Lắng nghe.
Trong một cuộc hội thảo, anh bạn ngồi
bên tôi, không hiểu vì ngủ gật
hay vì chia trí lo ra những
chuyện đâu đâu, nên khi
được mời
lên phát biểu, anh đã đưa ra một ý kiến và để
trình bày ý kiến này, anh đã đi
vòng vo tam quốc, từ chuyện trên trời đến chuyện dưới đất, từ chuyện bên tây đến chuyện bên tàu, trong khi
đó mọi người thì cứ tủm tỉm cười thầm. Cuối cùng, người điều khiển phải tạm ngắt ý kiến của anh ta
và nói: Tất
cả những điều anh diễn tả, cũng như đề nghị, chúng tôi đã
trao đổi và bác bỏ
ngay từ lúc mới bắt
đầu cuộc hội thảo này rồi. Lúc bấy giờ,
mọi người mới dám cười
ồ lên. Lâu ngày có người
bạn tới chơi vào ban tối, chúng tôi đã nằm
tâm sự với nhau về những ngày tháng xa
xưa. Tôi nói và anh bạn gợi
lại. Cứ thế cho tới
một lúc tôi cảm thấy
hình như chỉ còn mình
tôi nói, ngó sang bên cạnh
thì anh bạn
tôi đã ngủ thiếp từ lúc nào
không biết.
Từ
hai mẩu chuyện trên chúng ta nhận
thấy hai anh bạn yêu
quí của tôi đã không
biết lắng nghe hay không chịu lắng nghe nữa, cho nên một
anh thì tưởng
rằng ý kiến của mình là ý kiến đầu tiên được đề
nghị. Còn anh bạn kia thì lại
để tôi nói chuyện một mình với đêm tối. Trong cuộc sống,
có biết bao nhiêu người
cũng đã không biết lắng nghe như thế. Phải chăng không biết lắng nghe đã trở
nên như một lầm lỗi, một cơn bệnh thông thường.
Qua đoạn Tin mừng sáng hôm nay, chúng
ta thấy Chúa Giêsu chữa
lành cho một người không thể lắng nghe vì anh ta
điếc. Cái điếc
này không đáng trách. Điều đáng trách, đó là biết bao
nhiêu người có đôi tai
thính, nhưng họ lại không nghe thấy
bởi vì họ không lắng nghe. Kinh nghiệm cho thấy lắng nghe là một
điều kiện rất quan trọng trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Thực vậy, đời sống gia đình sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu mọi người đều biết lắng nghe, để cố gắng hiểu được điều người khác muốn nói.
Sự
cảm thông không phải là con đường một chiều. Nói và nghe đúng
cách sẽ giúp chúng ta
hiểu nhau hơn và sẽ
bắc được
nhịp cầu cảm thông giữa chúng ta với những
người chung quanh.
Dĩ nhiên dưới
mái ấm gia đình, con cái phải lắng nghe cha mẹ nhưng đồng thời cha mẹ cũng phải lắng nghe con cái. Hãy bình
tĩnh lắng nghe con cái mình
nghĩ gì, cảm gì, muốn
gì để rồi từ đó có những
hướng dẫn,
vừa không mang tính cách
độc đoán, nhưng lại vừa hợp tình lại và hợp lý.
Ở trường, học trò phải
lắng nghe thày cô, bởi
vì nếu không lắng nghe thì chẳng
hiểu được
chi về bài vở của mình. Nhưng đồng thời thày cô cũng phải
lắng nghe học trò trả
lời hay đặt
câu hỏi, nhờ đó mà trắc nghiệm
được sự
hiểu biết của học trò mà đổi
mới cách thức giảng dạy.
Và nhất là ở đây, trong nhà thờ
này, lắng nghe lời Chúa là một
việc hết sức quan trọng. Lời Chúa muốn nói gì với
tôi và Ngài
mong muốn nơi tôi điều
chi. Điểm chính của bài giảng
hôm nay là gì? Phải chăng là hai chữ lắng
nghe. Chúng ta cần nói với Chúa
qua những tâm tình cầu nguyện, nhưng đồng thời chúng ta cũng
phải lắng nghe tiếng Chúa qua những giây phút thinh
lặng. Chúng ta hãy thưa
lên với Chúa như Samuel ngày xưa: Lạy Chúa xin hãy phán
vì tôi tớ
Chúa đang lắng tai nghe…
|