CHÚA GIÊSU VÀ CÁC TRUYỀN THỐNG
CỦA BIỆT PHÁI
Chú giải mục vụ
của Jacques Hervieux.
Ở đây lại xẩy ra một
cuộc khẩu chiến mới như vẫn từng
xảy ra giữa Chúa Giêsu và những người Do Thái
nhiệt thành nhất thời đó tức nhóm biệt phái
và luật sĩ (c.1). Họ bắt bẻ Chúa Giêsu về
một điều xem ra nhỏ nhặt liên quan tới
hạnh kiểm các môn đệ Ngài: đó là những môn
đệ này dùng bữa với bàn tay “dơ bẩn”,
tức là không rửa trước khi dùng bữa (c.2). vì các độc giả Rôma của ông không
hiểu về tập tục Do Thái nên Maccô buộc lòng
phải cắt nghĩa dài dòng tại sao sự việc
ấy lại phát sinh ra vấn đề (c.3-4). Việc dân
Do Thái giữ đủ thứ lề luật tỉ mỉ
liên quan đến bữa ăn có nguồn gốc từ
thời luật Môsê. Để giữ cho dân riêng Chúa
được tinh tuyền về mặt xã hội và tôn
giáo, luật Môsê cấm họ không được
đụng chạm tới bất cứ người hay
thực phẩm nào bị tuyên bố là “ô uế” (Lv 11, 16). Trong
đời sống thường nhật, mỗi khi từ
nơi công cộng hoặc phố chợ trở về, dân
Israel luôn tự cảm thấy mình “ô uế” xét về
mặt nghi thức: bởi vì họ đã chẳng đi
kề cạnh đám người tội lỗi và đám
dân ngoại sao? (chẳng hạn lũ thương gia và
những gã lính Rôma xâm lược). Từ đó phát sinh ra đủ thứ
nghi thức tẩy rửa trước khi ăn, và câu
hỏi họ đưa ra cật vấn Chúa Giêsu có liên quan
đến việc các bạn hữu Ngài lơ là không tuân
thủ các quy luật này (c.5).
Chẳng cần quanh co, lập tức
Chúa Giêsu tuyên bố ngay thói giả dối của họ
(c.6-7). Vì đang nói
đám chuyên gia Kinh Thánh nên Chúa Giêsu liền nại
đến Kinh Thánh (ở đây Ngài trích sách Isaia 29,13),
vị tiên tri sống vào thế kỷ thứ VIII
trước Chúa Kitô, Ôsê cũng đã từng kết
tội đám đồng hương của ông về
thứ thờ phụng mà “chẳng có hồn” này (Hs 5,21-25).
Chúa Giêsu không ngần ngại lập lại lời phán xét
gay gắt đó và Ngài kết luận: các ông lấy
truyền thống hoàn toàn mang tính cách nhân loại để
thay thế cho Lời Thiên Chúa! (c.8). Lời
tố cáo quả rất nghiêm trọng, nặng nề.
Biết rõ một số luật Môsê đang được
các đạo sĩ Do Thái tranh luận, Chúa Giêsu liền
trưng ra một ví dụ súc tích: ví dụ các lời
khấn hứa (c. 10-13). Đây là một lãnh
vực dễ bị nhiều lạm dụng. Dựa
vào một thứ “chủ nghĩa vị luật” quen
thuộc, đám biệt phái đã bẻ quẹo một
điểm then chốt của Lời Chúa (sự giúp
đỡ cha mẹ theo Thập giới (Xh 20,12)
để đạt được những tặng
phẩm dâng cúng cho đền thờ. Chắc chắn qua
việc lèo lái tinh vi này, những kẻ
nhiệt tình bênh vực truyền thống đã rơi vào
tình trạng tiêu huỷ Lời Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã mở rộng cuộc tranh
luận với đám cử toạ hạn hẹp này ra
tới quảng đại quần chúng ngõ hầu có
thể loan truyền sứ điệp của Ngài một
cách kết quả hơn (c.14-15). Ngài đưa ra một
dụ ngôn nhỏ mang dáng vẻ nhiệm mầu. Đám đông có thể hiểu nổi dụ ngôn
này không? Như vẫn thường thấy nơi Phúc
Âm Maccô (4,33-34), vị Tôn Sư
thường cắt nghĩa “tiếng” cho các môn đệ
Ngài về các dụ ngôn Ngài nêu ra (c.17. trước hết
Ngài khiển trách họ không chịu động não cố
hiểu được đôi điều về lời
giảng của Ngài (c.18a). sau đó Ngài ban cho họ chìa khoá
của vấn nạn (c.18b- 19a). Làm dơ bẩn
người ta không phải là những thức ăn họ ăn và bởi vì cuối cùng
bộ tiêu hóa cũng sẽ thải ra ngoài hết. Không! Làm
dơ bẩn người ta chính là những tư
tưởng phát xuất từ trái tim
họ. Chính từ trái tim mà mọi ý
đồ nham hiểm xuất ra (c.20-23). Trong Kinh Thánh trái tim là chốn cư ngụ của tư
tưởng cũng như của tình cảm. Từ đó phát sinh những hư hỏng về
mặt luân lý. Bản liệt kê dài ở đây
tương xứng với sổ kê đủ thứ tính
hư tật xấu mà ta thường thấy nơi các nhà
luân lý đương thời (x. Gl 5,19-21).
Giống
như đám đông và sau đó là các môn đệ, chúng ta
hẳn có thể nghĩ rằng Chúa Giêsu đã đi
lệch ra khỏi điểm xung đột lúc ban
đầu giữa Ngài và đám biệt phái. Không
phải thế đâu. Một câu vắn
gọn của Maccô nêu bật được trọn
vẹn bài học chủ chốt trong các lời nói của
Chúa Giêsu (c.19b). Trước hết, điểm khác
biệt được lưu tâm là những quy tắc ăn uống thường được
các người Do Thái nhiệt thành tuân giữ. Có cả hàng
đống thức ăn bị coi là “ô uế” không
được dùng (x.Lv 11,1-30). Ở
đây, Chúa Giêsu trực tiếp công bố những quy
luật ăn uống của truyền
thống này là lỗi thời bởi vì chúng phân hoá xã
hội thành hai nhóm đối kháng: kẻ tốt và kẻ
xấu. Một bên là những kẻ “tinh
tuyền”, tức đám biệt phái (có nghĩa là nhóm tách
biệt) và người tội lỗi. Chúa
Giêsu đến để thiết lập một xã hội
hòa đồng. Đứng về phía Thiên Chúa, Ngài
hiệp thông với tất cả những nạn nhân
của sự kỳ thị xã hội và tôn giáo do bè cánh
biệt phái, những người “tinh tuyền và cứng
cỏi” gây ra. Ngài dùng bữa với những kẻ ô
uế, “những kẻ bị khai trừ” (đám thu thuế, gái điếm, lính Rôma v.v…). Đây quả là sự đổi mới phá
đổ những bức vách ngăn đáng trách của
thời đại.
Maccô đã dùng nhiều lời
để tường thuật sự phản kháng của
Chúa Giêsu trước những công kích của đám biệt
phái. Sở dĩ thế
là vì Kitô giáo thời sơ khai phải va
chạm mạnh với vấn đề tiếp đón dân
ngoại trở lại đạo. Tập tục Do Thái
trong việc ăn uống, những nghi
thức thanh tẩy rườm rà đã ngăn cản
“khách lạ” lui tới, mặc dù họ đã trở nên
huynh đệ trong đức tin. Chúng ta đã chứng
kiến rõ sự khó khăn của các tương giao
giữa Kitô hữu gốc Do Thái và Kitô hữu gốc dân
ngoại trong Công vụ sứ đồ (10,1-11.18).
Ở đó người ta thấy ngay chính tông đồ
trưởng Phêrô cũng còn bị nô lệ cho các “cấm
kỵ” trong vấn đề ăn uống theo
luật Do Thái khi ông gặp gỡ Cornêliô, một
người ngoại đạo. Rõ ràng các Kitô hữu
gốc Do Thái phải tốn khá nhiều tời gian mới
giải thoát mình ra khỏi nhưng thành kiến chủng
tộc và tôn giáo là những thứ ngăn cản không cho
họ thoải mái khi đồng bàn với anh em gốc dân
ngoại và điều này làm cho sứ vụ của Giáo
Hội sơ khai bị bế tắc. Cộng
đoàn Kitô giáo của Maccô chắc chắn phải
đương đầu với những vấn
đề tương tự và họ nhớ lại
vấn đề Chúa Giêsu đặt ra cho các người
biệt phái. Trình thuật này thiết lập cho
họ sự thực hành về “bàn ăn
mở rộng” rất thường bị chỉ trích. Và
có mặt trong “Chương nói về bánh” này (6,30 - 8,21) cũng như sẽ không ngạc
nhiên khi thấy xuất hiện vào lúc Chúa Giêsu sắp
sửa hướng các môn đệ nhìn về sứ
mệnh khẩn cấp là ra đi truyền giáo cho dân
ngoại (xem trình thuật kế tiếp 7,24-30).
|