Chúng ta
là những kẻ câm điếc được chữa
lành.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille
Degeest).
Từ xứ Galilêa, Chúa Giêsu lên miền
Bắc, vòng qua xứ Phênêkia, rồi lại xuống phía
nam, về hướng hồ Tibêria (tức biển Galilêa). Khu vực Chúa đi qua
mang tên là Đêcapôli. Ở đây sinh sống khá
nhiều người Do thái, lẫn trong đám dân phần
lớn là người ngoại. Danh tiếng Chúa làm phép
lạ lan đến cả đây, cho nên
Chúa di chuyển đến đâu là có người chạy
đến xin Người chữa những kẻ bệnh
tật. Người ta đem đến
trước mặt Chúa một kẻ bẩm sinh câm
điếc. Chúa chữa lành kẻ
ấy. Tuy nhiên ở đây ta chứng kiến một
sự biểu dương đặc biệt sự
thể Chúa can thiệp vào sinh hoạt con người. Thay
vì chữa khỏi kẻ tật nguyền bằng một
hành vi ý chí thuần tuý và đơn giản, Chúa chạm tay vào người y. chúa tra ngón tay vào trong
lỗ tai kẻ điếc như thể mở tai y. chúa
nhổ nước miếng vào tay rồi chạm vào
lưỡi kẻ khốn khổ. Từ phép lạ này ta
rút ra hai chủ đề suy niệm:
1) Chúa muốn biểu lộ công
hiệu của sự tiếp xúc giữa nhân tính Chúa và nhân
tính chúng ta.
Người
muốn cho thấy rằng mầu nhiệm nhập thể
không những là Con Thiên Chúa đến giữa loài
người, mà còn là một sự hiệp thông thân mật
giữa Người-Thiên Chúa với người phàm.
Người ta có thể lầm tưởng rằng có
lẽ Đức Kitô mặc lấy dáng vẻ con
người, đi qua thế gian giữa nhân loại phàm
trần mà vẫn đứng ngoài nhân loại. Cũng
đúng là Đức Kitô có thể truyền thông cho chúng ta
tất cả mọi hồng ân cứu
rỗi, chỉ nhờ vào ý chí Người, từ ngoài xa
truyền ơn đến cho chúng ta. Chúa không
muốn thế. Chúa đem nhân tính
hiển-vinh của Người tiếp xúc với chúng ta,
để hiệp thông với chúng ta. Ngày
nay thánh lễ tạ ơn là sự làm chứng cao
độ nhất cho ý muốn Người. Thánh lễ chính là nhân tính thánh thiện của
Đức Giêsu đến trong chúng ta, và đem chúng ta vào
trong nhân tính Chúa để trở nên nơi chốn chúng ta
hiệp thông với Thiên Chúa.
2) Về phương diện thiêng liêng,
chúng ta là những kẻ câm điếc bẩm sinh
được chữa khỏi do phép thanh tẩy.
Đức Kitô, Con Thiên Chúa nhập
thể tiếp xúc với loài người, cho chúng ta nghe
được Lời của Thiên Chúa và cùng một lúc nói
được với Thiên Chúa và với anh em chúng ta. Chịu phép Rửa tội nhờ bí
tích thanh tẩy Chúa lập ra, chúng ta được Chúa
mở tai mở Lưỡi chúng ta, cho
chúng ta khả năng nghe Lời Người và nói theo
Thần trí Người. Khả năng nghe và
nói đó là gì? Trước hết là
đức tin. Nhờ ơn huệ của đức
tin, một Lời của Chúa đến với chúng ta,
chúng ta ý thức được Lời đó-cũng như
một lời nói thường lọt qua tai
vào tới não, nhờ não chúng ta ý thức được
lời nói ấy. Điều ta nghe thấy
nhờ Đức Kitô, cho ta hiểu rằng Thiên Chúa là ‘Cha’
và trong Đức Kitô, Thiên Chúa kêu gọi ta đến
với Người. Tiếp đến, khả
năng nói, được ban cho ta là sự cầu
nguyện. Vì tiếp nhận ơn nói được, ta
thưa với Thiên Chúa: Lạy Cha. Lời nói được
Thiên Chúa linh ứng, nó biểu lộ tâm khảm sâu kín
nhất của bản thể ta, chính là tiếng: ‘Cha’ mà
chúng ta thưa với Thiên Chúa. Sự đông người
họp nhau lại cầu xin Thiên Chúa như thể cầu
xin Cha, đưa đến hệ quả: lời chúng ta
nói với nhau phải là lời nói của anh em trao
đổi với nhau. Mọi người đều có
Thiên Chúa là Cha chung, cho nên tất cả là
anh em, ngôn ngữ chúng ta dùng để nói với mọi
người-tức là cách biểu lộ những tình
cảm sâu sắc nhất-phải cho thấy giữa chúng ta
và mọi người khác có mối tình huynh đệ. Chúa
Giêsu trong chúng ta là Đấng ban ơn cho chúng ta có
được phong cách cư xử như vậy.
|