MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: mỗi ngày một vị thánh
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần Xxiii Thường Niên 6-12/9/2015
Chủ Nhật, Ngày 6 tháng 9-2015
Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XXIII Thường Niên 

6-12/9/2015

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

(mến tặng các tâm hồn khao khát Lời Chúa theo Phụng Vụ hằng ngày 
- ngày nào đọc ngày đó, không cần đọc hết một lúc nếu không có giờ.
Nếu cần xem lại các tuần trước, xin bấm vào cái link sau đây:



Chúa Nhật


sự sống mở ra


Bài Đọc I: Is 35, 4-7a

Đáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10

Bài Đọc II: Gc 2, 1-5

Phúc Âm: Mc 7, 31-37


Bài Phúc Âm theo Thánh ký Marcô của Chu Kỳ Phụng Vụ Năm B cho Chúa Nhật XXIII Thường Niên hôm nay, theo diễn tiến của trình thuật Phúc Âm Thánh ký Marco không liên tục với bài Phúc Âm tuần trước ở cùng đoạn 7, mà bị cách 6 câu, từ câu 24 đến hết câu 30, một khúc Phúc Âm về người đàn bà Canaan, một người đàn bà gốc người Hy Lạp thuộc dân ngoại đã hết lòng tin tưởng xin Chúa Giêsu cứu con gái của bà khỏi bị quỉ ám cho bằng được.


Sở dĩ Giáo Hội không chọn đọc bài Phúc Âm về người đàn bà Canaan này là vì cũng câu truyện ấy đã được Giáo Hội chọn đọc rồi cho Chúa Nhật 20 Thường Niên Năm A theo Phúc Âm Thánh Mathêu (15:21-28). Ngay sau câu chuyện về người ààn bà Canaan này, Thánh ký Mathêu (15:29-31) còn thuật lại thêm như sau:

"Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Galilêa. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Israel".

Đoạn Phúc Âm tổng quát trên đây của Thánh ký Mathêu đã được Thánh ký Marcô ghi lại một trường hợp đặc biệt được Chúa Giêsu chữa lành, đó là: "Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: 'Effetha!' (nghĩa là 'Hãy mở ra!'), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng".

Có thể nạn nhân bị "câm điếc" này bị ngay tự bẩm sinh, vì không nghe thấy gì ngay từ khi mới sinh nên mới không nói được. Do đó, để chữa lành cho anh ta, Chúa Giêsu đã thứ tự chữa lành cho tai của anh ta trước rồi mới tới lưỡi của anh ta: "Người... đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta", nhờ đó, kết quả cho thấy, như Phúc Âm thuật lại, cũng liên quan đến tai trước lưỡi sau: "tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng". 

Thật ra Chúa Giêsu có thể chữa cho nạn nhân câm điếc bẩm sinh này bằng cách như dân chúng mong muốn đó là "Người đặt tay trên kẻ ấy" là đủ. Nhưng không ngờ Người lại còn phức tạp hóa vấn đề chữa lành quá ư là dễ dàng đối với Người. Câm điếc về thể lý đâu đến nỗi trầm trọng như cái chết đã xông mùi 4 ngày trong mồ, như trường hợp của Lazarô, ấy thế mà để hồi sinh cho tử thi này, Người đã chẳng cần chui vào tận trong hầm mồ và phải đụng chạm đến tử thi của người chết, nhưng chỉ cần phán một lời "Lazarô, hãy ra  ngoài" (xem Gioan 11:43) là "người chết đi ra" (xem Gioan 11:44). 

Ấy thế mà tại sao để chữa lành cho một nạn nhân nhẹ hơn thật nhiều, một nạn nhân chỉ bị "câm điếc", Chúa Giêsu lại phải vất vả đến như thế, tới độ hầu như chưa có một phép lạ nào Người đã phải thực hiện từng bước một và nhiều bước một lúc như vậy: 1- "đem anh ta ra khỏi đám đông", 2- "đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta", 3- "ngước mặt lên trời, thở dài và bảo: 'Effetha!'"

Phải chăng sự kiện hay cách thức Chúa Giêsu chữa lành cho nạn nhân "câm điếc" đầy lạ lùng này là một dụ ngôn cụ thể Người muốn dạy bảo chúng ta điều gì đó rất sâu xa về tinh thần và đời sống thiêng liêng?  

1- "đem anh ta ra khỏi đám đông": Phải chăng qua hành động này Chúa Giêsu muốn nói rằng sở dĩ con người không thể nghe được tiếng Chúa, hay khó có thể nghe được tiếng của Người trong thâm tâm của mình là vì tiếng ồn ào của đám đông thế gian làm át đi? Do đó, họ cần phải làm sao lắng đọng tâm hồn để nghe được lời Chúa.

2- "đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta"Để có thể nghe được tiếng Chúa, con người chẳng những cần phải xa lánh tiếng ồn ào của thế gian, mà còn phải được Thánh Thần soi trí mở lòng nữa. Phải chăng đó là lý do Chúa Giêsu đã "đặt ngón tay" vào tai anh ta, vì "ngón tay" ám chỉ Thánh Thần (xem Mathêu 12:28 và Luca 11:20)? Thế nhưng, về phương diện tự nhiên, nếu một khi tai đã nghe thấy thì miệng cũng sẽ nói được thế nào, về phương diện thiêng liêng cũng thế, một khi nghe thấy tiếng Chúa rồi thì cần phải loan truyền Lời Chúa như vậy. Phải chăng đó là lý do Chúa Giêsu đã "bôi nước miếng vào lưỡi anh ta", nước miếng từ miệng lưỡi của Người?

3- "ngước mặt lên trời, thở dài mà phán 'Effetha!'": Tất cả hai tác động trên đây sẽ không công hiệu nếu không có  tác động thứ ba,  tác động quyết liệt nhất,  tác động có thể nói bao gồm cả 3 Ngôi Thiên Chúa qua 3 cử chỉ biểu hiệu sau đây: cử chỉ thứ nhất là "ngước mặt lên trời" để hướng về cùng Cha (xem Gioan 11:41 hay 17:1 v.v.), cử chỉ thứ hai là "thở dài" ám chỉ Thánh Linh (xem Gioan 20:22), và cử chỉ thứ ba là câu truyền phán "hãy mở ra" liên quan đến chính Lời Chúa, đến bản thân Chúa Kitô (xem Gioan 1:1,14). 

Riêng lời phán "hãy mở ra", có thể ví có tác dụng thần linh, như lời truyền phép trên bàn thờ để biến hình bánh và hình rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, đã là lời làm cho phép lạ chữa lành xẩy ra, đó là làm cho đôi tai bị điếc của nạn nhân "mở ra", nhờ đó, nhờ tai của nạn nhân được "mở ra" mà miệng lưỡi của anh ta cũng được "mở ra", ở chỗ, như bài Phúc Âm cho biết: "anh nói được rõ ràng".

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao nạn nhân bị "câm điếc" này được Chúa Giêsu chữa lành, và chữa lành một cách hết sức đặc biệt như thế, nếu không phải là để cho anh ta có thể loan truyền hay làm cho "những việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh ta" (Gioan 9:3) hay sao, như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh sau khi được chữa lành: "'Lạy Chúa, tôi tin' rồi cúi mình xuống thờ lạy Người(Gioan 9:38).


Đó là lý do việc chữa lành của Chúa Giêsu nói chung và cho nạn nhân "câm điếc" trong bài Phúc Âm hôm nay nói riêng đã được Tiên Tri Isaia đặc biệt tiên báo trước, theo chiều kích thiêng liêng hơn là thể lý, đúng như ý nghĩa ám chỉ của những gì Chúa Giêsu thực hiện trong Phúc Âm hôm nay cho nạn nhân này, những lời tiên báo trong Bài Đọc 1 hôm nay liên quan đến ơn cứu độ cho thấy: 

"Các ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước".


Và một khi "mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra", như nạn nhân được chữa lành khỏi tật "câm điếcđể có thể sống bằng đức tin, sống bằng lời Chúa, con người mới có thể sống bác ái với tha nhân, sống một cách sáng suốt và chính trực, không còn mù quáng "thiên vị" theo "tà tâm" của mình, như Thánh Giacôbê cảnh giác trong Bài Đọc 2 hôm nay:

"Anh em thân mến, anh em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: 'Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này'. Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: 'Còn anh, anh đứng đó', hoặc: 'Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi'. Đó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?"

Bài Đáp Ca hôm nay bày tỏ niềm xác tin và tin tưởng vào Vị Thiên Chúa cứu độ loài người đáng thương, bao gồm đủ mọi thành phần: "bị ức... đói khát... tù tội" (câu 1), "đui mù... khòm lưng... kiều cư" (câu 2), "mồ côi quả phụ" (câu 3): 

1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. 

3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu Ngày 01/10, Lm Anthony Trung Thành (9/30/2016)
Lễ Kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần Micael, Gabriel, Và Raphae (9/29/2016)
"người Đàn Bà Tội Lỗi Trong Thành" - Một Người Nữ Đủ Mọi Thứ Quỉ? (9/16/2016)
Ba Cụm Từ Mà Mỗi Cặp Vợ Chồng Nên Biết (7/30/2016)
Thứ Bảy - Cn23b-tn: Sự Sống Chân Móng (9/12/2015)
Tin/Bài khác
Thứ Năm: Sự Sống Chuyên Nghiệp (3/9/2015, Tuan Cn-22b-tn) (9/3/2015)
Thứ Tư: Sự Sống Đại Đồng (2/9/2015) (9/2/2015)
Thứ Ba: Sự Sống Thoát Thân (1/9/2015) (9/1/2015)
Thứ Hai --- Sự Sống Hướng Ngoại (8/31/2015)
Chúa Nhật: Sự Sống Tập Tục --- Cn22b-tn (8/30/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768