MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thứ Hai Cn23b-tn: Sự Sống Bù Đắp
Thứ Hai, Ngày 7 tháng 9-2015
Thứ Hai


sự sống bù đắp 


Bài Ðọc I: (Năm I) Cl 1, 24 - 2, 3

Ðáp Ca: Tv 61, 6-7. 9

Phúc Âm: Lc 6, 6-11



Lại xẩy ra một trận đụng độ nữa, liên tục, giữa Chúa Giêsu và "những luật sĩ và biệt phái", thành phần hình như luôn theo dõi nhân vật Giêsu Nazarét xuất đầu lộ diện một cách hết lạ kỳ hầu như lập dị rất ư là cấp tiến này, mà "quan sát xem Người có chữa lành người ấy trong ngày Sabbat không, để có cớ tố cáo Người". 


Vì không phải là một con người bình thường, sợ áp lực đám đông và sợ áp lực quyền thế, Chúa Giêsu tỏ ra làm chủ tình hình, ở chỗ "Người biết tư tưởng các ông", thậm chí Người còn lợi dụng yếu điểm của đối phương để hạ gục họ: "Tôi hỏi các ông, ngày Sabbat được phép làm sự lành hay sự dữ, cứu sống hay là giết chết?", nhưng họ vẫn bất chấp cho dù tận mắt chứng kiến thấy phép lạ Người làm "vào một ngày hưu lễ trong hội đường":


"'Ngươi hãy chỗi dậy mà đứng ra giữa đây'. Người đó đứng thẳng dậy. ... Rồi đưa mắt nhìn mọi người, Người bảo người đó rằng: 'Ngươi hãy giơ tay ra'. Người ấy giơ ra, và tay người ấy được lành".

Họ chẳng những không bị thuyết phục bởi cả lý lẽ không thể chối cãi của Người và bởi phép lạ tỏ tường Người làm, trái lại, họ vẫn tiếp tục ngoan cố, đến độ: "Bấy giờ các ông đầy lòng tức giận, và bàn định với nhau xem có thể làm gì được Chúa Giêsu". 


Việc Chúa Giêsu, Đấng đến để cứu độ con người cả hồn lẫn xác, cố ý chữa lành cho "một người tay hữu bị khô bại" trong hội đường "vào ngày hưu lễ" như là một việc hoàn toàn trái luật hay phạm luật hoặc phá luật của ngày hưu lễ theo quan niệm của thành phần thông luật và dạy luật trong dân chúng đây, không phải chỉ để chữa lành thể lý cho nạn nhân bị khô bại ở tay hữu, nhưng nhất là để nhờ phép lạ và qua phép lạ chữa lành này, Người khai trí mở lòng cho thành phần vốn sống giả hình, mù quáng, duy luật, chỉ sống theo chữ nghĩa chết chóc của lề luật hơn là tinh thần sống động của lề luật là lòng nhân ái. 

Sự kiện Người hầu như liên tục đụng độ với hai thành phần sư phụ trong dân chúng này nhưng vẫn hết sức nhẫn nại làm cho họ mở mắt ra mà hầu như bất thành chứng tỏ cho thấy: một đàng tâm thức duy luật đã trở thành bản chất tự nhiên của họ, khó lòng, nếu không muốn nói là hầu như bất khả tẩy não, đàng khác, chính nhờ cái tâm thức cứ mù quáng này của họ mà Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 12:8), "ánh sáng thật" (Gioan 1:9), "ánh sáng chiếu soi trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng"(Gioan 1:5), "nơi Người tiềm ẩn mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu", như Thánh Phaolô đã xác tín và tuyên xưng trong Bài Đọc 1 hôm nay. 

Thật vậy, vì Chúa Giêsu đã được Thánh Thần xức dầu và sai đi "rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng", như bài Phúc Âm Thứ Hai tuần trước cho thấy, mà Người cần phải hoàn thành sứ vụ của Người cho tới cùng, dù họ là ai và như thế nào. Họ càng bị hụt hẫng càng cần phải được Người bù đắp cho, như Tông Đồ Phaolô trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay cho thấy ngài thực sự là phản ảnh một Chúa Kitô, Đấng "tiềm ẩn mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu", Đấng chỉ sống vì chiên và cho chiên để chiên được sự sống.

"Anh em thân mến, hiện nay tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Ðức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ.... Tôi loan báo Người, cảnh tỉnh mọi người, đem tất cả khôn ngoan mà dạy dỗ mọi người, để làm cho mọi người nên hoàn hảo trong Ðức Giêsu Kitô. Chính vì lẽ đó, tôi khó nhọc chiến đấu nhờ vào năng lực mà Người hành động mạnh mẽ trong tôi".

Trong câu nói này của Thánh Phaolô, chúng ta có thể thắc mắc tại sao công nghiệp của Chúa Kitô đã trọn hảo và hoàn tất, không còn cần thêm gì nữa, vì chỉ có Người là Đấng Cứu Thế duy nhất, nhưng tại sao Vị Tông Đồ Dân Ngoại này lại dám nói rằng: "Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Ðức Kitô để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ"? Nếu thế thì chẳng lẽ công ơn cứu chuộc của Người chưa trọn hay sao, đến độ cần con người bất toàn và bất xứng chúng ta bổ khuyết và bù đắp mới trọn vẹn?

Đúng thế, công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, nhờ cuộc thương khó của Người, tự nó đã trọn vẹn và đầy đủ để chẳng những cứu chuộc thế giới này mà còn cả trăm triệu thế giới như thế này nữa. Nhờ công ơn cứu chuộc của Người và từ cạnh sườn bị đâm thâu của Người Giáo Hội đã xuất hiện, một Giáo Hội tự bản chất thánh hảo vì được Người tự hiến để Giáo Hội được thánh hóa trong chân lý (xem Gioan 17:19). Tuy nhiên, Giáo Hội ôm ấp trong lòng mình đoàn con cái tội lỗi nên Giáo Hội vẫn luôn ở trong tiến trình cải tiến. 

Nơi Nhiệm Thể Giáo Hội vẫn có những phần tử bất toàn, làm cho Nhiệm Thể Chúa Kitô tự bản chất thánh hảo đã trở thành khiếm khuyết lỗi lầm, cần phải được bù đắp bởi những tâm hồn được Chúa chiếm đoạt, thánh thiện, như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay, và các thánh nhân trong lịch sử Giáo Hội, được Chúa sống trong họ, nhờ đó họ có thể chịu đựng tất cả những gì gây ra bởi hậu quả bất toàn ấy, như thể chính Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục sứ vụ cứu độ của Người qua thành phần được hiệp nhất nên một với Người ấy, bằng đau khổ họ chịu gây ra bởi tội lỗi của các linh hồn đáng thương.

Đức nhẫn nại của Chúa Giêsu cũng bù đắp cho tình trạng mù quáng cứng lòng của thành phần thày dạy trong dân Do Thái là luật sĩ và biệt phái. Bởi thế, Bài Đáp Ca hôm nay đã kêu gọi  "hãy trông cậy Người luôn mọi lúc" như sau:

1) Duy nơi Thiên Chúa, hỡi linh hồn tôi, hãy an vui, vì do chính Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa là Ðá Tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.

2) Hỡi dân tộc, hãy trông cậy Người luôn mọi lúc; hãy đổ dốc niềm tâm sự trước nhan Người, vì Thiên Chúa là nơi ta nương náu.


Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Phép Lạ. ---- (9/8/2015)
Ôi! Đẹp Thay Bao Việc Chúa Làm (suy Niệm Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ) (9/8/2015)
Nói Được Rõ Ràng. (trích Trong ‘manna’) (9/8/2015)
Một Ngày Kia Khi Vương Quốc Đến. (suy Niệm Của Yvon Daigneault) (9/8/2015)
Mọi Việc Chúa Làm Đều Tốt Lành --- Chú Giải Mục Vụ Của Jacques Hervieux. (9/8/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Lắng Nghe – Gm. Arthur Tonne. (9/7/2015)
Lắng Nghe. (1) (9/7/2015)
Hãy Mở Ra - Noel Quesson. (9/7/2015)
Hãy Mở Ra - Đgm. Nguyễn Khảm. (9/7/2015)
Hãy Mở Ra – Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (9/7/2015)
Tin/Bài khác
Ép-pha-tha, Hãy Mở Ra --- Nhưng Tai Vẫn Tôi Điếc Đặc (9/6/2015)
Hãy Cao Rao Tình Yêu Thiên Chúa – Lm. Anmai ---- (9/6/2015)
Giải Thoát – Lm. Giuse Trần Việt Hùng (9/6/2015)
Ephata - Hãy Mở Ra. (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (9/6/2015)
Đức Tin Là Bởi Nghe, Sự Thờ Lạy Là Bởi Nói. (trích Trong ‘mở Ra Những Kho Tàng” - Charles E. Miller). (9/6/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768