Lời Tựa
Từ Đức Kitô đến Đức Giêsu
Cuốn “Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi” lâu nay tôi viết, là nhằm phối-hợp 4 chủ-đề căn-bản gom gộp lại ý-tưởng được diễn-giải trong 50 năm giảng-dạy tại Đại-học-đường Oxford, Anh quốc. Nhìn về quá-khứ, tôi thấy cuộc đời mình, với tư-cách là thày dạy, nhà nghiên-cứu hay là người viết, tất cả cũng đều gom về một mối, rất đề-huề.
1949, là năm đầu-tiên tôi khởi-đầu công việc in-ấn phát-hành sách bằng một bài viết chú-trọng vào sự-kiện ta có được Cảo-bản ở Biển Chết. Công-việc mạo-hiểm của tôi tiếp-tục đi vào niềm say-mê chuyện khoa-bảng và kinh-điển vốn dĩ kéo dài nhiều thập-niên mãi cho đến ngày tôi cho chào đời vào năm 1997 cuốn “Trọn Vẹn Cảo Bản Biển Chết viết tiếng Anh”, thì việc dấn thân của tôi vào địa-hạt này ngày càng rõ nét.
Công-trình học-hỏi các văn-kiện khai-quật ở Qumran đã khiến tôi dấn thân nhiều hơn để rồi đi vào hợp tác diễn-giải bản Kinh thánh cổ của Do-thái-giáo. Kịp đến năm 1991, sau nhiều năm ra sức làm việc, tôi đã trưởng-thành dần nên đã cho ra cuốn “Kinh thánh và Truyền-thống Do-thái-giáo; và đó cũng là lúc tôi giật mình thức-giấc với những hiếu- kỳ đi dần vào việc nghiên-cứu/học-hỏi Tân-Ước.
Ít lâu sau đó, tôi lại giáp mặt lần đầu với việc các thày tư tế rabbi xử-trí Thánh Kinh vào thời gian sau khi Kinh-thánh xuất-hiện, và từ giữa thập-niên 1960 trở đi, tôi lại đã miệt-mài làm việc hơn 20 năm trong địa-hạt lịch-sử thể-chế chính-trị, tôn-giáo và văn-chương Do-thái-giáo. Bối-cảnh xảy ra vào lúc ấy, là việc biên-tập và sửa lại cho rõ, đúng thực-chất, tôi lại hợp-lực với hai đồng-nghiệp thân như bạn bè, có tên là: Fergus Millar và Martin Goodman, thực-hiện việc hiệu-đính và viết lại cuốn sách cổ-điển của tác-giả Emil Schũrer có tiêu-đề là “Lịch-sử dân-tộc Do-thái thời Đức Giêsu” (tập I-III, từ 1973-1987).
Công-việc khoa-bảng rất nghiêm-túc của tôi khi ấy, lại đặt nặng vào sự việc Đức Giêsu, Đấng đến như thành-phần của việc thẩm-tra lịch-sử giống như thế. Giai-đoạn này kéo dài suốt 20 năm (từ 1973-1993) khiến tôi cho ra đời tác-phẩm-bộ-ba gồm các cuốn: “Jesus, the Jew” (Đức Giêsu, Người Do-thái-giáo), “Jesus and the world of Judaism” (Đức Giêsu và thế-giới Do-thái-giáo) và cuốn “The Religion of Jesus the Jew” (Đạo của Đức Giêsu, người Do-thái-giáo).
Cuốn “Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi” đây, là công-trình cùng một chiều-hướng tiếp-nối ở bộ-ba tác-phẩm nói ở trên, khiến tôi thường dựa vào đó rất nhiều. Nhưng sự việc này lại đã đưa vấn-đề do tôi đặt, là cứ tiếp-tục đi sâu vào công-trình nghiên-cứu không chỉ Tin Mừng Nhất-Lãm (tức trình-thuật Tin Mừng của 3 tác-giả Mát-thêu, Mác-cô và Luca) mà cả Tin Mừng tác-giả Gioan cùng các thư tay của tác-giả Phaolô và phần còn lại của Tân Ước.
Quan-điểm tôi thường nhắm đến, đã tạo nét đặc-trưng/tư-riêng trong việc học-hỏi về Đức Giêsu, cốt coi Tân Ước không như luận-văn độc-lập về văn-chương tách rời thế-giới Do-thái-giáo, mà lại nhìn vào đó qua lăng-kính của văn-minh Do-thái-giáo thời đương-đại, tức tâm-can Hội-thánh Đức Kitô ở thời đầu. Dĩ nhiên, ý-tưởng vốn dĩ sử-dụng các bài viết/sách vở rút từ Kinh thánh Do-thái-giáo (xuất-hiện từ 100-200 trước Công nguyên) qua văn-chương Liên-Ước (vốn xuất-hiện từ năm 200 trước Công-nguyên đến năm 100 sau Thiên-Chúa) cho các cuốn Mishnah và Kinh Talmud của hàng tư-tế (tức giai-đoạn từ năm 200-500 sau Thiên Chúa), dựa vào đó diễn-giải trình-thuật Tin Mừng là chuyện không có gì mới mẻ cả. Đó là thứ dụng-cụ được các nhà kinh-điển Tân Ước sử-dụng suốt ba thế-kỷ đã trôi qua và đặc-biệt trong một trăm năm vừa rồi.
Tuy nhiên, do bởi một số rất đông các nhà kinh-điển đối đầu với các chủ-đề do người của Hội-thánh đề ra; và các vị này lại công khai hoặc âm-thầm giới-thiệu điểm khác-biệt rất chất-lượng giữa Tân Ước và các áng-văn không phải Kinh thánh của Do-thái-giáo. Với họ, văn chương Do-thái-giáo tạo hậu-cảnh đối-nghịch lại những gì khiến Tân Ước được trụ-vững ở tư-thế lớn lao, ưu-việt. Nói cách khác, các vị ấy vẫn coi trình-thuật Tin Mừng như bậc cha mẹ, còn sách khác của Do-thái-giáo như đám tôi-tớ phụ-trợ, chỉ được phép nói khi các ngài chấp-thuận ở vào trường-hợp cần xem xét do bậc cha mẹ vì mục-đích tư riêng, thôi.
Tiến-trình thực-hiện các bài viết của tôi lại mang tính dân-chủ hơn. Nói thế, có nghĩa là: hai bên đều được phép nói lên tiếng nói cân-bằng/đồng đều. Hoặc, nói rõ hơn, thì thế này: với tư-cách sử-gia, tôi coi Đức Giêsu cùng Giáo-hội thời đầu và sách Tân Ước, như một phần và chỉ là văn-kiện của Do-thái-giáo thuộc thế-kỷ đầu, mà thôi.
Và, tôi tìm kiếm các sách tương-tự như thế,
thay vì đọc chúng bằng con mắt của thần-học-gia lâu nay đều đã bị điều-kiện-hoá cũng như từng chịu ảnh-hưởng của các sách ấy một cách vô-thức đầy tính điều-động/chỉ bảo của Giáo-hội suốt hai thiên-niên-kỷ.
Mục-đích tôi nhắm đến như một phương-án đầy sử-tính,
là khám phá ra ý-nghĩa của lời lẽ và tư-tưởng nơi ngôn-ngữ gốc của các vị,
cũng như nhắm vào mục-đích tìm cho được ý-nghĩa gốc của người nói muốn nói ra và người nghe hiểu việc ấy như thế nào vào thời đó.
Ngôn-ngữ Đức Giêsu và đồ-đệ gốc Galilê của Ngài khi xưa sử-dụng, là tiếng Aram ; tức: ngôn-ngữ Xê-mít Á-Phi, có quan-hệ bàng-tộc với tiếng Do-thái-gốc được người theo Do-thái-giáo thời đó sử-dụng.
Khi xưa, Đức Giêsu sử-dụng tiếng Aram để giảng-giải và tranh-luận với bạn bè/địch-thù của Ngài.
Hình-thái ngữ-học nằm ở những gì Ngài giảng-dạy, ngoại trừ hơn chục tiếng Aram ghi ở trình-thuật Tin Mừng, còn các câu khác đều biến dạng không lâu sau đó.
Giả như ta thấy xuất-hiện bộ Tin Mừng nào khác viết bằng tiếng Aram , thì ấn-bản ấy cũng chẳng tồn-tại bao lâu.
Và nay, ta không còn lưu-trữ bản nào như thế hết.
Cùng lúc đó, do hậu-quả của việc Giáo-hội tiên-khởi thành-công trong việc hiện-diện với thế-giới ngoài Đạo nói tiếng Hy-Lạp (tức: những người không là Do-thái), mọi sứ-điệp do các tông-đồ chuyển-tải qua nhiều thế-hệ -trong đó có:
trình-thuật Tin Mừng, các thư viết tay và các ấn-bản còn lại- đều ghi bằng tiếng Hy-Lạp, trong đó Tân Ước là hình-thái sớm-sủa nhất ta còn giữ được mãi đến hôm nay.
Nhưng, Tân Ước tiếng Hy-Lạp, là “bản dịch”
tư-tưởng và đường-lối suy-tư đơn-thuần Đức Giêsu nói bằng tiếng Aram
và các tông-đồ gần gũi Ngài còn giữ được.
Đó là bản dịch mà không những chỉ ngôn-ngữ nào khác-biệt, mà còn là công-trình tháp-ghép hệ tư-tưởng của Tin Mừng vào môi-trường văn-hoá cũng như đạo-giáo khác với thế-giới La-Hy.
Chính vì thế, mà công-việc của tôi, với tư-cách là sử-gia và nhà chú-giải Kinh-thánh,
Trước nhất là: tìm đường về lại với Đức Giêsu là-người-theo-Do-thái-giáo đã nói cho người Do-thái-giáo dấn bước theo Ngài để truyền-đạt/trao-đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ nơi thế-giới Xê-mít, rất Á-Phi.
Bước tiếp theo, là xem xét các lời-lẽ vẫn được gán cho là của Đức Giêsu nói, cùng giáo-huấn Đức Giêsu ghi ở Tân Ước Hy Lạp là để khám-phá ra những thay-đổi hoặc phát-triển ý-nghĩa cùng những bóp-mép/vặn-vẹo nào khác có thể có, xuất hiện do bởi việc chuyển-tải tư-tưởng ngang qua ngôn ngữ của văn-minh Hy Lạp.
Ví dụ như thành-ngữ quan-yếu ghi ở Tân-Ước có chữ “con Thiên-Chúa” chẳng hạn, là cụm-từ ta sẽ còn bàn nhiều ở các trang kế tiếp, cụm-từ này ở tiếng Do-thái hoặc Aram chỉ sử-dụng cách bóng-bảy như một ẩn-dụ chỉ về các “con trẻ của Chúa”.
Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại hướng-tỏ cho các Kitô-hữu có gốc dân ngoại từng trưởng-thành trong nền văn-hoá đạo-giáo dẫy đầy thần-linh hoặc con cháu các thần-linh hoặc nửa thần/nửa người, thì cụm-từ ở Tân Ước lại hiểu nghĩa đen là “Con Thiên-Chúa” với chữ “C” hoa, để nói về đấng hoặc người cùng bản-chất như Thiên-Chúa.
Hôm nay, nhờ ấn-bản viết tay khám-phá hồi thế-kỷ 19 và 20, văn-chương Do-thái-giáo và bối-cảnh văn-hoá cũng như đạo-giáo qua đó những gì ghi ở Tân Ước, lại trở-nên bao-quát/đa-dạng hơn xưa, rất nhiều.
Tìm về nguồn-gốc, ta thấy rằng: trước khi sách này xuất hiện, đã có Cựu-Ước viết bằng tiếng Do-thái, tiếng Aram và sách Ngụy-Ước, tức sách Cựu-Ước tồn-tại ở ấn-bản Kinh thánh Hy-Lạp, mà thôi.
Sách này, cũng như các sách Ngụy-Văn (tức văn-bản/thủ-cảo tôn-giáo tồn-tại ngoài Cựu-Ước Do-thái-giáo và sách viết bằng tiếng Hy-Lạp) và Cảo-bản Biển Chết tìm thấy năm 1947 và 1956, cũng như các văn-bản do triết-gia Philo của Alexandria và sử-gia Flavius Josephus người Do-thái, đều có niên-biểu cùng thời với Tân Ước.
Cộng với lối so-sánh văn-chương và giáo-điều đầy nhu-liệu như thế, chúng tôi thêm vào đó công-trình văn-chương của hàng tư-tế, tức các trình-tự phần lớn được viết vào thế-kỷ đầu đời của Đạo Chúa, nhưng lại phản-ánh giáo-huấn truyền-thống xảy ra trước thời các ngài viết thành văn-bản. Việc các ngài sự-dụng nhu-liệu ấy để diễn-giải Tân Ước, đòi phải có hiểu-biết và kỹ-năng chuyên-biệt. Nhưng, nếu xử-lý theo cách của người có thẩm-quyền, thì các ngài lại toả lằn-sáng giá-trị cả về Đức Giêsu lẫn Đạo Chúa ở thời đầu (1).
Mặt khác, cuốn “Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi” lại khác các sách trước đây tôi viết. Trong khi sách này chứa-đựng một thư-tịch đàng-hoàng, thì cuốn kia lại khó có thể qui về bất cứ văn-chương thứ-phẩm nào khác.
Bình thường thì, trong các năm vừa qua, tôi đọc khá nhiều sách và học-hỏi một cách tích-cực hoặc tiêu-cực khá nhiều các sự việc do các nhà kinh-điển khác thực-hiện. Thêm vào đó, tôi lại hấp-thụ nhiều điều mà các vị ấy từng học-hỏi, am-tường và/hoặc lưu-trữ mọi thứ trong lòng. Ở các trang kế tiếp, tôi sẽ mượn câu của Đức Giêsu có ý bảo: miệng lưỡi con người còn nói nhiều điều hơn, dấy từ tâm can họ.
Mục-tiêu nay tôi nhắm đến
không phải để truyền-tải kiến-thức này nọ, cho người đọc
nhưng dẫn dắt họ trong hành-trình khám-phá ra những gì tuyệt-kỹ.
Những điều tôi truyền-tải cũng không trông mong rằng chúng ta sẽ quen-thuộc và xuyên suốt với chủ-đề, nhưng là được hiến tặng -có tốt có xấu- đều là chứng-cứ để ta dựa vào đó mà bàn-bạc.
Các trích-dẫn trực-tiếp, thường dựa trên ấn-bản có tiêu-chuẩn được kiểm-chứng, đều đính kèm các qui-chiếu thích-hợp ở Tân-Ước để ai muốn, vẫn có thể đi vào bối-cảnh rộng-rãi hơn. Và như thế, họ sẽ vui hưởng một hành-trình đầy thích-thú.
Có lẽ đây cũng là chuyện đáng để ta quan-tâm thêm về dạng-thức khác, là sách này khởi từ điạ-hạt thuộc sở-trường của một người có tư-cách của nghiên-cứu-gia chuyên giảng dạy.
Nên, sinh-viên của tôi sẽ thấy được ảnh-hình Đức Giêsu đã biến-hoá ở tầng dầy khác nhau trong Tân Ước mà thông thường thì, theo tiến-trình thời-gian
(chẳng hạn như đã được Paula Fredriksen đề-cập trong cuốn “From Jesus to Christ” (“Từ Đức Giêsu đến Đức Kitô”), phát-hành năm 1988
và cuốn khác của Maurice Casey có tựa đề là “From Jewish Prophet to Gentile God” (“Từ Ngôn Sứ Do-thái-giáo đến Thiên-Chúa của Dân Ngoại”) phát hành năm 1991.
Chính vì thế, nên tôi quyết-định bắt đầu sách này bằng chương đề-cập việc Đức Kitô là Đấng Thần Thiêng Thánh Hoá, để rồi lại sẽ gạt máy quay ngược về phía hậu-trường mà tìm-kiếm Đức Giêsu với tư-cách người phàm.
Thành thử, bằng cung-cách nhẹ-nhàng về thần-học,
ta sẽ khởi đi từ ngọn Everest của Tin Mừng tác-giả Gioan làm đỉnh cao vút bao gồm cả các thư tay của tác-giả Phaolô
và rồi trở về diện-mạo mang tính thế trần một Đức Giêsu của Đạo Chúa ở Do-thái trên đồi cao và đồng bằng gồm các sách: Tông Đồ Công Vụ và Tin Mừng Nhất Lãm, với hy-vọng có được cái nhìn thoáng-lướt về khuôn mặt Đức Giêsu thực-thụ từng bị che-đậy ở trình-thuật của tác-giả Mác-cô, Mát-thêu và Luca.
Trong lúc viết sách này, tôi hân-hạnh nhận được nhiều lời bình khá nhạy-bén và lời chỉ-trích khôn-ngoan từ người vợ hiền thân yêu của tôi.
Bằng cung-cách đặc biệt, sách “Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài Thay Đổi” tôi viết đây, là thuộc về người vợ hiền của tôi.
Nhưng, tôi vẫn muốn gợi nhớ bậc sinh thành ra tôi bằng tất cả tấm lòng mến thương gửi đến người cha khả-ái là cụ ông Ernest Vermes, một ký giả từng sống vào thời điểm đặc-biệt năm 1877-1944 và mẹ tôi là cụ bà Theresia Riesz, một nhà giáo (1895-1944) từng là nạn-nhân của ác-thần/sự dữ cũng như sự điên-khùng mang tên Phong-trào Xê-mít chống Do-thái.
|