Bên trong
là những gì đáng kể.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng” -
Charles E. Miller).
Vào một buổi chiều nơi sân
bóng rổ, một đám đông đã đứng lên
để hát bài quốc ca, một đứa trẻ đã
không bỏ mũ của mình ra. Một người đàn
ông vạm vỡ đứng ngay đằng sau đứa
bé đã nói: “Này chú bé, hãy lấy mũ ra
chứ”. Cha của đứa bé là một người có
bộ râu rậm nhưng ông đã chờ đợi cho
đến khi kết thúc bài hát, cố gắng với sự
tự chủ và giọng run run, ông nói một cách nhỏ
nhẹ với người đàn ông: “Con trai của tôi
đang hóa trị vì bệnh ung thư và nó không còn chút tóc
nào!”.
Đứa trẻ đã không kính
trọng trong khi hát bài quốc ca, đơn giản vì em
lúng túng khi bỏ mũ của mình ra. Người đàn ông vạm vỡ có
thể rút ra môt bài học: bên ngoài thì không luôn luôn cho
thấy những gì ở bên trong. Đó
cũng là bài học đối với những
người Pharisêu khi nghe bài Phúc Âm trong Thánh Lễ chúa
nhật hôm nay.
Họ
đã bực bội với các môn đệ của Chúa
Giêsu bởi vì các người này đã không theo
tục lệ rửa tay trước khi ăn, những
điều họ quan tâm không phải là những
điều vệ sinh nhưng là tính cách cứng nhắc
giữ luật theo từng chữ.
Khi những người Pharisêu đòi
hỏi Chúa Giêsu vì sao môn đồ của Ngài lại không
thực hiện như họ đã làm. Chúa Giêsu đã từ chối trả
lời, thay vào đó Ngài đã cảnh cáo họ bằng
những lời của tiên tri Isaia: “Dân này thờ Ta chỉ
bằng môi bằng miệng còn lòng dạ chúng thì xa Ta”. Ngài
đã tiếp tục cắt nghĩa những gì ở bên
trong thì quan trọng hơn những công việc bên ngoài, tâm
tình bên trong thì quan trọng hơn công việc ở bên ngoài
Như một dân tộc của
phụng vụ, chúng ta cần phải suy niệm giáo
huấn về Chúa Giêsu.
Phụng vụ là một vấn đề của sự
kiện liên quan đến những điều kiện bên
ngoài, ví dụ như những cử chỉ đứng,
ngồi, quỳ, tiến lên, hát và đọc kinh, cũng
tốt giống như khăn bàn thờ, nến, những
vật trang trí khác. Thật ra, Giáo Hội đã dạy trong
Hiến chế về phụng vụ rất đầy
đủ về hoạt động và tham dự có ý
thức trong những nghi thức phụng vụ thánh, là
nguồn mạch không thể thay thế của tinh thần
Kitô giáo đích thật, và cũng như Hiến chế làm
rõ ràng việc tham dự phải được hoàn thành
bằng cách tuyên xưng, đáp trả, hát Thánh Vịnh và
các bài thánh ca, cũng như là bằng các hoạt
động, cử chỉ và thái độ của thân xác
(14-30).
Yếu
tố chính yếu của việc thờ lạy như
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã dạy đó là bên trong,
điều đó có nghĩa là những gì chúng ta làm bên ngoài
thì không có dự định diễn tả nhưng
để tăng tình trạng chân thành bên trong, như
đức tin, đức cậy và tình yêu của chúng ta.
Đôi khi việc đo lường sự sốt sắng
của chúng ta tốt nhất không phải là những gì
chúng ta làm trong Thánh Lễ nhưng là chúng ta đã hành
động bên ngoài Thánh Lễ thế nào.
Có
phải đức tin chúng ta diễn tả theo
phụng vụ là quy tắc hướng dẫn chúng ta
sống theo cách mà nếu Thiên Chúa không hiện diện trong
đời sống của chúng ta thì chúng ta sẽ không có
những tâm tình như thế? Có phải
đức tin của chúng ta làm cho chúng ta khác với
những người khác, mà giá trị của họ là
thế tục hoặc vật chất? Có phải nhân
đức trông cậy chiếu sáng vẻ bên ngoài của
chúng ta và làm cho chúng ta cơ bản thành những
người lạc quan không? Có phải niềm trông cậy
của chúng ta đã cho chúng ta một niềm tin
tưởng vào Thiên Chúa, Đấng thúc đẩy chúng ta
trân trọng ý muốn của Ngài không? Có
phải tình yêu mà chúng ta diễn tả với Thiên Chúa trong
lúc chúng ta thờ phượng đã hướng dẫn
một cách trực tiếp trong đời sống của
chúng ta? Có phải đời sống
của chúng ta đã phản ảnh chân lý mà chúng ta đã
được dạy dỗ là tất cả anh chị em
của chúng ta nên một trong Đức Kitô không?
Bên ngoài thì quan trọng nhưng chính chúng
không làm cho chúng ta nên thánh hơn là những người yêu
nước, đã kiên bền cố gắng trở nên
một công dân tốt.
Ngày hôm nay thánh Giacôbê đã nói với chúng ta: “Hãy tiếp
nhận những lời mà những lời đó có sức
mạnh để cứu thoát anh em. Hãy thực
hành những lời đó. Nếu
tất cả những gì anh em thực hiện là lắng
nghe thì anh em đã tự lường gạt chính mình”.
Đó là con đường của người nói rằng,
việc thờ lạy phải dẫn đến
đời sống, những việc bên ngoài phải
diễn tả sự chân thành kính trọng của tình trạng
bên trong. Những gì bên trong của chúng ta
mới đáng kể.
|