Sự sống thiêng liêng – Cố
Lm. Hồng Phúc
Trong Thánh Thư gửi giáo đoàn hôm
nay, Thánh Giacôbê mời gọi tín hữu kiểm xét lại
cách đối xử với anh em. Ngài viết: “Anh em là những
người tin vào Đức Kitô vinh hiển thì anh em
đừng thiên vị ai”. Người ta có
cảm tưởng rằng Thánh Tông đồ đã dự
một cuộc họp cộng đoàn, đã mục kích
những sự kiện xảy ra và buộc lòng phải lên
tiếng. Người ta hay đặt vấn
đề giai cấp, trọng người giàu, coi
thường kẻ nghèo, miệng hô hào tình huynh đệ
bình đẳng, nhưng cách cư xử lại phân chia giai
cấp.
“Anh em xét xử thiên vị và trở nên
những quan xét đầy tà tâm”. Không phải tiền của, sự giàu
sang hay nghèo hèn làm nên giá trị của con người,
nhưng là đức tin, nghĩa là sự chấp nhận
và đặt để Thiên Chúa vào trong đời mình. Người giàu hay trở nên bần tiện và
người nghèo thường hay cởi mở, biết
chia sẻ với người khác và “trở nên giàu có và
được hưởng Nước Trời”.
Thánh Marcô là vị ngôn sứ duy nhất
đã thuật lại việc Chúa chữa lành một
người câm và điếc. Những chi tiết rõ rệt và thú
vị làm liên tưởng đến Phêrô người
đã chứng kiến phép lạ tại chỗ, và đã
kể cho đồ đệ chép lại. Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđan,
đến gần biển Galilê giữa miền thập
tỉnh. Người ta dẫn
đến một người câm và điếc. Chúa đã chữa lành.
Câm và điếc là một tật
bệnh gây đau khổ nhiều, vì nạn nhân bị
cắt đứt mọi đối thoại với
kẻ khác và sống một mình lẻ loi. Chúa tỏ ra thông cảm và yêu mến
anh, nêu gương cho Giáo hội lập nên những tổ
chức bác ái để trợ giúp hạng người
xấu số đó, như các nhà gọi là “Nhà Effata” (Hãy
mở ra), danh xưng trích từ đoạn Phúc Âm này.
Chúa đã làm gì? Phúc Âm nói: Ngài đem anh ra khỏi
đám đông. Vì Ngài không muốn dân chúng coi
việc người làm có tính cách phù thủy. Phép
lạ là do quyền năng của Chúa thực hiện,
thật ra không cần đến sự việc bên ngoài, mà
do tình thương của Chúa, như
trong phép lạ Chúa chữa người đàn bà loạn
huyết. Ở đây, Chúa dùng nhiều tác động bên
ngoài, để làm nên phép lạ, như đặt ngón tay vào tai, bôi nước miếng vào
lưỡi và phán: “Ephpheta”, nghĩa là “hãy mở ra”, tức
thì tai anh mở ra, lưỡi anh được tháo gỡ
và nói được.
Phải
chăng những tác động và lời nói ấy tiên báo
các phép bí tích mà một ngày xưa kia Chúa
sẽ thiết lập trong Giáo hội, để thông
chuyển sự sống ơn thánh. Chúa sẽ
dùng chất liệu bên ngoài như nước, dầu, bánh,
rượu, hiệp với lời thánh hóa để ban sự
sống thiêng liêng cho chúng ta.
Phép lạ Chúa làm cũng là một bài
học cho môn đệ. Người môn đệ Chúa phải là
người cởi mở, vừa đón nhận vừa
thông chuyển Lời Chúa. Phải mở tai để nghe Lời Chúa và mở
miệng để tuyên xưng đức tin, như nhà Tiên
tri Isaia từng nói: “Đức Giavê đã cho tôi lưỡi
của môn sinh, để tôi biết nâng đỡ
người cùng khổ. Và sáng sáng, Người lay tỉnh tai tôi cho tôi biết nghe như những môn
sinh” (Isaia 50, 4).
Chúng
ta hãy cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta ơn đức tin,
ngày chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúng
ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúng
ta được cởi mở khỏi xiềng xích
tội lỗi và được đàm đạo với
Chúa như với một người bạn chí thiết.
Xin Chúa hãy đặt lên câu “Epphata –Hãy mở
ra”, trên con để con được nghe, được
suy niệm, được biết công bố Lời Chúa.
Giáo hội tiên khởi đã đặt nghi
thức vào lễ rửa tội.
Hồi ấy, Hiêrônimô (342-420) là một
văn hào lỗi lạc về văn chương cổ
điển và không biết gì mấy về Thiên Chúa.
Người say mê đọc các tác phẩm của Cicéron.
Một hôm, người nghe tiếng Chúa hỏi:
- Hiêrônimô, con là môn
đệ của ai?
- Thưa con là môn đệ của Chúa.
- Không phải, con là môn đệ
của Cicéron!
Từ đó, Hiêrônimô giác ngộ và
quyết chí học hỏi Lời Chúa. Ngài
được ơn Epphata. Ngài qua thánh địa vào
ẩn tu trong hang đá Bêlem để phiên dịch Thánh Kinh,
để suy niệm Lời Chúa, sống trong khung cảnh
Chúa đã sống. Ngài đã nói: “Ai không hiểu biết
Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu”. Bản
dịch Vulgate (phổ thông) của ngài đã
được Công đồng Triđentinô (thế kỷ
XVI) nhìn nhận là phù hợp với đức tin và
được coi là bản dịch chính thức của
Giáo hội.
“Lạy
Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai
nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời”
(Ga. 1, 14 – Đáp ca).
|