Lương thực.
Êlia
là vị ngôn sứ lớn
nhất trong Cựu ước.
Đến nỗi người ta đã nghĩ rằng ông sẽ trở lại để loan báo thời đại của Đấng Mêsia. Tuy nhiên, trong
bài đọc 1, chúng ta thấy
ông yếu đuối, kiệt sức, hoảng sợ. Ông đau
đớn, mệt mỏi vì làm
ngôn sứ của Thiên Chúa. Ông bỏ chạy
để cứu mạng sống mình. Ông muốn bỏ
cuộc. Ông bắt đầu nghi ngờ chính mình: “Tôi
không tốt hơn cha ông tôi”.
Điều gì
đã làm cho ông xuống
tinh thần như thế? Ông đã theo
đuổi một cuộc chiến đấu ác liệt chống việc thờ ngẫu tượng đang bùng lên trong thời
kỳ ấy. Điều này đưa ông đến xung đột với hoàng hậu độc ác I-da-ven.
Bà này muốn giết ông. Vì thế ông
phải chạy trốn trong sa mạc,
ở đó ông sấp mình xin Thiên Chúa
lấy mạng sống của ông để mọi phiền muộn chấm dứt.
Ông đã
mất hết tinh thần. Khi chúng ta mất hết tinh thần, chúng ta đánh
mất sức mạnh cao cả. Tinh thần của
chúng ta ví như đôi
cánh của chim và gốc
rễ của cây cối.
Cả bậc vĩ nhân
cũng biết đến những thời kỳ yếu đuối, rã rời và
thất vọng. Họ cảm thấy đời sống quá khó khăn
đến nỗi họ không thể đương đầu với bất cứ điều gì nữa. Họ không vì thế
mà kém vĩ đại. Dẫu sao, họ cũng chứng tỏ rằng họ rất con người và do đó có
giới hạn. Chính Đức Giêsu biết điều đó một giờ trong vườn Giệtsimani.
Nhiều người
không thích chấp nhận những giới hạn của mình trong nhân
tính.
Họ muốn tỏ ra lúc nào
cũng mạnh mẽ. Họ nghĩ họ
sẽ mất mặt trước những người khác nếu họ tỏ ra yếu đuối
và sợ hãi. Nhưng, thật ra,
trường hợp
ngược lại mới phải. Người ta sẽ cảm động và sẵn sàng giúp đỡ khi họ thấy
rằng chúng ta là con người
giống họ. Hình như Picasso có nói: “Lòng
trắc ẩn sẽ thắng bạn, khi bạn thấy nơi mỗi người dòng suối lệ”.
Vẫn còn
có người cảm thấy rằng cảm nhận như thế là không
xứng đáng với một người có đức tin vào Thiên Chúa. Nhưng sự yếu
đuối không phải là không
phù hợp với đức tin.
Mặt khác, làm thế
nào chúng ta có thể
được giúp đỡ nếu chúng ta không
thú nhận chúng ta cần?
Sự nhận biết mình là bước
đầu của sự cải hóa.
Thiên Chúa
đã sai một “thiên thần” mang thức ăn, và thức uống
cho Êlia. Hầu như “thiên thần” không ai khác hơn
là người thị đồng (nô bộc) đã
đi theo
ông đến bìa sa mạc.
Với sức mạnh mà lương thực ấy mang lại, Êlia đã đi
hết con đường
đến núi Khô-rếp, núi của Thiên Chúa. Như thể vấn đề tiên quyết của ông không phải
do thiếu lương
thực sinh ra (dù trong
thời gian ấy có nạn
đói) vì thế sức mạnh mới của ông không
chỉ do lương
thực mà do sự bảo đảm Thiên Chúa ở cùng ông. Chính sự bảo
đảm này thổi vào ông sự sống
mới và cho ông nhiệt
tình để đi tiếp.
Chúng ta
cũng đang hành trình tiến
về núi của Thiên Chúa, nơi có sự sống
đời đời. Chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm những lúc yếu đuối
trong cuộc lữ hành ấy.
Chúng ta cần sự giúp đỡ mà ở hàng đầu là sự giúp đỡ
của con người.
Một cách lý tưởng
điều này sẽ có hiệu
lực qua cộng đoàn Kitô hữu. Và dĩ nhiên chúng ta cần
sự giúp đỡ đến từ Thiên Chúa. Quả là một sự nâng đỡ
đặc biệt khi chúng ta
cảm nhận Thiên Chúa hiện
diện với chúng ta và
yêu thương chúng ta. Và chúng ta cần
bánh cho cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên bánh bình thường sẽ không đủ. Chúng ta cần bánh
mà Đức Giêsu ban cho – Bánh Thánh Thể.
Thánh Thể còn được gọi là Viaticum có nghĩa là
bánh hay thức ăn đi
đường giống
như khẩu phần của người chiến sĩ. Tuy nhiên, qua nhiều
năm tháng Viaticum chỉ còn được
áp dụng trong một ý nghĩa rất hẹp, và để
chỉ sự rước lễ dành cho một
người sắp chết. Vì thế nó chỉ được xem như bánh
dành cho giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình trên
trần gian của người Kitô hữu. Nhưng Thánh Thể có ý nghĩa nâng đỡ chúng ta suốt
cuộc hành trình ấy.
Nhờ vào
sức mạnh của lương thực mà Đức
Giêsu ban cho chúng ta trong
Thánh Thể, chúng ta sẽ
đi trọn con đường dẫn đến Nước Chúa vĩnh cửu.
Và dọc đường, chúng ta có đặc
ân làm
một thiên thần của Thiên Chúa cho
một người khác đang cảm thấy xuống tinh thần. Đó chỉ là loại
tình yêu và nâng đỡ
mà bạn hy vọng cho
người cùng ngồi ăn
với bạn.
|