sẽ phải đau khổ để được
bước vào chốn vinh quang, và để đem lại
cho chúng ta ơn cứu độ.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có tìm thấy
ý nghĩa đích thực của những đau khổ
gặp phải, hay là chúng ta cũng đã phản ứng
như Phêrô và các tông đồ ngày xưa?
|