Thoát ly.
Êlia,
vị ngôn sứ dùng cả
cuộc đời mình để chiến đấu chống lại sự thờ ngẫu tượng đang lan
rộng trong thời kỳ đó. Điều này dẫn ông đến chỗ xung đột với hoàng hậu I-da-ven là
người muốn
giết ông. Vì thế ông
đã chạy trốn vào trong sa
mạc để thoát nạn. Nhưng
ở đó ông bị nỗi phiền muộn dày vò. Ông đã cho
đi tất cả, giờ đây ông cảm
thấy mình kiệt sức. Vì thế ông phủ
phục xuống đất và xin Thiên Chúa
cất mạng sống ông đi. Và rồi mọi
phiền muộn sẽ không còn nữa.
Êlia
có lẽ là vị ngôn
sứ lớn nhất trong Cựu ước.
Tuy nhiên ở đây, chúng ta thấy ông
yếu đuối, kiệt sức, hoảng sợ và chỉ muốn
chết. Thay vì sửng sốt khó chịu
bởi việc đó, chúng ta không nên
bận tâm. Êlia là một
vĩ nhân.
Nhưng sự cao cả vĩ đại không thể được phong tặng, người ta phải thực
hiện nó. Và khi thực
hiện sự cao cả, vĩ đại, người ta không tránh khỏi
những khó khăn, trái lại còn phải
đương đầu
và vượt qua chúng. Nhưng cả bậc vĩ nhân
cũng biết đến những lúc yếu đuối,
sợ hãi, hồ nghi như
tất cả chúng ta.
Êlia đã chạy trốn khỏi những gì đuổi theo ông.
Nhưng
thay vì đáp
ứng mong ước của ông. Thiên Chúa đã sai một thiên
thần mang lương thực và nước uống đến cho ông. Biến cố này không
hẳn là một sự kiện siêu nhiên. “Thiên
thần” có lẽ là người
tôi tớ của ngôn sứ và ông
đã để lại phía sau không xa.
Dù gì, đó cũng
là một cách diễn tả sự chăm sóc mà
Thiên Chúa đã dành cho
Êlia. Trong bất cứ
tình huống nào, được lương thực từ trời làm mạnh sức, Êlia có thể tiếp
tục lên đường đến
núi Khô-rếp, núi của Thiên
Chúa.
Ở núi Khô-rếp ông đã có một
kinh nghiệm về Thiên Chúa.
Mục đích của kinh nghiệm này không phải để khuyến khích ông đào
tẩu, thoát ly, nhưng để an ủi và làm
ông thêm mạnh mẽ để có thể trở về và đối
đầu với tình trạng lộn xộn và nguy hiểm
ông đã để lại phía sau. Và đó
chính xác là điều ông đã làm.
Cầu nguyện
và tôn giáo
không có nghĩa là một
sự đào tẩu khỏi đời sống nhưng để được giúp đỡ đối đầu với nó.
Chúng ta thường xuyên quay về đời sống cầu nguyện và các bí
tích từ cuộc hành trình tìm kiếm
Thiên Chúa mỗi ngày và trong nỗ
lực sống đời Kitô hữu. Tuy nhiên không phải
để trốn tránh và đào
tẩu, nhưng để được
tái tạo và đổi mới lòng can đảm và năng lực, ngõ hầu chúng
ta có thể
lại dấn thân vào cuộc
hành trình.
Tôn giáo là để an ủi chúng
ta trong những lúc phiền muộn và những khi đau buồn.
Nhưng
nếu tôn giáo không làm
hơn thế, thì trong trường
hợp ấy, tôn giáo không
bao hàm nguy
cơ và sự căng thẳng. Nó phải đem lại một điều gì để nâng chúng ta lên,
một lý do tốt để chúng ta thêm
mạnh mẽ. Tôn giáo phải thách thức và kéo căng
chúng ta khỏi những giới hạn của mình và vượt qua chúng, để sau đó chúng
ta có những
tiêu chuẩn phán đoán chính mình. Có một tôn
giáo của lòng sùng tín
và một tôn giáo của
sự cam kết. Đức
tin có thể là cây nạng
hoặc một đôi cánh.
Đời sống Kitô hữu không nhắm đến đào tẩu thoát ly, những quan điểm mềm yếu, sự an ủi.
Nó nhắm đến điều trái ngược với những điều đó. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, mong mỏi
điều tốt nhất cho chúng ta, Người
không mong chờ điều gì thấp kém
hơn.
Thiên Chúa
cho chúng ta một lương
thực đặc biệt nuôi dưỡng chúng ta.
Lương thực mà Êlia nhận được, giúp ông có thể
tiến lên núi của Thiên
Chúa. Lương thực mà Đức Giêsu ban cho chúng ta
trong thánh lễ có thể
cho chúng ta năng lực
tiến lên trên con đường đến Nước trời vĩnh cửu.
|