MỌI
VIỆC CHÚA LÀM ĐỀU TỐT LÀNH
Chú giải
mục vụ của Jacques Hervieux.
Câu chuyện
này bắt đầu kể lại khởi điểm của một chuyến đi kỳ diệu. Chúa Giêsu đang từ Tia đến
vùng đất chung quanh biển
Galilê, nghĩa là Ngài đang từ Tia ở Phía Bắc đi xuống xứ Galilê ở phía Nam. Ngài bắt đầu hành trình bằng
cách đi đến Siđôn. Điều này có nghĩa là Ngài bắt đầu đến Siđôn, và đã bắt đầu chuyển xuống phương Nam bằng cách vòng lên hướng
Bắc. Chính vì chỗ khó hiểu
này mà nhiều
học giả cho rằng bản văn này đã chép
sai, đáng lý ra Siđôn chẳng dính dáng gì đến
chuyện ở đây,
nhưng hầu như chúng ta có thể chắc
chắn bản văn đúng như hiện có. Một học
giả khác nghĩ rằng chuyến đi này kéo dài
không dưới tám tháng, hoặc
lâu hơn thế nữa. Có thể chuyến
đi dài hạn này là giai đoạn yên tĩnh trước
khi bão tố, một thời gian dài để
Chúa Giêsu và các môn đệ
thông hiệp với nhau trước khi cơn giông bão cuối
cùng nổi lên. Ngay trong
chương tiếp
sau đây, Phêrô đã phát
giác được Chúa Giêsu là Đức
Kitô (Mc 8,27-29) và có thể chính
nhờ chuyến đồng hành lâu dài này
với nhiều cơ hội được sống riêng với nhau mà ý tưởng
đó dần dần ăn sâu vào lòng
trí Phêrô để trở thành chắc chắn. Chúa Giêsu cần có thời gian
lâu dài này
để sống chung với các môn đệ trước khi sự căng thẳng của ngày kết thúc cuộc bão táp đang
tiến đến gần.
Khi Chúa Giêsu trở lại khu vực
Galilê, Ngài vào địa phận Đêcapôli, tại đây người ta đem đến cho Ngài một người vừa điếc vừa ngọng, chắc chắn hai khuyết tật đó đi đôi với nhau, chính bệnh
điếc đã khiến người ấy không thể nói rõ.
Không có phép lạ nào
nêu rõ cách
Chúa Giêsu đối xử đẹp với con người bằng phép lạ này.
1. Chúa
Giêsu đem người điếc riêng ra khỏi đám đông. Đây là sự quan tâm hết
sức dịu dàng. Người điếc luôn luôn ngượng nghịu lúng túng. Theo một vài phương diện thì điếc còn khó chịu hơn đui. Người điếc biết mình không nghe được,
nên trong đám đông khi có người tức tối hét vào tai, cố
nói cho người
ấy nghe, người ấy càng cảm thấy thất vọng hơn. Chúa Giêsu đã
tỏ ra sự quan tâm hết
sức dịu dàng đối với người ấy, vì biết
người ấy đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
2. Qua phép
lạ này, Chúa Giêsu đã
hành động như sắp diễn một vở kịch câm, Ngài đặt
tay lên lỗ
tai người điếc,
thấm nước miếng xức lưỡi anh ta, sau đó Chúa
Giêsu ngước mặt lên trời
để chứng tỏ rằng chỉ có Thiên
Chúa mới giúp được cho loài người,
rồi Ngài nói một tiếng
và người điếc được
chữa lành. Câu chuyện này cho thấy
cách hết sức sống động Chúa Giêsu xem người
này là một nhân vị có
nhu cầu, một vấn đề đặc biệt, và bằng những cử chỉ dịu dàng, quan tâm, Chúa
Giêsu giúp người ấy không cảm thấy khó chịu ngỡ ngàng và khiến
anh có thể
hiểu được.
Sau khi làm
phép lạ này, dân chúng
đã tuyên bố Ngài làm
mọi việc đều tốt lành. Đây là câu kết luận
chẳng khác câu kết luận
của Đức Chúa Trời liên hệ đến
công việc sáng tạo trời đất của Ngài lúc khởi thủy (St 1,31). Khi Chúa Giêsu đến, đem theo ơn
chữa lành cho thân thể
và cứu rỗi các linh
hồn con người.
Ngài đã bắt đầu công cuộc sáng tạo một lần nữa. Nguyên thủy, mọi sự đều tốt lành, tội lỗi của nhân loại đã phá hư tất
cả, và bây giờ, Chúa Giêsu đem
trở lại cho thế gian
vẻ đẹp đẽ Thiên Chúa đã ban từ đầu, mà tội lỗi
loài người đã làm xấu
xa.
|