Bánh hằng sống.
Đoạn Tin Mừng này có thể nói có
bốn phần: trước hết là phản ứng
của người Do thái về lời tuyên bố của
Chúa Giêsu, khi Chúa nói thịt Ngài là của ăn
ban cho họ được sống muôn đời. Phản ứng của họ lần này có vẻ
mạnh hơn trước. Họ xô xát
và tranh luận với nhau. Họ đã hiểu
lời Chúa theo nghĩa đen: là một
người như họ, làm sao có thể lấy thịt
mình cho họ ăn?
Phần thứ hai, trước phản
ứng có vẻ dữ dội của người Do thái,
Chúa Giêsu vẫn không rút lời, không cải chính, nhưng còn
giải thích và khẳng định thêm: “Ai ăn thịt và
uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và
tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau
hết”, nghĩa là hiệu năng dinh dưỡng mà
thịt máu Chúa đem lại cho kẻ lãnh nhận, là
sự sống muôn đời và sự phục sinh từ
trong cõi chết.
Phần thứ ba, Chúa Giêsu cho biết
của ăn của uống này tác
động như thế nào. Của ăn
vật chất chúng ta ăn thì biến thành thịt máu ta.
Còn thịt máu Chúa mà chúng ta ăn, chúng ta uống, lại
đưa chúng ta vào một sự kết hiệp mật
thiết với Ngài: “Ai ăn thịt và
uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại
trong người ấy”.
Cuối cùng, Chúa Giêsu nhắc lại
hiệu lực của manna cũ để so sánh với
hiệu lực của manna mới: manna cũ, những
người ăn đã chết. Manna
mới, những người ăn
sẽ sống đời đời. Kết
thúc bài giảng của Chúa Giêsu như vậy quả là
tốt đẹp và gọn gàng. Chính người Do
thái gợi ra câu chuyện manna, thì Chúa Giêsu lại dùng ngay
câu chuyện ấy để so sánh và mạc khải
về bánh bởi trời đích thực, bánh ban sự sống
muôn đời.
Những lời Chúa Giêsu giảng dậy
ở đây có đúng là ý nghĩa về bí tích Thánh Thể
mà giáo lý Công giáo thường hiểu không hay đây cũng
chỉ là kiểu nói tượng trưng? Chúng ta có thể
trả lời ngay rằng: Những lời Chúa Giêsu
giảng dạy ở đây thực sự là nghĩa
đen thông thường, nói về phép Thánh Thể chứ
không phải là nói tượng trưng. Cũng như trong
bữa Tiệc Ly, Chúa nói: “Nầy là Mình Thầy”, “Này là chén
Máu Thầy”, “Cái này là tượng trưng cho Máu Thầy”. Nếu có gì lầm lẫn trong ý nghĩa đó,
chắc Chúa đã cải chính hay sửa chữa lại.
Nhưng dù dân chúng phản đối dữ dội, Chúa
vẫn không thay đổi cách nói, Ngài không cải chính hay
sửa lại điều gì, và suốt 20 thế kỷ qua
vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó.
Là con cái Chúa ở đầu thế
kỷ 21 này, chúng ta không có lý do gì để nói rằng: chúng
ta không biết, không hiểu về thứ bánh mà Chúa Giêsu
đã mạc khải cách đây hai ngàn năm. Thứ bánh
đó là bánh Giêsu, bánh có tên là Giêsu, là bánh từ trời
xuống, có khả năng đem lại cho con người
sự sống và sự sống đời đời. Nói
tóm lại, điều chính yếu Chúa Giêsu muốn dạy
bảo người Do thái xưa kia và
chúng ta hôm nay rằng: Ngài là bánh hằng sống. Ai ăn bánh này sẽ được tham dự
vào sự sống của Ngài và sẽ được
sống đời đời.
Phép Thánh Thể là một bằng
chứng thật hùng hồn nhắc nhở và tái diễn
mối tình muôn thuở, đó là mối tình của Thiên Chúa
đối với loài người và mối tình của Chúa
Giêsu đối với chúng ta. Thánh Gioan tông đồ đã
quả quyết: Thiên Chúa yêu thương thế gian
đến nỗi đã ban Con Một yêu dấu của Ngài
cho thế gian”. Còn đối với Chúa Giêsu thì Kinh Thánh cho
biết: “Ngài là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không giành cho mình
phận ngang hàng với Thiên Chúa, mà Ngài đã hủy mình
đi, Ngài đã vâng lời cho đến chết và
chết trên thập giá”. Cái chết của Ngài là một
thực hiện lời mạc khải trong bài Tin Mừng
hôm nay: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai
ăn bánh này, sẽ được
sống muôn đời”. Bánh đó, vẫn theo
lời Chúa Giêsu, chính là thịt Ngài.
Quả thực, ai ăn
thịt Chúa sẽ tìm được sức mạnh thánh
hóa và nhận được một hiệu quả vô cùng
cao quí là sự sống lại và sự sống đời
đời. Nghĩa là đến với Chúa, tin vào Chúa, và
ăn thịt Ngài là chúng ta lãnh nhận được sự
sống đời đời ngay từ bây giờ, bởi
vì mỗi lần lãnh nhận Thánh Thể là chúng ta lãnh
nhận chính mầm sự sống đời đời.
Cũng vậy, tin vào sự sống đời đời
không phải là phủ nhận cuộc sống trần gian,
nhưng chính là làm cho cuộc sống trần gian có ý
nghĩa, vì sự sống đời đời lớn lên
trong cuộc sống trần gian, và chính sự sống
đời đời thôi thúc chúng ta làm cho cuộc sống
trần gian tốt đẹp hơn.
Ai trong chúng ta không những muốn ăn
no, mặc ấm mà còn muốn ăn ngon, mặc đẹp
nữa, muốn hạnh phúc, kể cả những
người đầy đủ cũng thế, họ còn
muốn và ước mơ thêm nữa. Vậy anh chị em
có muốn sau 60, 70 hay 80 năm trần thế này
được sống hạnh phúc mãi bên Chúa không? Hãy
đến với Bí tích Thánh Thể, hãy hết lòng tin vào
phép Thánh Thể, và hãy siêng năng lãnh nhận Thánh Thể,
để Mình Máu Chúa tăng thêm niềm tin, lòng yêu mến,
sự hy vọng và giúp chúng ta sống hào hùng, sống
tốt đẹp ở đời này và bảo đảm
cho chúng ta hạnh phúc đời sau.
|