Đức Kitô
Nhóm Mười
Hai, tức là các tông đồ, sau một thời gian dài được
ở bên Chúa, được nghe những lời Chúa
giảng dạy, và được chứng kiến
những việc Chúa làm, nay đến Chúa muốn các ông
phải dứt khoát lập trường, phải bày tỏ
lòng tin của các ông. Nhưng đây cũng là khúc quanh quan
trọng: Chúa bắt đầu tỏ ra cho các môn đệ
biết con đường đau khổ Ngài phải đi
để hoàn thành sứ mạng. Bởi vậy việc
ông Phêrô tuyên xưng lòng tin và việc Chúa Giêsu báo trước
con đường đau khổ của Ngài là một biến
cố bản lề trong quá trình thi hành sứ mạng
của Chúa cũng như trong quá trình huấn luyện các
môn đệ, vì khi nói về con đường đau
khổ của Ngài thì Chúa cũng nói về con đường
mà những ai tin Ngài phải đi. Đó là nội dung bài
Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ba điều
rõ ràng: Thứ nhất, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: dân
chúng nói Ngài là ai và chính các ông nói Ngài là ai? Thứ
hai, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết
về con đường đau khổ của Ngài.
Thứ ba, Chúa Giêsu cho biết đây cũng là con đường
của các môn đệ và của mọi người khi đi
theo Ngài. Sau đây chúng ta
chỉ tìm hiểu điều thứ nhất mà thôi.
Dân
chúng nói Chúa Giêsu là ai và các môn đệ nói Chúa Giêsu là ai?
Từ hai câu hỏi của Chúa chúng ta có thể đặt
ra hai câu hỏi cho chúng ta: chúng ta tự hỏi và tự
trả lời: đối với tôi, Đức Kitô là ai? và đối với mọi người, tôi
là ai? Trước hết, đối với
tôi, Đức Kitô là ai? Đây là một câu hỏi quan
trọng, câu hỏi này dẫn chúng ta vào việc kiểm điểm
niềm tin và cách sống của mình: có thật chúng ta tin
Chúa Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa, nghĩa là Đấng
được Thiên Chúa sai đến để cứu
chuộc chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường
sống không? Nếu tin như thế thì cuộc sống
của chúng ta sẽ tốt đẹp, hay chúng ta vẫn
tin một đàng, sống một nẻo, xem ra niềm tin
và cuộc sống là hai thực thể tách rời nhau, không
ăn nhập gì với nhau.
Có
thể nói, đối với một số không nhỏ người
Công giáo, thì Đức Kitô vẫn chỉ là một khái
niệm mông lung, mờ nhạt thuộc niềm tin.
Vì thế, trả lời được câu hỏi: đối
với tôi, Đức Kitô là ai? Không phải chỉ là
chuyện kiến thức, sách vở, lặp lại
những gì đã đọc được trong sách báo hay
nghe được qua các bài giảng, nhưng trả
lời được câu hỏi ấy chính là chuyện
của cuộc sống, của chọn lựa cá nhân thâm
tín và dấn thân.
Chúng
ta hãy nhìn vào ông Nây Am-troong, ông là một phi hành gia đầu
tiên của Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng
ngày 20.7.1969. Khi còn là một sinh viên, ông đã
ghi trong cuốn sổ tay câu hỏi
của Chúa Giêsu: “Anh em bảo Thầy là ai?” và ông đã
trả lời: “Ngài là người không hề phạm
tội, là người vị tha, là người biết
quan tâm săn sóc kẻ khác, là người gần gũi
Thiên Chúa”. Như vậy, ông Am-troong đã không trả
lời theo thần học hay giáo lý cho câu hỏi “Anh em
bảo Thầy là ai?”, nhưng ông đã đưa ra câu
trả lời của riêng mình, ông đã nhìn sâu vào tâm
hồn mình và nói ra cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong
cuộc sống riêng tư của ông.
Mỗi
người chúng ta cũng phải làm giống như ông Am-troong,
chúng ta cũng phải nhìn sâu trong tâm hồn mình để
nói ra cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong chính cuộc
sống của mình, và cảm nghiệm này mang tính riêng tư
không ai giống ai. Vậy, đối
với tôi, Đức Kitô là ai? Nói chính xác hơn,
mỗi người chúng ta hãy hỏi: “Hôm nay, đối
với tôi, Đức Kitô là ai rồi?”.
Phải thêm hai chữ “hôm nay” và chữ “rồi” vào câu
hỏi, bởi vì “hôm nay” chứ không phải hôm qua hay hôm
nào khác, và chữ “rồi” cũng thật quan trọng,
bởi vì có thể trong quá khứ, chúng ta đã gặp Ngài,
đã yêu Ngài hết mình, nhưng rồi hôm nay, Ngài thì không
thay đổi, nhưng tình chúng ta yêu Ngài có đổi thay
chăng? Thế nên, mỗi ngày chúng ta phải
tự hỏi để đừng bao giờ Đức
Kitô trở thành kỷ niệm, chỉ còn là một niềm
tin trong quá khứ, để đừng bao giờ bỏ Ngài
lủi thủi bước bên cạnh đời chúng ta.
Câu
hỏi thứ hai, đối với mọi người,
tôi là ai? trong những dòng cuối của
sứ điệp “Hòa bình dưới thế”, Đức
cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, được mệnh danh là
vị Giáo Hoàng nhân từ, dễ thương, đã đưa
ra cho chúng ta một định nghĩa: thế nào là
một người Kitô hữu chân chính như sau: “Mỗi
người tín hữu trong thế giới là một mảnh
sao băng, là một tụ điểm của tình yêu, là
một thứ men sống động giữa những người
anh em của mình. Nếu người tín hữu
đóng trọn vai trò ấy, họ sẽ là người
Kitô hữu chân chính”.
Sống
trọn những cam kết trên quả thật người
Kitô hữu luôn là một thách thức, một câu hỏi,
một sự hiện diện quấy rầy đối với
mọi người. Thực
vậy, một mảnh sao băng khi chợt sáng lên rồi
tắt lịm, nhưng cũng đủ thu
hút cái nhìn của con người về một góc trời
nào đó. Một hạt men bé nhỏ, mất hút trong
khối bột, nhưng cũng đủ sức làm
dậy nên cả khối bột. Một
thể hiện yêu thương, dù nhẹ nhàng đơn
giản cũng đủ sưởi ấm cõi lòng, đủ
sức chinh phục hay cảm hóa bất cứ người
nào. Như thế đó, sự hiện diện của
người Kitô hữu luôn có sức thu
hút, tạo được ảnh hưởng tốt cho người
khác, với điều kiện họ phải sống đúng
danh nghĩa người Kitô. Và như thế,
qua cuộc sống của mình, sự hiện diện của
chúng ta cũng luôn là một câu hỏi cho những người
chung quanh, nghĩa là nhìn vào đời sống chúng ta,
họ bảo chúng ta là ai?
Tóm
lại, người ta có nhận ra tôi là người Kitô không?
Nghĩa là sự hiện diện của chúng
ta ở bất cứ nơi nào, gặp gỡ bất
cứ ai, người ta có nhận ra chúng ta là người
Kitô không? Không phải chúng ta tự xưng,
tự giới thiệu mà cách sống của chúng ta khiến
người khác phải đặt câu hỏi hoặc
phải cảm phục đời sống tốt đẹp
của chúng ta. Và như thế chúng ta đã trả
lời được câu hỏi: đối với
mọi người, tôi là ai? Tôi là một người
Kitô hữu, đơn giản thế thôi.
|